Sụn Sườn – Vật Liệu “Vàng” Trong Nâng Mũi
Trong đó, sụn sườn được coi là vật liệu “vàng” tạo nên dáng mũi đẹp toàn diện. Đặc biệt đối với những trường hợp khách hàng đã từng thẩm mỹ mũi hỏng, da đầu mũi quá mỏng, trụ mũi bị lệch vẹo, không còn đủ sụn tai hay sụn vách ngăn thì sụn sườn chính là giải pháp thay thế hoàn hảo.
Sụn sườn được lấy từ đâu?
Trên cơ thể người chúng ta có tổng cộng 12 đôi xương sườn tạo thành bộ khung bao bọc các cấu trúc bên trong lồng ngực như Tim, Phổi. Các xương sườn kết nối với xương ức bởi một phần sụn, chính là sụn sườn. Sụn sườn có đặc tính khác nhau ở mỗi xương, khác nhau ở mỗi người và mỗi độ tuổi. Do đó không phải ai cũng có thể nâng mũi bằng loại sụn tự thân này được. Ở các bệnh nhân trẻ tuổi miếng ghép bằng sụn sườn sẽ có nguy cơ cong vênh cao hơn, các bệnh nhân lớn tuổi hơn - ở độ tuổi từ 30 đến 50 thường có nguy cơ sụn sườn cong vênh thấp hơn, vì vậy bác sĩ cần cân nhắc kỹ về yếu tố độ tuổi khi sử dụng sụn sườn.
Thông thường, trong các quy trình nâng mũi cấu trúc sụn sườn, bác sĩ thường rạch để lấy sụn sườn ở vị trí xương sườn số 6, 7, 8 bên ngực phải, tùy vào tình trạng mỗi bệnh nhân và đặc điểm mỗi ca phẫu thuật, tuy nhiên thường hạn chế lấy ở bên ngực trái vì gần cấu trúc Tim.
Vị trí rạch mổ để lấy sụn sẽ nằm ở nếp gấp dưới vú (nếp chân vú) vì đây là vị trí dấu sẹo hoàn hảo nhất sau này. Độ dài đường rạch sẽ từ khoảng 1,5cm tới 3cm tuỳ theo khối lượng sụn sườn cần được lấy ra. Sụn sườn sẽ được lấy với các kích thước phù hợp để làm những mảnh ghép như đã định, thường thì từ 3 đến 4 cm. Quá trình lấy sụn sườn cần hết sức cẩn thận, đảm bảo vị trí lấy sụn không bị tổn hại và tránh xâm phạm vào màng phổi. Vết rạch lấy sụn sườn khá nhỏ và thường được khâu thẩm mỹ tỉ mỉ nên chỉ sau khoảng 6 tháng phẫu thuật là sẹo sẽ hoàn toàn mờ đi.
Ưu điểm vượt trội của sụn sườn
Sụn sườn là nguồn sụn dồi dào nhất trên cơ thể, hầu như không tiêu và có độ chắc khỏe, dễ tạo hình nên giúp kết quả nâng mũi thẩm mỹ duy trì ổn định, bền vững và lâu dài. Ngoài ra, bản chất là một vật liệu tự thân nên sụn sườn có độ tương thích hoàn toàn với cơ thể bệnh nhân, không gây biến chứng, dị ứng, an toàn tuyệt đối.
Bên cạnh đó, sụn sườn có thể dùng làm mảnh ghép để tạo hình cho cả phần sống mũi, đầu mũi và trụ mũi. Sau một khoảng thời gian nhất định, sụn sườn sẽ bám dính vào các tổ chức xung quanh như xương mũi, ổn định và không bị xê dịch hay lệch. Bệnh nhân có thể dùng tay di chuyển, “đánh võng” đầu mũi mà không hề lo bị vẹo mũi.
Một ưu điểm vượt bậc nữa trong nâng mũi sử dụng sụn sườn đó là Ít gây chảy máu trong vách mũi vì bác sĩ không cần lấy sụn vách ngăn trong khoang mũi. Điều này giúp quá trình hồi phục mũi nhanh chóng hơn, đồng thời giảm đáng kể biến chứng sau phẫu thuật.
