Khác biệt giữa nâng mũi ở người Châu Á với người phương Tây
Có một sự khác biệt lớn giữa nâng mũi Châu Á và phương Tây, điều này được chia ra làm 3 vấn đề chính:
- Mục đích. Người phương Tây thường đòi hỏi thu gọn, giảm bướu gồ, tinh chỉnh đầu mũi và giảm độ nhô đầu mũi. Trong khi đó người Châu Á lại muốn sống mũi, đầu mũi được nâng cao hơn, thu gọn chiều rộng lỗ mũi để khắc phục tình trạng lỗ mũi loe, bè rộng. Tất nhiên họ không nhất thiết muốn có một chiếc mũi quá cao và thẳng như ở người phương Tây mà vẫn muốn duy trì đặc điểm dân tộc của họ bằng cách nâng mũi một cách tự nhiên.
- Cấu trúc. Cấu trúc xương và sụn của người Phương Tây thường to, nhiều. Lớp da ở bên trên cũng mỏng và ít mô mỡ hơn. Nếu ghép sụn là thao tác cần thiết để chỉnh sửa mũi thì họ có nhiều sụn ở vách ngăn trong mũi và cũng có thể dùng đến các nguồn sụn khác như sụn tai, sụn sườn hoặc vật liệu tổng hợp (nhưng ít khi cần hơn). Ngược lại người Châu Á lại có cấu trúc xương và sụn quá nhỏ ở dọc sống mũi và đầu mũi. Chưa kể lớp da mũi bên trên của họ cũng dày hơn với nhiều mô mỡ hơn. Do đó thường cần đến các vật liệu ghép để xây dựng sống mũi và đầu mũi. Không giống như người phương Tây, sụn vách ngăn ở người châu Á không nhiều vì hầu hết vách ngăn của họ được cấu tạo bởi xương (chứ không phải sụn dễ uốn). Điều này đòi hỏi các vật liệu ghép khác như vật liệu nhân tạo hoặc sụn tai và thậm chí là sụn sườn.
- Quy trình thực hiện: ở người Phương tây sẽ cần thu giảm bướu gồ sống mũi, tạo hình lại sụn đầu mũi và giảm độ nhô (chiều cao) của sụn đầu mũi để mang lại chiếc mũi thanh thoát và cân đối hơn. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân cũng có thể ghép sụn để tạo đường nét mũi rõ hơn. Kỹ thuật nâng mũi phương Tây đã phát triển trong thập kỷ qua thường hướng đến việc loại bỏ ít sụn hơn và chú trọng hơn đến việc xắp xếp, tạo hình lại sụn mũi; điều này giúp mang lại sự hỗ trợ và kết quả bền vững, lâu dài. Vì lớp da bên trên mỏng nên bất kỳ thay đổi nào được thực hiện ở khung xương – sụn bên dưới đều có thể bị nhìn thấy. Trong khi đó, ở người Châu Á, các miếng ghép (từ sụn vách ngăn, sụn tai, sụn sườn và đôi khi là từ vật liệu nhân tạo) thường được sử dụng để nâng sống mũi, còn miếng ghép từ sụn được đặt vào vùng đầu mũi để hỗ trợ và tạo hình đầu mũi. Người ta luôn thích dùng vật liệu ghép từ chính cơ thể bệnh nhân, tránh dùng vật liệu nhân tạo vì nguy cơ nhiễm trùng nhiều năm sau đó. Hai bên lỗ mũi cũng thường được thu nhỏ kích cỡ thông qua quy trình thu gọn cánh mũi. Vì lớp da bên trên dày nên những thay đổi với sụn đầu mũi sẽ không thể nhìn thấy như ở người phương Tây. Mặc dù có những khác biệt rõ ràng về đặc điểm và kỹ thuật nâng mũi ở người Châu Á và phương Tây nhưng cả hai đều có mục tiêu chung là có được kết quả tạo hình mũi tự nhiên.
Có sự khác biệt rất lớn giữa nâng mũi Châu Á và Phương Tây. Trước tiên các đặc điểm cấu trúc mũi hoàn toàn khác nhau, do đó sẽ đòi hỏi các thao tác, kỹ thuật khác nhau trong nâng mũi. Nâng mũi Châu Á: mũi người Châu Á thường có xương mũi ngắn (nên hiếm khi phải cắt bỏ xương hoặc có những thay đổi lớn ở xương trong khi phẫu thuật), sống mũi thấp tẹt, mũi ngắn, đầu mũi rộng, da mũi dày, sụn yếu, sụn vách ngăn không đủ để làm các miếng ghép nâng mũi, độ nhô đầu mũi thấp (đầu mũi thường thiếu chiều dài và độ nhô), hai bên lỗ mũi tròn, bị lộ lỗ mũi quá nhiều ở góc nhìn thẳng mặt, trụ mũi nhỏ/ngắn/yếu (phần nằm giữa hai bên lỗ mũi) và đầu mũi hếch ngược lên trên quá nhiều. Nhìn chung, tất cả những đặc điểm này sẽ đòi hỏi phải áp dụng những kỹ thuật sau trong quy trình nâng mũi: đặt thêm sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo để nâng sống mũi; tăng khả năng hỗ trợ bằng cách đặt thêm các miếng ghép sụn vào trụ mũi, đầu mũi và vành cánh mũi; làm mỏng da mũi dày; hạ thấp/làm lỗ mũi kín hơn, tăng độ nhô đầu mũi, đục xương (cắt xương) để thu hẹp sống mũi. Trong khi đó ở nâng mũi phương Tây thường có rất nhiều các vấn đề khác đòi hỏi các kỹ thuật xử lý khác như: có bướu gồ lớn ở sống mũi; đầu mũi quá cao; mũi dài; đầu mũi rủ; lỗ mũi to hình oval, da mũi mỏng; sụn vách ngăn, sụn đầu mũi, sụn vành cánh mũi quá mạnh; và có các vấn đề về đường thở.
