Sụn sườn trong nâng mũi cấu trúc được lấy từ đâu?
Sụn sườn tự thân của chính bệnh nhân thường được lấy ở vị trí sụn của xương sườn sườn số 6, 7, 8 bên ngực phải, tùy vào tình trạng mỗi bệnh nhân và đặc điểm mỗi ca phẫu thuật, tuy nhiên thường hạn chế lấy ở bên ngực trái vì gần cấu trúc Tim. Trong số sụn sườn số 6,7,8 thường được lấy thì thành phần sụn của xương sườn số 7 là có đường viền tốt nhất.
Vị trí đường rạch lấy sụn sườn sẽ nằm ở nếp gấp dưới vú (nếp chân vú), vì đây là vị trí dấu sẹo hoàn hảo nhất sau này. Độ dài đường rạch chỉ khoảng 1,5cm đến 3cm tùy vào khối lượng sụn cần lấy. Quá trình lấy sụn sườn sẽ đòi hỏi bác sĩ cần hết sức cẩn thận, đảm bảo vị trí lấy sụn không bị tổn hại và tránh xâm phạm vào màng phổi.
Ngoài sụn sườn tự thân thì bệnh nhân cũng có thể chọn sụn sườn hiến tặng – là loại đã được đã chiếu xạ để đảm bảo không có bất kỳ loại bệnh truyền nhiễm nào. Ưu điểm là quy trình phẫu thuật nhanh hơn và bệnh nhân sẽ không cần rạch lấy sụn. Tuy nhiên, sụn sườn hiến tặng chỉ là một cái “khung”, tất cả các tế bào sụn (sụn bào) đều đã chết. Do đó hạn chế lớn nhất là nguy cơ tái hấp thụ hoàn toàn không thể dự đoán trước được, có thể chỉ bị hấp thụ ít nhưng cũng có thể bị hấp thụ nhiều. Vì vậy sụn sườn tự thân vẫn là loại được ưu tiên lựa chọn đầu tiên.
Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc sử dụng sụn sườn là phương pháp làm tốt nhất, bền vững nhất và an toàn nhất. Nhiều bạn hỏi bác sĩ là sụn sườn được lấy từ đâu và có an toàn không.
Hiện nay có 2 nguồn sụn sườn: một là sụn sườn của chính bạn, thường được lấy ở vùng sườn phải, sụn sườn số 6 hoặc số 7. Để lấy được sụn sườn, bệnh nhân cần trải qua cuộc phẫu thuật gây mê tại bệnh viện. Thời gian phẫu thuật mũi cấu trúc sụn sườn kéo dài khoảng 2-3 tiếng tùy vào độ khó của chiếc mũi.
Nguồn sụn sườn thứ hai là sụn sườn hiến tặng. Các hãng y khoa đã xử lý hết các vấn đề miễn dịch trong sụn hiến tặng và sau đó bán lại cho các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Ưu điểm của nguồn sụn sườn này là thời gian phẫu thuật mũi sẽ giảm xuống vì bác sĩ không cần phẫu thuật lấy sụn sườn của bạn. Ưu điểm thứ hai là phẫu thuật này không bắt buộc phải gây mê, mà có thể là phẫu thuật tiền mê hoặc chỉ cần gây tê. Thứ ba là bạn sẽ tránh được sẹo nhỏ ở vùng ngực.
Tuy nhiên về độ tốt giữa 2 nguồn sụn sườn, thì ưu tiên số 1 là sụn sườn của chính bạn, vì nó là của cơ thể bạn nên tương thích sinh học và không có nguy cơ gây dị ứng, đào thải.
Sụn sườn hiến tặng thường chỉ áp dụng cho những ca mũi khó, những bệnh nhân sợ cuộc phẫu thuật gây mê. Nói chung đây là giải pháp thứ hai, không phải là lựa chọn tốt nhất so với nguồn sụn sườn tự thân.
Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 8356 lượt xem
Mô da nhân tạo Megaderm trong nâng mũi là gì?
Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?
- 2 trả lời
- 3250 lượt xem
Trong mũi lồi ra 1 cục nhỏ sau nâng mũi
Cho em hỏi là sau nâng mũi trong mũi em có lồi ra 1 cục nhỏ. Em sợ sụn giả lồi rồi đâm thủng niêm mạc mũi chui ra (giống như trong ảnh ạ). Như thế có phải là biến chứng không ạ?
- 3 trả lời
- 47388 lượt xem
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7391 lượt xem
Nâng mũi bằng silicone siêu mềm thì có nguy cơ lòi sụn hay biến chứng trong tương lai không?
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?
- 4 trả lời
- 3571 lượt xem
Nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang dần chiếm ưu thế được ưa chuộng hơn trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi với tiêu chí hướng đến kết quả bền lâu.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Hiện nay nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang được rất nhiều người quan tâm và ưa thích. Tuy nhiên cũng còn không ít người băn khoăn không biết sụn sườn có bị teo đi hay co ngót sau khi phẫu thuật hay không.
Có bao giờ bạn thắc mắc các bác sĩ thẩm mỹ thường mổ đường nào để thực hiện một quy trình nâng mũi không?
Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.