Việc đưa một vật liệu độn bên ngoài vào mũi sẽ tiềm ẩn rất nhiều quy cơ gây viêm nhiễm nếu mọi thao tác không được đảm bảo.
Nhiễm trùng có thể xảy ra sớm hoặc muộn ngay cả sau nhiều năm phẫu thuật và nếu sau khi phát hiện không được điều trị, can thiệp luôn thì có thể dẫn đến các biến chứng phức tạp hơn như co thắt bao xơ (mũi co rút), tụt sụn hoặc thậm chí là lòi sụn nâng mũi.
Trong nâng mũi, vật liệu nhân tạo thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với vật liệu tự thân và một khi đã bị nhiễm trùng thì thường xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
Đây được coi là những dấu hiệu nhẹ, nếu xảy ra ngay sau phẫu thuật, thì thường không đáng lo ngại vì nguyên nhân là do mô mũi bị tác động trong quá trình phẫu thuật nên sẽ có biểu hiện sưng viêm. Tình trạng này thường sẽ hết sau 2 – 7 ngày. Tuy nhiên nếu kéo dài dai dẳng thì bạn cần đến bác sĩ kiểm tra vì rất có thể đã bị nhiễm trùng.
Tình trạng chảy dịch mủ thậm chí chảy máu, kéo theo cả mưng mủ, dịch có mùi hôi, đau nhức, gây khó chịu là những dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy mũi đã bị nhiễm trùng sau nâng. Máu và mủ chỉ chảy ra khi vết thương trước đó được băng bó không đúng cách hoặc nhiễm trùng do phẫu thuật không sát khuẩn an toàn dẫn đến việc xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
Những miếng độn đã gây chảy mủ thường là không thể cứu vãn được nữa và nên được loại bỏ. Nếu trì hoãn có thể khiến cấu trúc mũi bị ảnh hưởng, biến dạng nặng nề hơn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do sử dụng sụn nhân tạo kém chất lượng, quá trình thao tác trong khi phẫu thuật không đảm bảo các nguyên tắc tiệt trùng, vô trùng hoặc bác sĩ tay nghề kém, bóc tách sâu, gây tổn thương mô, chảy máu và tụ máu. Tụ máu là một biến chứng nghiêm trọng bởi nếu không điều trị triệt để sẽ kéo theo tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn. Vị trí miếng độn cũng có thể bị thay đổi do khối máu tụ.
Khử trùng triệt để vùng phẫu thuật là thao tác cần thiết để giảm nhiễm trùng, nhất là ở vùng tiền đình mũi và lối vào khoang mũi. Trong quá trình phẫu thuật, quan trọng là không làm phá vỡ các rào cản tự nhiên như lớp màng nhầy ở mũi. Bên cạnh đó, thời gian phẫu thuật kéo dài cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến mô và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, có một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiễm trùng mà rất ít người lưu ý tới, đó là phẫu thuật nâng mũi được thực hiện kết hợp với phẫu thuật xoang, trong trường hợp viêm xoang có mủ. Vi khuẩn gây xoang mũi có thể xâm lấn vào vùng phẫu thuật nâng mũi và gây nhiễm trùng về sau. Đây cũng chính là lý do bệnh nhân khi mắc phải một số loại viêm xoang đặc biệt thì không nên kết hợp phẫu thuật xoang trong quá trình nâng mũi.
Ngoài các yếu tố trên thì việc chăm sóc hậu phẫu không tốt của bệnh nhân cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng mũi.
Tùy từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau. Nếu bệnh nhân chỉ bị tấy đỏ và sưng nề thì có thể điều trị bằng kháng sinh. Viêm tái phát gây tấy đỏ mô và sưng trong giai đoạn đầu hậu phẫu thực ra không phải hiếm gặp. Người ta thường vội vàng khuyến nghị nên loại bỏ vật liệu độn, nhưng thực tế cần xử lý các biến chứng sao cho phù hợp với tình trạng của từng cá nhân. Hoặc, trong một số trường hợp tụ máu muộn có thể bị chẩn đoán nhầm là sự thay đổi bất thường của viêm nhiễm, dẫn đến quyết định loại bỏ sụn nâng mũi, tuy nhiên vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách dùng kim tiêm hút khối tụ máu ra.
Mặc dù có thể điều trị bảo tồn bằng kháng sinh trong những trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng nhẹ như trên, nhưng bác sĩ cũng cần kiểm tra, cân nhắc thật kỹ lưỡng. Xét đến mọi yếu tố xem có cần phải gỡ bỏ vật liệu độn không, vì nếu tình trạng viêm tái đi tái lại thường xuyên thì sẽ dẫn đến co thắt bao xơ.