Chào bạn, nâng mũi châu Á và phương tây có sự khác biệt lớn, trong hầu hết các trường hợp quy trình nâng mũi giữa hai sắc tộc đều được thực hiện gần như trái ngược nhau. Nâng mũi phương Tây thường bao gồm thao tác thu gọn bướu gồ sống mũi, tinh chỉnh đầu mũi để mũi trông tinh tế và nhỏ bớt đi. Mặt khác nâng mũi Châu Á lại tập trung vào việc nâng sống mũi để cải thiện dáng mũi và thu hẹp cánh mũi. Trong trường hợp này, cấu trúc mũi sẽ được xây dựng bằng các mảnh ghép sụn lấy từ sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn nếu cần số lượng lớn hơn. Những mảnh ghép này sẽ trở thành một phần mô sống của mũi sau khi lành thương. Phương pháp này an toàn và hiệu quả vì nó giảm đáng kể nguy cơ biến chứng so với việc dùng các miếng ghép từ vật liệu nhân tạo.
Hầu hết các bệnh nhân Châu Á đều có đặc điểm sống mũi thấp, đầu mũi tẹt, hoặc hếch, cánh mũi rộng. Tùy vào mong muốn của từng người mà bác sĩ sẽ lên kế hoạch để tạo hình mũi bằng mô tự thân của chính bệnh nhân (như sụn tự thân, sụn tự thân nghiên nát bọc cân cơ và cân cơ) hoặc các vật liệu nhựa dẻo như silicone, hay goretex để nâng sống mũi. Sau đó phần đầu mũi có thể được tạo hình bằng sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn. Cuối cùng có thể thu gọn sống mũi để khắc phục tình trạng cánh mũi bè và lỗ mũi to rộng. Tùy từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ có thể cần đặt thêm các miếng ghép cánh mũi để khắc phục tình trạng lỗ mũi bị hở quá nhiều. Nhìn chung, mỗi bệnh nhân sẽ có mỗi cách tiếp cận khác nhau dựa trên đặc điểm cấu trúc mũi cũng như kết quả mong muốn của họ.
Mỗi cá nhân sẽ có đặc điểm cấu trúc mũi khác nhau đòi hỏi các kỹ thuật nâng mũi khác nhau. Bệnh nhân Châu Á và một số dân tộc khác thường có sống mũi thấp, điều này dẫn đến một thực tế là: nâng sống mũi trở thành một trong những sửa đổi được yêu cầu thực hiện nhiều nhất. Sống mũi có thể được nâng bằng 2 kỹ thuật chính: dùng sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân. Tinh chỉnh đầu mũi cũng là một nhu cầu cần thiết vì đầu mũi người Châu Á thường thấp. Trong trường hợp này đặt các miếng ghép từ sụn tự thân là lựa chọn tốt nhất để tạo hình đầu mũi cũng như tăng độ nhô. Nhìn chung, các miếng ghép từ sụn tự thân vẫn được ưa thích hơn. Tuy nhiên có một đặc điểm khác liên quan đến bệnh nhân châu Á mà bác sĩ cần đặc biệt lưu ý đó là: độ dày của da mũi. Người Châu Á thường có da mũi dày hơn, trong khi đó các miếng ghép sụn tự thân thường là lựa chọn tốt hơn cho những người có da mỏng, còn miếng ghép từ sụn nhân tạo lại phù hợp hơn cho những người có da mũi dày. Đây cũng là lý do mà sụn nhân tạo được sử dụng phổ biến để nâng sống mũi ở người Châu Á và khi được thực hiện đúng kỹ thuật vẩn đảm bảo kết quả an toàn, bền lâu.