Loại sụn này cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân không muốn dùng sụn nhân tạo nhưng lại bị cạn kiệt nguồn sụn tai hoặc sụn vách ngăn
Như vậy, với việc sử dụng sụn sườn, không chỉ bệnh nhân mới mà cả những bệnh nhân đã qua nhiều lần chỉnh sửa nâng mũi, cạn kiệt nguồn sụn tai hoặc sụn vách ngăn đều có thể tự tin chỉnh hình dáng mũi mới bằng nguồn sụn dồi dào với nhiều ưu điểm vượt trội.
- 1 trả lời
- 1987 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi luôn thắc mắc không biết sụn sườn có tồn tại vĩnh viễn trong mũi không? Liệu nhiều năm sau nó có bị teo ngót đi không. Bác sĩ đặt silicone và sụn sườn để nâng mũi cho tôi. Liệu như vậy có đảm bảo về lâu dài không? Tôi rất lo lắng.
- 4 trả lời
- 900 lượt xem
Chào bác sĩ, nếu cần loại bỏ sụn nâng mũi do biến chứng hoặc bất kỳ lý do nào đó thì silicone hay sụn sườn nâng sống mũi sẽ loại bỏ dễ hơn?
- 6 trả lời
- 1252 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi là nam giới, Châu Á với da dày và sống mũi rất thấp. Tôi đã tham khảo ý kiến vài bác sĩ, tất cả họ đều khuyên nên thu lấy sụn sườn để nâng mũi, nhưng một số khuyên dùng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) và một số khuyên dùng miếng rụn rắn. Mục tiêu của tôi là nâng mũi cao hơn và tự nhiên, không cần quá cao nhưng phải có nét. Vậy khác biệt giữa hai loại sụn nghiền nát và sụn rắn là gì?
- 4 trả lời
- 3592 lượt xem
Chào bác sĩ tôi muốn nâng mũi thật tự nhiên nhưng không biết nên dùng sụn tai hay sụn sườn. Ưu và nhược điểm của hai loại này như nào và loại nào có thể tồn tại suốt đời? Ảnh cuối là ảnh mũi mong muốn của tôi.
- 3 trả lời
- 2918 lượt xem
Mặc dù không phải từ chính cơ thể mình nhưng sụn sườn hiến tặng vẫn là lựa chọn tốt hơn so với silicone để nâng mũi phải không? Nhược điểm chính của sụn sườn hiến tặng khi nâng sống mũi là gì?
- 2 trả lời
- 2667 lượt xem
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 8366 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Hiện nay nâng mũi cấu trúc sụn sườn đang được rất nhiều người quan tâm và ưa thích. Tuy nhiên cũng còn không ít người băn khoăn không biết sụn sườn có bị teo đi hay co ngót sau khi phẫu thuật hay không.
Có bao giờ bạn thắc mắc các bác sĩ thẩm mỹ thường mổ đường nào để thực hiện một quy trình nâng mũi không?
Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.
Chóp mũi quá khổ khiến cho dáng mũi bất cân xứng trên khuôn mặt luôn là nỗi khổ tâm của biết bao cô gái.
- 2 trả lời
- 2667 lượt xem
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 8366 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 1 trả lời
- 1987 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi luôn thắc mắc không biết sụn sườn có tồn tại vĩnh viễn trong mũi không? Liệu nhiều năm sau nó có bị teo ngót đi không. Bác sĩ đặt silicone và sụn sườn để nâng mũi cho tôi. Liệu như vậy có đảm bảo về lâu dài không? Tôi rất lo lắng.
- 2 trả lời
- 3256 lượt xem
Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?
- 3 trả lời
- 47470 lượt xem
Cho em hỏi là sau nâng mũi trong mũi em có lồi ra 1 cục nhỏ. Em sợ sụn giả lồi rồi đâm thủng niêm mạc mũi chui ra (giống như trong ảnh ạ). Như thế có phải là biến chứng không ạ?