Tìm hiểu kỹ về phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Có nhiều loại sụn được sử dụng trong nâng mũi như sụn sườn, sụn tai hay sụn vách ngăn, trong số đó, nhiều chị em vẫn còn thắc mắc về sụn sườn, vậy liệu có nên nâng mũi bằng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc sụn sườn hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bài viết dưới đây nhé.
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn là gì?
Đây là một trong những kỹ thuật tạo hình mũi hiện đại, an toàn và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Trong đó, bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo, chiếm khoảng 2/3 chiều dài mũi kết hợp sụn sườn được lấy ở vị trí sụn số 6 -7 -8 ở bên ngực phải của chính bệnh nhân, tùy vào từng trường hợp, để nâng sống mũi, tái tạo lại cấu trúc mũi, mang đến một chiếc mũi đẹp tự nhiên. Mặc dù kỹ thuật thực hiện có khó và phức tạp hơn nhưng về cơ bản cũng giống như các phương pháp nâng mũi bằng sụn tai hay sụn vách ngăn, chỉ khác nhau ở khu vực lấy sụn.
Kỹ thuật thực hiện
Trước khi tiến hành bác sĩ sẽ gây mê để đảm bảo khách hàng cảm thấy hoàn toàn thoải mái, không đau đớn hay khó chịu trong suốt quá trình phẫu thuật.
Phương pháp nâng mũi sụn sườn này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, đặc biệt là ở công đoạn lấy sụn sườn. Thông thường, sụn sườn sẽ được lấy từ cuối xương sườn, vị trí này có nguồn sụn dồi dào cũng như khả năng tái tạo sụn nhanh chóng hơn cả. Theo đó, qua về rạch nhỏ ở vùng mạng sườn phải, bác sĩ sẽ bóc tách qua mô mềm và cơ để lộ màng sụn. Màng sụn được cắt dạng hình chữ H và được tách rời khỏi sụn. Màng sụn sẽ được giữ lại chỉ lấy phần sụn. Bác sĩ sẽ cắt một phần sụn sườn có chiều dài khoảng 2-3 cm bằng dao rồi khâu đóng vết rạch bằng chỉ khâu thẩm mỹ. Tiếp đến tiến hành xử lý sụn, chẻ nhỏ thành nhiều phần để tạo hình trụ mũi và đầu mũi.
Phần thân (sống mũi) và gốc mũi vẫn sử dụng sụn nhân tạo và tạo dáng mũi mềm mại như mong muốn. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ tiến hành thu nhỏ cánh mũi và tạo hình lỗ mũi kín nhằm tạo dáng mũi hài hòa hơn.
Với những trường hợp có da mũi quá mỏng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định ghép thêm sụn cân dưới da cho mũi nhằm bảo vệ tối đa đầu mũi, giảm thiểu nguy cơ đầu mũi bị bóng đỏ về sau. Cuối cùng là khâu toàn bộ vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ và nẹp cố định để giữ dáng mũi.
Những đối tượng phù hợp với nâng mũi bọc sụn sườn tự thân?
Tất cả mọi người đều có thể tham khảo thực hiện kỹ thuật này, như những người có cánh mũi rộng; sống mũi thấp, cong; mũi gồ, mũi hếch, ngắn…Những người chưa từng nâng mũi hay những người đã từng phẫu thuật nâng mũi và đã lấy sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn vách ngăn quá yếu. Hoặc những trường hợp đã can thiệp chỉnh sửa mũi nhiều lần gây co rút mà sụn vách ngăn không đủ khoẻ thì nên ưu tiên dùng sụn sườn để tạo lại trụ mũi và đầu mũi để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất.
Ưu điểm vượt trội của kỹ thuật nâng mũi sụn sườn
Sụn sườn có độ chắc khỏe và dễ tạo hình nên thường được lấy làm phần trụ mũi nhằm duy trì hiệu quả dáng mũi bền vững. Đồng thời, loại sụn này sau một thời gian sẽ bám chắc vào vị trí xương mũi, tạo thành một khối vững chắc nên sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nào như lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi, mũi vẹo, lệch thường gặp.
Vì thế, với phương pháp dùng sụn tự thân này, bệnh nhân có thể hạn chế thấp nhất tình trạng đào thải vật liệu hay dị ứng; có khả năng kéo dài đầu mũi tối đa, có độ bền cao, cứng cáp, không dễ bị xê dịch, vẹo; dáng mũi đẹp mềm mại tự nhiên; an toàn tuyệt đối và duy trì kết quả lâu dài.
Với những lợi ích và ưu điểm vượt trội, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện phương pháp này. Điều quan trọng nhất là phải tìm cho mình một bác sĩ có tay nghề cao và cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ uy tín để đảm bảo mang lại kết quả bền, đẹp, tự nhiên như mong muốn.
Ngày nay, mong muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp tự nhiên của chị em đã không còn quá xa vời với sự ra đời của rất nhiều phương pháp, công nghệ nâng mũi tiên tiến.
Có thể nói nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay bởi mũi là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét hài hòa, cân đối cho khuôn mặt.
Nâng mũi cấu trúc với nhiều ưu điểm vượt trội đã tạo nên những khác biệt ấn tượng và trở thành phương pháp thẩm mỹ làm đẹp được nhiều khách hàng đặc biệt ưa chuộng trong nhiều năm qua.
Phần đầu mũi được coi là bộ phận khó xử lý nhất trong phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt với những bệnh nhân bị mũi ngắn, hếch.
Một gương mặt thanh tú hài hòa không thể thiếu đi chiếc mũi cao thẳng và thon gọn. Tuy vậy, không phải ai cũng may mắn sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên ngay từ khi mới sinh ra.
- 2 trả lời
- 2638 lượt xem
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 8323 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 1 trả lời
- 1420 lượt xem
Em đọc trên mạng thấy nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau, sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như silicone, gore-tex, sụn sườn,...vậy bác sĩ có thể giải thích sự khác nhau giữa các phương pháp này không ạ?
- 2 trả lời
- 3345 lượt xem
Mũi em bị lệch bẩm sinh như ảnh ( mũi chưa từng sửa gì). Giờ em muốn nâng thường nhưng nghe nói nếu mũi bị lệch phải nâng cấu trúc. Không biết có phải không? Nhưng em không muốn nâng cấu trúc. Xin các bác sĩ tư vấn với ạ
- 2 trả lời
- 5018 lượt xem
Cho em hỏi là em nâng mũi cấu trúc được 4 tuần rồi, em đã ăn hải sản được chưa ạ? Em muốn hỏi thêm là tại sao phải kiêng ăn một số thứ thế ạ, có phải sợ nó gây sẹo lồi phải không ạ?