Cấu trúc xương cũng như lượng sụn ở 2/3 bên dưới của mũi khác biệt đáng kể giữa mũi người châu Á và phương Tây. Mũi châu Á thường ngắn hơn, có ít sụn hơn và sống mũi thường thấp. Da mũi Châu Á nói chung cũng dày hơn, phần nền mũi rộng hơn với hai bên lỗ mũi bị loe rộng. Mũi Châu Á cũng thường có đặc điểm hếch và ngắn hơn một chiếc mũi lý tưởng. Tất cả những đặc điểm này đòi hỏi bác sĩ phải đặc biệt lưu ý trong quá trình phẫu thuật, chỉnh sửa và đặt thêm vật liệu độn để đạt kết quả tốt nhất. Quy trình phẫu thuật thường đòi hỏi đặt nhiều vật liệu độn hơn so với ở mũi người phương Tây. Vật liệu độn có thể là sụn được lấy từ chính bệnh nhân hoặc là vật liệu nhân tạo. Điều quan trọng khi dùng vật liệu nhân tạo là phải chọn loại vật liệu phù hợp và vị trí đặt chính xác, cẩn thận để tránh nguy cơ dịch chuyển và lòi sụn về sau. Một thao tác quan trọng khác nữa là giảm độ loe của lỗ mũi, phải đảm bảo vừa đạt được mục tiêu thẩm mỹ, hài hòa với đầu và sống mũi vừa đảm bảo không bị lộ sẹo xấu.
Khác biệt giữa việc sử dụng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) và miếng sụn rắn trong nâng sống mũi?
Chào bác sĩ, tôi là nam giới, Châu Á với da dày và sống mũi rất thấp. Tôi đã tham khảo ý kiến vài bác sĩ, tất cả họ đều khuyên nên thu lấy sụn sườn để nâng mũi, nhưng một số khuyên dùng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) và một số khuyên dùng miếng rụn rắn. Mục tiêu của tôi là nâng mũi cao hơn và tự nhiên, không cần quá cao nhưng phải có nét. Vậy khác biệt giữa hai loại sụn nghiền nát và sụn rắn là gì?
- 6 trả lời
- 1248 lượt xem
Nâng mũi gần 8 tháng vẫn bị ê ê mũi, đặc biệt là khi nhướn chân mày
Em nâng mũi được gần 8 tháng rồi, hiện tại mũi không sưng, không đỏ, nhưng bị ê ê khi nhướn chân mày. Để bình thường không thấy gì mà cứ lúc chải chân mày hay mascara nhướn nhướn da nó căng lên lại ê. Cái mũi ở dưới nó không sao mà chỗ giữa 2 con mắt trở lên trán là ê (vị trí em chỉ ngón tay ở trên hình). Em bị từ thế này từ lúc phẫu thuật đến bây giờ luôn. Liệu có phải do da chưa giãn ra hay có vấn đề gì không ạ?
- 1 trả lời
- 5048 lượt xem
Kỹ thuật tốt nhất để nâng cao phần gốc mũi, giữa hai mắt?
Chào bác sĩ, tôi đang có ý định nâng phần gốc mũi. Phần sống mũi thì chiều cao ổn nhưng gốc mũi hơi thấp. Tôi không muốn nâng bằng sụn sườn vì thấy quy trình này quá xâm lấn, vị bác sĩ mà tôi tin tưởng lại không nâng bằng sụn tai vì ông ấy nói nó có xu hướng bị tái hấp thụ khiến mũi không thẳng đều sau nhiều năm. Vì thế tôi quyết định chọn giữa silicone và chất làm đầy. Tôi nên chọn loại nào?
- 3 trả lời
- 1448 lượt xem
Muốn loại bỏ miếng ghép nâng mũi sau vài tháng, nhưng không biết mũi sẽ thế nào vì trước đó đã đục xương và tạo hình đầu mũi?
Mới đây tôi đã phẫu thuật nâng mũi, đặt miếng ghép silicone, đục xương để chỉnh sửa xương mũi, thu gọn vánh mũi và tạo hình đầu mũi với sụn vách ngăn. Nhưng bây giờ sống mũi của tôi trông quá thẳng, và không tự nhiên, hai bên lỗ mũi thì như bị bóp nhỏ vào (có thể do đầu mũi được nâng lên quá cao). Tôi thực sự chán nản, không biết có phải do sưng đã làm biến dạng mũi của tôi?
- 2 trả lời
- 4122 lượt xem
Tạo khấc đầu mũi sau phẫu thuật nâng mũi: nguyên nhân vì sao?
3 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi nhưng gần đây lại thấy một vệt lõm ở phía trên chóp mũi như hình. Bác sĩ đã đặt miếng ghép silicone hình chữ I để nâng sống và dùng sụn tai ở chóp mũi. Điều gì gây ra vết lõm này, có thể làm gì để cải thiện? Tôi cũng không chắc mũi mình có còn sưng hay không?
- 2 trả lời
- 2873 lượt xem
Để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của cả hai phái, ngày nay ngày càng có nhiều kỹ thuật nâng mũi ra đời nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Bạn có biết, ngoài đường mổ kín, mổ hở trực tiếp ở trên mũi, để nâng mũi các bác sĩ còn có thể nâng qua đường miệng.
Sau nâng mũi tùy tình trạng cơ địa, thể chất mỗi người mà có thể xảy ra một vài hiện tượng hậu phẫu.
Nâng mũi bọc cân cơ Golden Line mặc dù mới được triển khai áp dụng nhưng đã chiếm một phần không nhỏ trong số các ca nâng mũi thẩm mỹ.