Chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng mất bao lâu mới bình thường trở lại?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Và cũng vì phổ biến như thế, số lượng ca nâng mũi nhiều như thế nên tỉ lệ bị lỗi và tai biến cũng khá lớn. Nếu chẳng may nâng mũi bị lỗi thì cần khắc phục như nào và phải bao lâu sau chỉnh sửa mới lành lại được?
Với trường hợp, lộ sụn mũi hoặc mỏng da đầu mũi
Đây là một lỗi rất thường gặp sau phẫu thuật nâng mũi, dấu hiệu nhận biết là người bệnh hoặc người khác khi nhìn vào có thể dễ dàng nhận thấy phần sụn silicon bị lộ ra ở đầu mũi và khi lắc sống mũi thì sẽ thấy sụn silicon lung lay, lúc lắc qua lại. Những trường hợp này là do đặt sụn mũi quá nông trên bề mặt da, không hề bám xuống mặt xương nên sụn silicon theo thời gian di động và tụt dần, làm căng da đầu mũi và bào mòn da đầu mũi. Vậy giải pháp là gì? Cần lấy ngay sụn nhân tạo ra, không nên trì hoãn vì càng theo thời gian da sẽ càng bị bào mòn và khả năng lủng da đầu mũi là rất cao. Sau khi lấy sụn ra cần chờ 2 tháng cho các mô bên trong hoàn toàn lành lặn, rồi dùng mỡ tự thân cấy vào vùng mũi để làm dày da vùng mũi trở lại, sau đó 2 tháng nữa chúng ta sẽ dùng phương pháp nâng mũi bằng sụn tự thân. Tức là dùng sụn tự thân để ghép và tạo hình chóp mũi trở lại. Tóm lại là sẽ cần 4 tháng mới khắc phục được biến chứng này và để mũi trở lại bình thường.
Với trường hợp, lồi sụn mũi ra ngoài
Nguyên nhân thường là do sụn silicon làm quá căng da đầu mũi hoặc trong những trường hợp mũi ngắn nhưng cố tình dùng sụn silicon để kéo dài đầu mũi. Đây là giai đoạn muộn của việc mỏng da đầu mũi. Với tình trạng này, không cần bàn cãi gì, bệnh nhân cần lấy sụn nhân tạo ra ngay, khâu vết lủng trở lại. Sau đó chờ 2 tháng dùng mỡ tự thân để tiêm vào làm dày da đầu mũi trở lại. Với những trường hợp nặng như thế này, có khi bệnh nhân cần tiêm mỡ từ 2-3 lần mới có thể làm da đầu mũi bình thường trở lại, và sau đó sẽ dùng phương pháp nâng mũi S line bằng sụn tự thân để tạo hình lại đầu mũi. Như vậy, tổng thời gian để khắc phục tình trạng này có thể mất từ 6 đến 8 tháng.
Với trường hợp, sẹo co rút đầu mũi và sụp trụ mũi
Đây cũng là một biến chứng rất phổ biến, thường là hậu quả của việc nâng mũi chỉnh sửa, viên nhiễm đầu mũi, sẹo co rút đầu mũi do đặt chất liệu nhân tạo vùng chóp mũi. Đây là một trong những hậu quả rất nặng nề và là một trong những tình trạng phải thực hiện kỹ thuật tái cấu trúc mũi khó nhất. Tình trạng này có thể coi là một biến dạng mũi mà bệnh nhân không thể sống chung cả đời được, ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố sức khỏe và thẩm mỹ. Vậy phải làm gì? Những bệnh nhân không may gặp phải trường hợp này thường là thiếu da đầu mũi trầm trọng, cả sụn trụ mũi và sụn vách mũi đều đã bị tiêu hết, sụn vành tai cũng đã được lấy để sử dụng cho các lần phẫu thuật trước và không còn nữa. Như vậy, để an toàn, bước thứ nhất cần dùng mỡ tự thân tiêm khoảng 3 -4 lần để làm giãn sẹo co rút và giãn da đầu mũi trở lại, bước 2, dùng sụn sườn để tạo hình chóp mũi và dùng vật liệu nhân tạo như Aloderm, Megaderm để tạo hình vùng da chóp mũi. Như vậy, thời gian để khắc phục biến chứng này thực sự khá dài, có thể mất đến 1 năm hoặc lâu hơn để có được chiếc mũi hoàn chỉnh trở lại.
Từ những vấn đề trên chúng ta có thể khẳng định rằng, việc chọn giải pháp ban đầu là cực kỳ quan trọng. Ngay từ đầu khi nâng mũi bệnh nhân cần xác định dành thời gian để tìm hiểu thật kỹ quy trình mình muốn làm, bác sĩ mình lựa chọn và cơ sở mình thực hiện để đảm bảo nâng mũi thành công ngay từ đầu, tránh gặp những biến chứng gây tốn tiền tốn thời gian và tổn hại tinh thần, sức khỏe về sau.
Nâng mũi được coi là một tiểu phẫu nhưng lại có khả năng làm thay đổi hoàn toàn gương mặt, khiến cho khuôn mặt trở nên sắc nét và sang hơn rất nhiều.
Dáng mũi không chỉ là kết quả của sự di truyền mà còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dáng mũi về sau.
Cùng với nâng mũi cấu trúc, người ta cũng còn áp dụng kỹ thuật nâng mũi bán cấu trúc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng bệnh nhân. Trong quy trình này, bác sĩ chỉ can thiệp chỉnh sửa một phần cấu trúc mũi.
- 3 trả lời
- 1383 lượt xem
1 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi và được đặt silicone hình chữ L. Nhưng vài ngày trước khi nhìn qua da mũi tôi lại có thể thấy rõ miếng ghép silicone bên dưới. Như thế thì có bình thường không? Tôi thực sự rất lo lắng. Nếu rút sụn này ra thì có thể thay thế cái gì đó luôn vào được không?
- 1 trả lời
- 4359 lượt xem
Mũi em đã nâng được 2 tháng , thoi gian đầu e có dùng tăm bông vệ sinh, đến nay e cam giac nó k sạch nên đã dùng ngón út để ngoáy vệ sinh mũi, xin hỏi bac sĩ lam vậy có ảnh hưởng đến dáng mũi không ạ, ( nếu mũi 2 tháng rồi mà ngoáy mũi có lam xê dịch không ạ)
- 1 trả lời
- 99 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi nâng mũi xong bao lâu thì có thể đi làm bình thường ạ.
- 2 trả lời
- 3381 lượt xem
Mũi em bị lệch bẩm sinh như ảnh ( mũi chưa từng sửa gì). Giờ em muốn nâng thường nhưng nghe nói nếu mũi bị lệch phải nâng cấu trúc. Không biết có phải không? Nhưng em không muốn nâng cấu trúc. Xin các bác sĩ tư vấn với ạ