Nâng mũi cấu trúc chỉnh sửa mũi thấp, tẹt
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn. Bởi thế, người Việt chúng ta đa phần đều có sống mũi thấp, tẹt và đầu mũi to bè.
Vậy mũi thấp, tẹt là mũi như nào?
Mũi thấp, tẹt là dáng mũi có sống và đầu mũi thấp, cánh mũi hơi bè ngang, lỗ mũi cũng rộng và bè. Nhìn chung tổng thể dáng mũi thường ngắn, bè, mất cân xứng, một số trường hợp đầu mũi có thể cũng bi hếch làm lộ rõ lỗ mũi.
Mũi thấp tẹt thường có xu hướng mang lại hình ảnh khuôn mặt phẳng, dẹt và rộng hơn. Do đó, mục tiêu chính của quy trình phẫu thuật khắc phục mũi thấp, tẹt là tăng thêm chiều cao cho sống và đầu mũi. Tuy nhiên một số trường hợp khi phẫu thuật lại đặt một miếng sụn nhân tạo kéo dài suốt từ gốc mũi đến đầu mũi để nhằm mục đích nâng cao, và theo thời gian miếng sụn này dần phát triển các biến chứng đáng tiếng như bóng đỏ da, hoặc co rút mũi.
Vì thế đối với những trường hợp mũi nguyên bản, tức là chưa từng can thiệp gì trước đó nhưng sống và đầu mũi thấp, cánh mũi bè rộng thì nâng mũi cấu trúc là lựa chọn tốt nhất. Đây chính là phương pháp hoàn hảo, cải thiện lại toàn bộ dáng mũi, có khả năng chỉnh sửa khuyết điểm từ sống mũi, đến đầu mũi, trụ mũi và cánh mũi để tạo dáng mũi cân đối, hài hòa với tổng thể gương mặt bệnh nhân. Tuy nhiên trong quy trình này sẽ chỉ sử dụng sụn nhân tạo cho phần sống mũi, còn lại phần đầu và cánh mũi sẽ tạo hình bằng sụn tự thân, để đảm bảo tránh tối đa biến chứng từ sụn nhân tạo. Trường hợp không muốn dùng sụn nhân tạo cho sống mũi thì có thể thay thế bằng sụn sườn tự thân.
Đối với những trường mũi đã phẫu thuật thì tuyệt đối không dùng sụn nhân tạo, mà chỉ dùng sụn tự thân. Và trước đó nếu đã dùng sụn nhân tạo đặt sống mũi hoặc đầu mũi thì bệnh nhân sẽ cần tháo bỏ hoàn toàn.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp nâng mũi cấu trúc là sử dụng kết hợp cả sụn nhân tạo cao cấp và sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể, qua đó hạn chế tối đa biến chứng, tạo dáng mũi đẹp tự nhiên và duy trì kết quả lâu dài. Đặc biệt, sau một thời gian khi mũi đã ổn định vào phom, bệnh nhân có thể thoải mái vặn lắc như mũi thật mà không hề làm ảnh hưởng đến cấu trúc, sự an toàn cũng như dáng mũi.
Quy trình nâng mũi cấu trúc chỉnh sửa mũi thấp, tẹt
Đánh giá bệnh nhân
Trước tiên bác sĩ cần đánh giá tình trạng mũi trong và mũi ngoài của bệnh nhân.
Đánh giá mũi ngoài: mũi thấp tẹt có thể có nhiều loại: sống mũi, đầu mũi thấp tẹt nhưng có độ dài phù hợp, phom mũi khá đẹp, cánh mũi không bị quá to bè; hoặc trường hợp sống mũi thấp, đầu mũi vừa thấp tẹt vừa bị hếch; hoặc trường hợp sống, đầu mũi hếch và cánh mũi to, bè, lỗ mũi rộng…Ngoài hình dáng mũi, bác sĩ cũng cần đánh giá thêm về dày mỏng hay độ đàn hồi da mũi của bệnh nhân. Tùy từng trường hợp mà sẽ có các kế hoạch chỉnh sửa khác nhau.
Đánh giá mũi trong: hay cụ thể là đánh giá chức năng của mũi. Sống mũi tẹt có rất nhiều trường hợp đi kèm với tình trạng khó thở hoặc ngủ ngáy, đó là dấu hiệu cho thấy đường thở bị hạn chế. Do đó bác sĩ cần kiểm tra, sờ nắn kỹ để xem có bị thiếu hụt thành phần xương hay sụn gì không, hay có bị lệch, vẹo vách ngăn hay không…Ngoài ra, đối với những trường hợp phẫu thuật chỉnh sửa lại mũi thấp, tẹt thì cần đánh giá tình trạng miếng độn cũ cũng như lượng mô xơ, sẹo xung quanh miếng độn.
