Những ai thường dễ bị sưng lâu sau nâng mũi?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Vì bản chất là một ca phẫu thuật nên không thể tránh khỏi tình trạng sưng tấy hậu phẫu. Vậy các bạn có biết những trường hợp nào dễ bị sưng lâu sau khi nâng mũi?
Sau khi nâng mũi thông thường bệnh nhân sẽ chỉ bị sưng vài ngày và sau khoảng từ 7 đến 10 ngày thì sẽ giảm sưng đáng kể. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị sưng lâu hơn sau khi nâng mũi bao gồm:
- Những bệnh nhân có cơ địa da quá dày, lỗ chân lông to, da nhiều dầu nhờn
- Những trường hợp phải thực hiện quy trình nâng mũi phức tạp thì vết sưng cũng lâu lành hơn.
- Những trường hợp không quan tâm, tuân thủ theo hướng dẫn hậu phẫu của bác sĩ, không áp dụng các phương pháp giúp nhanh giảm sưng cũng sẽ khiến tình trạng sưng tấy lâu hết.
- Những trường hợp đi lại nhiều, hay vận động mạnh, đụng chạm mạnh vào vùng mũi hoặc làm việc nặng trong tuần đầu sau nâng mũi đều khiến sưng tấy lâu giảm
Tình trạng sưng tấy phù nề quá nhiều và quá lâu như thế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi dáng mũi, mũi sẽ rất lâu mới có thể gom vào dáng tự nhiên. Do đó, nếu gặp tình trạng này, bệnh nhân cần đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ khắc phục.
Để đầy nhanh quá trình sưng tấy và lành thương, tốt nhất sau khi phẫu thuật bệnh nhân nên tích cực chườm lạnh, sau 4 -5 ngày thì chườm ấm. Ngoài ra, bên cạnh việc chăm sóc vết thương cẩn thận, tránh xa ánh nắng mặt trời, thì chế độ ăn uống sau phẫu thuật cũng là yếu tố hết sức quan trọng góp phần giúp quá trình hồi phục nhanh hơn rất nhiều.
Vậy ăn gì để lành thương nhanh nhất có thể sau nâng mũi?
- Khẩu phần ăn phải giàu vitamin, protein, sắt. Đầu tiên bệnh nhân nên ăn loãng, sau đó mới ăn đặc dần, thức ăn cần phải mềm và nên chia thành nhiều bữa trong ngày
- Thịt lợn, cá nước ngọt, trứng, đậu hà lan là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp vết khâu mau lành, đặc biệt chống tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Có thể ăn thịt gà, thịt vịt sau nâng mũi nhưng khuyến cáo với những người có cơ địa dị ứng với gia cầm không nên ăn vì có thể tái phát dị ứng khiến vết thương dễ mưng mủ, tạo sẹo.
- Rau, củ, quả và trái cây chín chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, kiwi, dứa, đu đủ, cà rốt… có tác dụng tăng sức đề kháng, chứa nhiều chất xơ giúp nuôi dưỡng làn da, mau liền vết thương.
- Tuyệt đối không uống bia, rượu hay sử dụng chất kích thích như nước có ga, cafe, tốt nhất nên kiêng trong 2 -3 tháng.
- Uống nhiều sữa, đặc biệt là sữa đậu nành và sữa tươi.
- Uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước, giúp vùng da sau điều trị mau lành và đẹp tự nhiên.
Vận động, ngủ đúng cách
Sau khi nâng mũi nên vận động nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vì thời gian này mũi chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương, lệch vẹo.
Có thể thập thể dục nhẹ nhàng sau khoảng 2 tuần, tránh chơi các môn thể thao mạnh trong 2 tháng đầu như cầu lông, nhảy dây, chạy bộ, bóng chuyền.
Trong 2-3 tuần đầu khi ngủ nên chú ý không nằm nghiêng quá nhiều về một bên, tốt nhất nên nằm thẳng hoặc trở mình đều hai bên.
Sau nâng mũi tùy tình trạng cơ địa, thể chất mỗi người mà có thể xảy ra một vài hiện tượng hậu phẫu.
Với đặc trưng mũi thấp tẹt của người Châu Á chúng ta mà phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Chiếc mũi cao, thon gọn và thanh tú hài hòa với khuôn mặt từ lâu vốn đã niềm mơ ước của rất nhiều người, giúp họ trở nên tự tin hơn không chỉ trong cuộc sống mà còn trong cả công việc.
Phẫu thuật nâng mũi đang là một trong những dịch vụ được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn để cải thiện cánh mũi của mình.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
- 4 trả lời
- 1893 lượt xem
Chào bác sĩ, sau nâng mũi, bệnh nhân thường phàn nàn hay không hài lòng về những vấn đề gì?
- 2 trả lời
- 16267 lượt xem
Sau nâng mũi bao lâu thì mũi sẽ hết sưng nề, bầm tím và vào phom đẹp?
- 1 trả lời
- 1431 lượt xem
Em đọc trên mạng thấy nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau, sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như silicone, gore-tex, sụn sườn,...vậy bác sĩ có thể giải thích sự khác nhau giữa các phương pháp này không ạ?