Nâng mũi cấu trúc – giải pháp hoàn hảo cho mũi lệch vách ngăn
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Rất nhiều người mắc phải các khuyết điểm như mũi ngắn, hếch hay mũi lệch vẹo. Trong đó không chỉ lệch sóng đơn thuần mà còn lệch vách ngăn. Vậy với trường hợp mũi lệch vách ngăn bẩm sinh khi nâng mũi chúng ta phải làm gì?
Nguyên nhân và các dạng lệch vách ngăn
Lệch vách ngăn có thể do bẩm sinh hoặc tai nạn. Mặc dù nguyên nhân có thể khác nhau nhưng tình trạng này đều là những dị tật khá nghiêm trọng khiến bệnh nhân gặp khó khăn về hô hấp như nghẹt mũi, đau đầu, khó thở hay hạn chế về khả năng khứu giác …cũng như mất thẩm mỹ dáng mũi.
Tùy vào mức độ lệch mà tình trạng có thể biểu hiện rõ hoặc không rõ trên hình thái mũi. Thông thường có 3 dạng lệch vách ngăn mũi bao gồm:
- Vách ngăn mũi lệch hình chữ C
- Vách ngăn mũi lệch hình chữ S
- Vách ngăn mũi lệch sang bên trái hoặc bên phải
Theo đó dựa trên mức độ tổn thương vách ngăn mà bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật chỉnh sửa cho phù hợp. Tỉ lệ phẫu thuật thành công sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng mũi cũng như tay nghề, chuyên môn của bác sĩ.
Chỉnh vách ngăn mũi kết hợp với nâng mũi thẩm mỹ sẽ giúp tạo dáng mũi cao thẳng, đẹp tự nhiên và hài hòa hơn với gương mặt. Bác sĩ sẽ kết hợp thực hiện song song giữa các kỹ thuật chỉnh hình vách ngăn và tái lập dáng mũi để mang lại kết quả hoàn hảo nhất.
Đây là kỹ thuật khó và phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, vì thế bệnh nhân khi muốn chỉnh sửa tình trạng lệch vách ngăn của mình, dù nặng hay nhẹ cũng nên lựa chọn những địa chỉ chuyên sâu về nâng mũi để đạt được kết quả tốt nhất.
(Đọc thêm: Phẫu thuật chỉnh sửa và tạo hình mũi lệch, vẹo)
Cách khắc phục mũi lệch vách ngăn
Các phương pháp nâng mũi cũ chỉ tiến hành đặt sụn nhân tạo dọc sống mũi để nâng cao sống mũi, nhưng lại không thể kéo dài đầu mũi, do đó sẽ không giải quyết được tình trạng vẹo vách ngăn vì không can thiệp gì đến phần vách ngăn, trụ mũi và đầu mũi.
Do đó, sự ra đời của kỹ thuật nâng mũi cấu trúc chính là giải pháp hoàn hảo cho mũi lệch vách ngăn và xóa tan nỗi ám ảnh mũi xấu. Theo đó, bác sĩ sẽ rạch để mở mũi, sau khi bộc lộ toàn bộ vách ngăn, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh sửa phần vách ngăn bị vẹo sao cho thẳng, đồng thời dựng trụ, tạo hình lại đầu mũi, cánh mũi và đặt sụn nhân tạo cao cấp (hoặc sụn sườn tự thân) ở sống mũi và bao bọc phần đầu mũi bằng sụn tai của chính bệnh nhân. Với phương pháp này, bác sĩ có thể xác định và tiếp cận chính xác từng khuyết điểm bên trong mũi, từ đó xử lý triệt để và chính xác nhất, mang lại dáng mũi đẹp hết lệch, vẹo, và duy trì vĩnh viễn.
Chỉnh sửa mũi lệch vách ngăn bằng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc không chỉ khắc phục được khuyết điểm mũi lệch vẹo mà còn tạo được dáng mũi cân đối hài hòa với từng gương mặt. Do đó, không phải với bệnh nhân nào bác sĩ cũng chỉ thực hiện một kỹ thuật, một dáng mũi mà tùy từng tình trạng giải phẫu và nét mặt từng người bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch phù hợp nhất. Dáng mũi sẽ được thiết kế dựa trên mong muốn của người nâng - kết hợp hoàn hảo với góc nhìn y khoa, thẩm mỹ.
Sụn vách ngăn có thể nói là một loại sụn khá “đa năng” trong số các loại sụn tự thân được sử dụng trong nâng mũi.
Nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân được coi là bước đột phá mới trong kỹ thuật nâng mũi bởi có thể khắc phục được hầu hết những hạn chế mà các phương pháp nâng mũi cũ thường gặp phải như mũi dễ bị lệch vẹo, lộ sống mũi, bóng đỏ đầu mũi…
Những năm gần đây nâng mũi thẩm mỹ đang nổi lên và được khách hàng vô cùng ưa chuộng.
Phần đầu mũi được coi là bộ phận khó xử lý nhất trong phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt với những bệnh nhân bị mũi ngắn, hếch.
Mũi ngắn là dáng mũi khá phổ biến ở người Châu Á, với chiều dài mũi không cân xứng với các đặc điểm khác trên khuôn mặt.
- 0 trả lời
- 723 lượt xem
Chào bác sĩ ạ, mũi em hiện tại nâng là mũi cấu trúc, hiện trạng mũi em bình thường nhưng em muốn rút sụn và không có ý định nâng lại nữa! Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc cho em về việc nâng mũi cấu trúc, sau khi rút sụn silicone và vách ngăn nhân tạo sẽ ntn, mũi em nâng cao sóng mũi bằng sụn silicone bọc sụn tai, trụ mũi được dựng lại bằng vách ngăn tự thân và vách ngăn nhân tạo, em có tìm hiểu nếu sau khi rút sụn silicone ở sóng và đầu mũi sẽ hạn chế tình trạng co rút, nhưng điều em lo lắng là vách ngăn nhân tạo rút ra thì trụ mũi sẽ ntn thưa bác sĩ, liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có làm trụ mũi sụp không? hay trụ mũi sẽ chỉ trở lại như lúc chưa dựng cao ạ? Và liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có khả năng trụ mũi bị co rút không ạ? Và có phương pháp gì để hạn chế điều đó ạ
- 0 trả lời
- 606 lượt xem
Chào bác sĩ ạ, mũi em hiện tại nâng là mũi cấu trúc, hiện trạng mũi em bình thường nhưng em muốn rút sụn và không có ý định nâng lại nữa! Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc cho em về việc nâng mũi cấu trúc, sau khi rút sụn silicone và vách ngăn nhân tạo sẽ ntn, mũi em nâng cao sóng mũi bằng sụn silicone bọc sụn tai, trụ mũi được dựng lại bằng vách ngăn tự thân và vách ngăn nhân tạo, em có tìm hiểu nếu sau khi rút sụn silicone và đặt trung bì ở sóng và đầu mũi sẽ hạn chế tình trạng co rút, nhưng điều em lo lắng là vách ngăn nhân tạo rút ra thì trụ mũi sẽ ntn thưa bác sĩ, liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có làm trụ mũi sụp không? hay trụ mũi sẽ chỉ trở lại như lúc chưa dựng cao ạ? Và liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có khả năng trụ mũi bị co rút không ạ? Và có phương pháp gì để hạn chế điều đó ạ
- 2 trả lời
- 3355 lượt xem
Mũi em bị lệch bẩm sinh như ảnh ( mũi chưa từng sửa gì). Giờ em muốn nâng thường nhưng nghe nói nếu mũi bị lệch phải nâng cấu trúc. Không biết có phải không? Nhưng em không muốn nâng cấu trúc. Xin các bác sĩ tư vấn với ạ
- 2 trả lời
- 1543 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi tôi thấp và hơi rộng, đầu mũi cũng khá to. Tôi có thể nâng mũi để có được chiếc mũi như cô gái trong ảnh mà chỉ dùng sụn tai và sụn vách ngăn không? Tôi muốn sống mũi cao hơn và mỏng hơn một chút, phần đầu mũi thì thon gọn hơn giống như cô gái trong ảnh. Liệu mong muốn như thế có thực tế không?
- 2 trả lời
- 3138 lượt xem
Chào bác sĩ, khoảng 10 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi với sụn vách ngăn để làm cho đầu mũi cao hơn, nhưng tôi thực sự không thích mũi hiện tại, có vẻ nó quá cao so với tôi. Sụn vách ngăn có tồn tại vĩnh viễn không? Có cách nào để thu giảm sụn cho mũi thấp xuống không? Hoặc tôi có thể rút nó ra không, liệu mũi tôi có trở lại như trước không? Tôi có cần cắt cánh mũi không, tôi sợ sẽ để lại sẹo sau thủ thuật này.