Theo một số bác sĩ, việc loại bỏ vật liệu độn ở giai đoạn nhiễm trùng sớm được coi là việc làm khôn ngoan hơn là chờ kiểm soát tình trạng bằng kháng sinh. Vì kháng sinh hiếm khi có thể giải quyết được triệt để vấn đề và viêm nhiễm thường dễ bị tái phát.
Ở những trường hợp nhiễm trùng nặng với các dấu hiệu như chảy dịch mũ, mô da sưng tấy nặng thường các bác sĩ sẽ yêu cầu tháo bỏ vật liệu độn cũng như mô hoại tử xung quanh, sau đó tiến hành tưới mũi với dung dịch dịch kháng sinh, khâu lại vết rạch và chờ điều trị trong một thời gian cho ổn định hẳn rồi mới nâng lại mũi bằng sụn tự thân. Nên chờ ít nhất 6 tháng đến 1 năm sau khi gỡ bỏ miếng độn này để vấn đề được giải quyết hoàn toàn rồi mới tiến hành tái tạo mũi lại.
Nhiễm trùng là một vấn đề nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể tránh được. Do đó, cần đảm bảo sát trùng kỹ các vùng phẫu thuật bao gồm vùng tiền đình mũi và khoang mũi. Chú ý sử dụng các kỹ thuật không gây chấn thương để tránh làm rách niêm mạc mũi, tổn thương mô mũi gây chảy máu và nhiễm trùng. Nên rút ngắn thời gian phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Vật liệu độn bắt buộc phải được ngâm trong dung dịch sát trùng trước và sau bất kỳ thao tác nào.
Ngoài ra cần đảm bảo điều trị bằng kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật, trong quá trình phẫu thuật thì nên tưới khoang chứa bằng kháng sinh. Bác sĩ cũng cần lưu ý dùng riêng các dụng cụ được sử dụng trong khoang mũi với những dụng cụ được sử dụng trong khoang bóc tách đặt vật liệu độn để đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối. Khoang chứa nên bóc tách nằm ở vị trí dưới màng xương, vì lớp màng này có thể đóng vai trò là hàng rào tự nhiên giúp bảo vệ vật liệu độn tránh nhiễm trùng.
Chào bác sĩ, cách đây 8 năm tôi đã nâng mũi đặt sụn silicone qua đường rạch ở lỗ mũi bên trái. Cách đây vài tháng không may tôi bị đập vào đầu mũi. Sau đó vài ngày bắt đầu thấy sưng, nổi cục to cỡ bằng hạt đậu và đầy mủ ở ngay giữa đầu mũi. Làm thế nào để khắc phục vấn đề này mà không cần phẫu thuật mũi lại. Liệu bác sĩ da liễu có xử lý được vấn đề này không? Có cách nào an toàn nhất có thể tự làm tiêu cục này đi không?
Chào bác sĩ, cách đây 2 năm tôi có nâng mũi đặt sụn goretex và bọc sụn tai đầu mũi. Nhưng 1 tháng nay tôi thấy bên phải mũi bắt đầu nổi mụn và có mủ. Tôi đến gặp bác sĩ kiểm tra, ông ấy xử lý sạch vùng nhiễm trùng và nói sụn nâng mũi vẫn ổn định rồi cho tôi dùng kháng sinh. Hôm nay ông ấy lại nói tôi có thể sửa mũi được luôn, sẽ rút sụn goretex ra sau đó đặt mô mỡ lấy từ mông của tôi và đặt lại miếng sụn goretex mới vào. Như vậy có ổn không? Nên nâng mũi lại ngay hay nên đợi vài tháng để hết hẳn nhiễm trùng và mọi thứ lành lại?
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
Bị sâu răng cần điều trị tủy răng nhưng lại không điều trị trước mà thực hiện nâng mũi bằng goretex trước sau đó mới điều trị tủy răng thì có nguy cơ răng bị sâu/nhiễm trùng ảnh hưởng đến vật liệu nâng mũi không?
Chào bác sĩ, tôi phẫu thuật nâng mũi đặt silicone cách đây 3 năm. Khoảng 6 tháng trước mũi tôi bị sưng và chỗ vết khâu bị sưng cục lên. Tôi đến khám bác sĩ thì ông ấy tiêm kháng sinh và hút dịch ra. Vài tháng sau tôi lại bị như vậy. Và cách đây vài ngày khi thức dậy tôi thấy mũi mình bị đỏ, đầu mũi đỏ hơn và sưng và có một ít dịch rỉ ra trông cứ như là có vết thương ở chỗ cục chỗ vết khâu. Tôi phải làm gì bây giờ?
Tôi nâng mũi hai tuần trước, mọi thứ rất ổn nhưng đến hôm qua tôi bắt đầu bị ngứa và có cảm giác nóng rát ở bên trong mũi, như vậy có bình thường không? Hay liệu có phải nhiễm trùng không?
Chào bác sĩ, tôi mới nâng mũi cách đây một tháng. Bác sