Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
Chào bạn, sụn sườn là nguồn vật liệu tuyệt vời trong trường hợp cần thêm sụn để nâng mũi. Tuy nhiên có những lý do khiến nó thường không phải là lựa chọn đầu tiên cho các quy trình nâng mũi, nhất là nâng sống mũi, mà thường chỉ là lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân không có đủ sụn tự thân khác để nâng mũi như sụn tai hay sụn vách ngăn và cũng thường chỉ được dùng để nâng sống mũi trong các ca chỉnh sửa. Lý do là ngoài quá trình thu lấy phức tạp hơn, có nguy cơ để lại sẹo ở ngực và tràn khí màng phổi, thì sụn sườn còn có nguy cơ cong vênh. Đây được xem là biến chứng phổ biến nhất ở sụn sườn và tùy từng độ tuổi mà nguy cơ cong vênh lại khác nhau. Ngoài ra sụn sườn cũng có nguy cơ tái hấp thụ, teo đi theo thời gian nhất là khi được dùng để nâng sống mũi, mặc dù mức độ teo, co ngót thường không đáng kể. Sụn sườn cũng như các loại sụn tự thân khác, khi đưa vào khoang mũi nếu không được cơ thể tiếp tục nuôi dưỡng thì sụn sẽ không có đủ dưỡng chất, chính vì thế sẽ bị teo lại. Tình trạng này xảy ra chủ yếu là do tay nghề bác sĩ, xác định sử dụng loại sụn không phù hợp cho vị trí mũi của từng bệnh nhân hoặc thực hiện lấy sụn quá ít hoặc quá nhiều không phù hợp với kích thước mũi. Do đó tùy từng trường hợp bệnh nhân và tùy từng vị trí sử dụng mà sụn sườn có thể bị co ngót ở mức độ nào đó sau nâng mũi.
Hiện nay vật liệu sụn sườn sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là vật liệu tốt nhất, lý tưởng nhất mà không có vật liệu nào có thể thay thế được. Tuy nhiên nhiều bạn thắc mắc và lo lắng là sụn sườn có bị teo đi hay không, theo thời gian chiếc mũi có bị thay đổi hay không.
Câu trả lời là sụn sườn sẽ không bị teo đi nếu như được cấy ghép vào vùng có sự nuôi dưỡng tốt, vùng có các mô dày.
Sụn sườn nếu như được đặt vào vùng sống mũi thì sẽ bị teo đi một phần, bởi vì vùng sống mũi hệ thống mạch máu ít và mô da rất mỏng. Vì thế nếu đặt sụn sườn vào vùng này thì kết quả sẽ tạo ra một chiếc mũi không ổn định về sau.
Khi sụn sườn được đặt tạo hình ở vùng đầu mũi và trụ mũi kết hợp với sụn tai, do vùng đầu mũi nuôi dưỡng tốt, hệ thống mạch máu và mô phong phú nên sụn sườn hoàn toàn không bị teo đi.
Vì vậy trong phẫu thuật mũi cấu trúc sử dụng vật liệu sụn sườn, vẫn cần thêm vật liệu nhân tạo, điển hình là silicone để tạo hình vùng sống mũi. Điều này giúp tạo nên một chiếc mũi đẹp, bền vững không gây co ngót vùng sống mũi. Vùng đầu mũi không có silicone cũng tạo ra kết quả rất bền vững.
Túm lại sụn sườn được sử dụng để tạo hình đầu mũi và trụ mũi thì sẽ không bị teo, còn nếu sụn sườn đặt vào sống mũi thì nó sẽ bị teo đi một phần theo thời gian. Khi tôi tu nghiệp tại Hàn Quốc, các giáo sư Hàn quốc nói rằng khi sụn sườn được đặt vào vùng sống mũi, nó sẽ teo đi khoảng 10- 20%.
Chúc các bạn có một chiếc mũi đẹp.
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7357 lượt xem
Nên dùng sụn sườn của chính mình hay sụn sườn hiến tặng để nâng mũi?
Mặc dù không phải từ chính cơ thể mình nhưng sụn sườn hiến tặng vẫn là lựa chọn tốt hơn so với silicone để nâng mũi phải không? Nhược điểm chính của sụn sườn hiến tặng khi nâng sống mũi là gì?
- 3 trả lời
- 2852 lượt xem
Nên dùng sụn tai hay sụn sườn để nâng mũi?
Chào bác sĩ tôi muốn nâng mũi thật tự nhiên nhưng không biết nên dùng sụn tai hay sụn sườn. Ưu và nhược điểm của hai loại này như nào và loại nào có thể tồn tại suốt đời? Ảnh cuối là ảnh mũi mong muốn của tôi.
- 4 trả lời
- 3567 lượt xem
Trường hợp của tôi nên dùng sụn sườn hay sụn nhân tạo?
Tôi đã tư vấn với hai bác sĩ. Một người thì yêu cầu tôi dùng sụn sườn của mình vì anh ấy nói sụn tự thân có nguy cơ thấp hơn so với sụn nhân tạo. Bác sĩ kia lại đề nghị tôi dùng cả sụn nhân tạo và sụn tai cho mũi, do sống mũi tôi phải cần miếng ghép dài, dày và thẳng thì mới vừa và sụn tai phù hợp cho việc kéo dài và tăng độ nhô đầu mũi. Điều tôi lo lắng là sụn sườn sẽ bị cong vênh theo thời gian, và sụn nhân tạo sẽ sớm bị nhiễm trùng.
- 3 trả lời
- 1259 lượt xem
Sụn sườn trong nâng mũi cấu trúc được lấy từ đâu?
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 2643 lượt xem
Hiện nay nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang được rất nhiều người quan tâm và ưa thích. Tuy nhiên cũng còn không ít người băn khoăn không biết sụn sườn có bị teo đi hay co ngót sau khi phẫu thuật hay không.
Sụn nhân tạo với ưu điểm là số lượng sẵn có, không cần phẫu thuật ở nơi khác để lấy như sụn tự thân, do đó mà nhiều người vẫn muốn tận dụng triệt để loại sụn này.
Nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân được coi là bước đột phá mới trong kỹ thuật nâng mũi bởi có thể khắc phục được hầu hết những hạn chế mà các phương pháp nâng mũi cũ thường gặp phải như mũi dễ bị lệch vẹo, lộ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi…
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang dần chiếm ưu thế được ưa chuộng hơn trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi với tiêu chí hướng đến kết quả bền lâu.
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.