Thu lấy và chạm khắc sụn: Với những trường hợp chỉnh sửa mũi thấp, tẹt nguyên bản, có thể nâng sống mũi bằng sụn nhân tạo thì chỉ cần lấy thu lấy sụn vách ngăn hoặc sụn tai để dùng cho phần đầu mũi.
Còn với những trường hợp phẫu thuật mũi thấp, tẹt lần 2, thì nên sử dụng toàn bộ bằng sụn tự thân. Nên dùng sụn sườn cho vùng sống mũi, sụn vách ngăn hoặc sụn tai cho vùng đầu mũi để tránh tối đa biến chứng.
Các loại sụn cần dùng sau khi thu lấy được sẽ được chạm khắc thành các miếng ghép cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Bóc tách da: Tùy từng tình trạng mũi của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chọn phương pháp mổ kín (đường rạch ở tiền đình mũi, phía trong lỗ mũi) hoặc mổ hở (đường rạch ở trụ mũi và rìa cánh mũi). Sau khi rạch da, bác sĩ sẽ bóc tách rộng phần da đầu mũi và sống mũi để kiểm tra các cấu trúc mũi bên dưới. Với trường hợp phẫu thuật lần 2, bác sĩ sẽ cẩn thận bóc tách, giải phóng toàn bộ bao xơ, mô sẹo xunng quanh túi độn.
Sau khi bóc tách da, bác sĩ có thể tiếp cận và kiểm tra kỹ khung xương, sụn mũi cũng như vách ngăn mũi. Nếu trường hợp nào có vấn đến về đường thở, khó thở, hay tắc nghẽn mũi thì bác sĩ sẽ két hợp điều chỉnh luôn.
Nâng sống mũi và đầu mũi: Sau khi kiểm tra và xử lý phần nền mũi, bác sĩ sẽ bắt đầu đặt miếng sụn nâng sống mũi vào, có thể là sụn nhân tạo như silicone, goretex… hoặc sụn tự thân như sụn sườn…. Sau đó dựa vào độ cao của sống mũi để tạo hình, nâng cao và kéo dài phần đầu mũi bằng các miếng ghép với sụn tai hoặc sụn vách ngăn. Nếu sau khi nâng đầu mũi, cánh mũi của bệnh nhân vẫn to, bè, lỗ mũi chưa được thon gọn như ý thì bác sĩ có thể thực hiện thêm các thao tác để thu gọn cánh mũi. Sau khi hoàn tất, bác sĩ tiến hành khâu đóng vết rạch, băng và nẹp mũi.
Nhìn chung các thao tác chỉnh sửa mũi thấp, tẹt có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, có bệnh nhân có thể chỉ đơn thuần nâng sống và đầu mũi, nhưng có những trường hợp cần đặt cả các miếng ghép mở rộng vách ngăn hay thanh chống trụ mũi để đảm bảo mũi sau chỉnh sửa được như mong muốn. Tuy nhiên mục đích cuối cùng đều là nâng cao sống và đầu mũi, tạo hình một chiếc mũi cân đối, hài hòa với các bộ phận khác trên khuôn mặt, cũng như đảm bảo toàn vẹn về mặt chức năng.
Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được cho uống kháng sinh, thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết mổ hàng ngày. Sau 5 đến 7 ngày có thể cắt chỉ vết khâu, tháo băng và nẹp bên ngoài.
- 4 trả lời
- 1682 lượt xem
Mũi của tôi là điển hình cho mũi châu Á với sống mũi rất thấp. Liệu có cách nào nâng nó lên cao hơn một chút để tôi có thể đeo kính theo đúng nghĩa kính nằm trên sống mũi chứ không phải nằm trên hai bên má như hiện tại không? Liệu nâng sống mũi mà không dùng sụn nhân tạo, thay vào đó chỉ dùng sụn tự thân có khắc phục được vấn đề này không? Nên dùng sụn sườn hay sụn tai? Đây là vấn đề duy nhất của tôi, tôi không cần làm thon gọn mũi, chỉ cần nâng cao sống mũi lên một chút.
- 5 trả lời
- 3522 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi của tôi rất thấp, tẹt. Tôi đã muốn nâng mũi từ lâu nhưng vẫn lo lắng không biết có nên hay không. Lý do chính còn chần chừ là vì tôi sợ phải hạn chế hoạt động sau khi làm, thậm chí có thể muốn xoa mũi cũng không được. Tôi cũng sợ sau khi làm mình sẽ không thích kết quả. Vậy liệu mũi sau khi làm có thể rút sụn và về lại như cũ không?
- 4 trả lời
- 2344 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi rất ghét chiếc mũi thấp cả sống và đầu mũi này của mình. Liệu có thể nâng mũi bằng cách tiêm filler không. Tôi muốn trông mũi thật tự nhiên. Chi phí tiêm filler ẽ là bao nhiêu. Nếu filler không hiệu quả thì phương pháp nào có thể mang lại chiếc mũi tự nhiên cho tôi?
- 4 trả lời
- 918 lượt xem
Chào bác sĩ, mắt tôi bị lồi, nhô cao hơn cả sống mũi hiện tại. Mũi tôi thấp đến mức tôi gần như không có chút sống mũi nào. Liệu có thể chèn sụn nhân tạo vào để nâng sống mũi lên 8 – 10mm không. Như vậy nó có làm căng da mũi quá mức không?
- 2 trả lời
- 1105 lượt xem
Chào bác sĩ, suốt nhiều năm qua tôi rất không hài lòng với chiếc mũi của mình. Tôi nghĩ da mũi tôi quá dày, đầu mũi thì to, bè và hếch lên. Liệu nâng mũi có khắc phục được các vấn đề này không? Nếu có thì tôi cần thực hiện những thao tác gì? Tôi chỉ muốn mũi trông hài hòa hơn một chút và phải thật tự nhiên. Hiện tại tôi thấy mũi mình dường như nổi bật nhất khuôn mặt.
- 3 trả lời
- 3114 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi của tôi rất thấp, tôi muốn nâng mũi nhưng cũng muốn hai mắt mình to hơn nữa. Liệu làm mũi có vừa giúp nâng mũi vừa giúp mắt to hơn không? Hay là tôi chỉ nên mở góc mắt trong. Hai mắt của tôi hiện tại quá xa nhau.
- 3 trả lời
- 558 lượt xem
Chào bác sĩ, ngay từ khi còn nhỏ tôi đã không thích dáng mũi của mình, trông nó quá rộng và tẹt, cả sống và đầu mũi đều thấp, tẹt. Tôi muốn nâng mũi nhưng không muốn dùng vật liệu nhân tạo. Nếu thế thì chi phí nâng mũi của tôi sẽ vào khoảng bao nhiêu?
- 3 trả lời
- 1426 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đang có ý định nâng phần gốc mũi. Phần sống mũi thì chiều cao ổn nhưng gốc mũi hơi thấp. Tôi không muốn nâng bằng sụn sườn vì thấy quy trình này quá xâm lấn, vị bác sĩ mà tôi tin tưởng lại không nâng bằng sụn tai vì ông ấy nói nó có xu hướng bị tái hấp thụ khiến mũi không thẳng đều sau nhiều năm. Vì thế tôi quyết định chọn giữa silicone và chất làm đầy. Tôi nên chọn loại nào?
- 2 trả lời
- 3098 lượt xem
Mũi em hơi thấp phần sống mũi , và mũi hơi ngắn ,da mũi mỏng thì em nên nâng kiểu gì ạ. Em đọc trên mạng thấy nhiều chị gặp biến chứng phải tháo mũi, nên muốn tìm hiểu kỹ. Em muốn nâng 1 lần và giữ được lâu bền ấy ạ.
Cùng với nâng mũi cấu trúc, người ta cũng còn áp dụng kỹ thuật nâng mũi bán cấu trúc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng bệnh nhân. Trong quy trình này, bác sĩ chỉ can thiệp chỉnh sửa một phần cấu trúc mũi.
Ngày nay, mong muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp tự nhiên của chị em đã không còn quá xa vời với sự ra đời của rất nhiều phương pháp, công nghệ nâng mũi tiên tiến.
Với đặc trưng mũi thấp tẹt của người Châu Á chúng ta mà phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Cùng với sự phát triển không ngừng của y học, sau nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm chỉnh sửa ca bệnh thực tế, các chuyên gia thẩm mỹ đã ra mắt công nghệ nâng mũi cấu trúc 4D siêu âm.
Nâng mũi cấu trúc với nhiều ưu điểm vượt trội đã tạo nên những khác biệt ấn tượng và trở thành phương pháp thẩm mỹ làm đẹp được nhiều khách hàng đặc biệt ưa chuộng trong nhiều năm qua.
- 2 trả lời
- 2638 lượt xem
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 8323 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 3346 lượt xem
Mũi em bị lệch bẩm sinh như ảnh ( mũi chưa từng sửa gì). Giờ em muốn nâng thường nhưng nghe nói nếu mũi bị lệch phải nâng cấu trúc. Không biết có phải không? Nhưng em không muốn nâng cấu trúc. Xin các bác sĩ tư vấn với ạ
- 2 trả lời
- 5019 lượt xem
Cho em hỏi là em nâng mũi cấu trúc được 4 tuần rồi, em đã ăn hải sản được chưa ạ? Em muốn hỏi thêm là tại sao phải kiêng ăn một số thứ thế ạ, có phải sợ nó gây sẹo lồi phải không ạ?
- 1 trả lời
- 2444 lượt xem
Các bác sĩ cho e hỏi là mũi e như này thì em tính cắt cánh và làm bán cấu trúc thì có ổn không hay phải làm cấu trúc mới cải thiện được ạ? Em chuẩn bị làm rồi mà còn phân vân quá.