Khác biệt giữa việc sử dụng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) và miếng sụn rắn trong nâng sống mũi?
Các mảnh ghép từ sụn sườn mang lại hiệu quả rất tốt trong nâng mũi Châu Á do đó đã có khá nhiều kỹ thuật được áp dụng. Hầu hết mỗi bác sĩ đều có sở thích riêng của mình, người này thích dùng các miếng ghép sụn sườn rắn nhưng người kia lại muốn dùng loại nghiền nát bọc cân cơ (DCF). Dùng miếng ghép sụn sườn rắn có thể là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để nâng cao sống mũi thấp ở người Châu Á với đặc điểm da dày. Miếng ghép này sẽ được chạm khắc tỉ mỉ từ một đoạn sụn sườn được thu lấy từ vùng ngực. Sau đó được đặt vào sống mũi và cố định chắc chắn trong một khoang chứa bằng chỉ khâu. Từ quan điểm của bác sĩ phẫu thuật, tôi cho rằng đây là một kỹ thuật tốt vì miếng ghép này sẽ không thay đổi nhiều (tái hấp thu) theo thời gian, và nó hiếm khi bị dịch chuyển sau khi đã được đặt chắc chắn, và kết quả hoàn toàn có thể dự đoán được. Tuy nhiên nhược điểm là mảnh ghép sụn sườn này lại có thể bị cong vênh và có thể bị thay đổi hình dạng một chút. DCF cũng có thể được làm từ sụn sườn, theo đó sụn sẽ được nghiền thành các mảnh rất mịn rồi được chèn vào một lớp vỏ cân cơ, điều này có thể khiến sống mũi to hơn một chút. Nhiều bác sĩ thích vật liệu này vì nó dễ uốn và không bị cong vênh. Tuy nhiên nhược điểm là có tỉ lệ tái hấp thụ thay đổi, khó dự đoán và có nguy cơ bất thường đường viền sống mũi cao hơn. Chưa kể với DCF thì đường viền sống mũi sau khi đặt sẽ có hình dạng không rõ nét như miếng ghép từ sụn rắn, độ nâng cao cũng thấp hơn.
Mục tiêu khi dùng 2 loại miếng ghép này đều là để nâng cao sống mũi. Dùng miếng sụn rắn sẽ mang lại lợi ích nâng cao tốt nhất nhưng cũng đi kèm với rủi ro đó là theo thời gian da có thể bị co lại và có thể bị lộ các cạnh của miếng ghép rắn, ngoài ra trong một số trường hợp vì không thể chịu được các chuyển động của khuôn mặt nên miếng ghép có thể bị thay đổi vị trí hoặc cong vênh. Miếng ghép DCF có thể tránh được nguy cơ này bằng cách thay vì là một miếng ghép rắn thì nó là một miếng ghép được tạo thành bởi sụn nghiền nát nên dễ uốn và mềm dẻo hơn. Nhưng DCF lại có nguy có bị tái hấp thụ nhiều hơn và khả năng tạo đường nét cũng như nâng cao sống mũi thấp hơn.
Một trường hợp mà miếng ghép dạng rắn tốt hơn rõ rệt so với DCF đó là khi: ngoài nhu cầu nâng độ nhô bệnh nhân còn cần đặt các mảnh ghép để hỗ trợ và thay thế cho cấu trúc mũi. Ví dụ trong trường hợp đầu mũi ngắn, hếch, cần đặt các mảnh ghép chắc khỏe, để kéo dài và xoay đầu mũi xuống, tạo hình lại cấu trúc mũi thì các miếng ghép từ sụn sườn rắn là lựa chọn tuyệt vời hơn cả.
Sụn nghiền nát bọc cân cơ là những mảnh sụn nhỏ, mịn đã được nghiền nát và được bọc trong một lớp cân cơ lấy từ vùng thái dương. Việc bọc thêm lớp cân cơ này sẽ giúp che đi những khuyết điểm nhỏ hoặc bất thường đường viền ở những người da mỏng. Tuy nhiên ở người Châu Á, da mũi thường không mỏng, do đó lợi thế khi sử dụng miếng sụn rắn để nâng cao sống mũi sẽ nhiều hơn so với những lợi thế tiềm năng từ sụn DCF. Trong trường hợp này, miếng sụn rắn sẽ giúp tạo đường nét sống mũi rõ ràng, sắc nét hơn. Nhìn chung đây vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi, và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc dùng loại sụn nào cho phù hợp. Nhưng nếu bạn cần nâng sống mũi lên nhiều thì sụn sườn là lựa chọn tốt nhất so với các nguồn sụn khác hay silicone.
Một mảnh ghép từ sụn sườn khi được dùng dưới dạng mảnh ghép rắn, nguyên miếng sẽ có nguy cơ dễ bị cong vênh và lệch, vì hầu hết các phần của xương sườn đều bị cong. Tuy nhiên sụn/sụn sườn thái lát hoặc nghiền nát bọc cân cơ có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ này, do miếng sụn rắn đã được thay thế bằng nhiều mảnh nhỏ. Tuy nhiên việc nghiền nát hay cắt nhỏ miếng sụn lại khiến nó có khả năng nâng và tạo đường nét sống mũi kém hơn so với một mảnh ghép rắn. Như vậy mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Trong phẫu thuật nâng mũi, thường bệnh nhân sẽ cần đặt thêm mảnh ghép để nâng sống mũi. Và bệnh nhân có thể chọn 1 trong 2 tùy chọn cho mục đích này, đó là đặt một miếng sụn sườn rắn hoặc sụn (có thể lấy từ sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn) được nghiền nát thành các mảnh nhỏ, sau đó bọc trong một lớp cân cơ, được gọi là sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF). Lớp cân cơ sẽ giúp ngụy trang cho các mảnh sụn nhỏ ở trong. Mảnh ghép DCF mặc dù tránh được nguy cơ cong vênh, lệch, xoắn như có thể gặp phải ở miếng sụn rắn, nhưng lại có nguy cơ bị tái hấp thụ khó dự đoán trước và khả năng tạo hình, tạo đường nét rõ ràng cho sống mũi cũng thấp hơn so với miếng sụn rắn, nhất là ở những bệnh nhân Châu Á thường có lớp da mũi dày.
Khác biệt giữa nâng mũi ở người Châu Á với người phương Tây
Khác biệt giữa nâng mũi ở người Châu Á với người Phương Tây là gì? Những kỹ thuật đặc biệt gì thường được sử dụng trong nâng mũi Châu Á. Cấu trúc mũi người Châu Á có gì khác với cấu trúc mũi người Phương Tây?
- 6 trả lời
- 1583 lượt xem
Tụt sụn đầu mũi chỉ cần tháo ra đệm megaderm hay phải làm lại sụn khác?
Cho em hỏi mũi em nâng 3 tháng bị tụt sụn đầu mũi nhọn bây giờ tháo ra đệm megaderm và dùng lại sụn cũ được không ạ, hay phải làm lại sụn khác ạ? Căn bản em không ưng chỗ làm cũ lắm, muốn sang làm chỗ mới. Nếu phải thay sụn mới thì có đắt lắm không ạ
- 2 trả lời
- 3823 lượt xem
Nâng mũi gần 8 tháng vẫn bị ê ê mũi, đặc biệt là khi nhướn chân mày
Em nâng mũi được gần 8 tháng rồi, hiện tại mũi không sưng, không đỏ, nhưng bị ê ê khi nhướn chân mày. Để bình thường không thấy gì mà cứ lúc chải chân mày hay mascara nhướn nhướn da nó căng lên lại ê. Cái mũi ở dưới nó không sao mà chỗ giữa 2 con mắt trở lên trán là ê (vị trí em chỉ ngón tay ở trên hình). Em bị từ thế này từ lúc phẫu thuật đến bây giờ luôn. Liệu có phải do da chưa giãn ra hay có vấn đề gì không ạ?
- 1 trả lời
- 5050 lượt xem
Ưu và nhược điểm của việc nâng mũi lại ngay sau khi rút sụn mũi vì nhiễm trùng?
Chào bác sĩ, cách đây 2 năm tôi có nâng mũi đặt sụn goretex và bọc sụn tai đầu mũi. Nhưng 1 tháng nay tôi thấy bên phải mũi bắt đầu nổi mụn và có mủ. Tôi đến gặp bác sĩ kiểm tra, ông ấy xử lý sạch vùng nhiễm trùng và nói sụn nâng mũi vẫn ổn định rồi cho tôi dùng kháng sinh. Hôm nay ông ấy lại nói tôi có thể sửa mũi được luôn, sẽ rút sụn goretex ra sau đó đặt mô mỡ lấy từ mông của tôi và đặt lại miếng sụn goretex mới vào. Như vậy có ổn không? Nên nâng mũi lại ngay hay nên đợi vài tháng để hết hẳn nhiễm trùng và mọi thứ lành lại?
- 4 trả lời
- 2225 lượt xem
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7392 lượt xem
Để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của cả hai phái, ngày nay ngày càng có nhiều kỹ thuật nâng mũi ra đời nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Bạn có biết, ngoài đường mổ kín, mổ hở trực tiếp ở trên mũi, để nâng mũi các bác sĩ còn có thể nâng qua đường miệng.
Sau nâng mũi tùy tình trạng cơ địa, thể chất mỗi người mà có thể xảy ra một vài hiện tượng hậu phẫu.
Nâng mũi bọc cân cơ Golden Line mặc dù mới được triển khai áp dụng nhưng đã chiếm một phần không nhỏ trong số các ca nâng mũi thẩm mỹ.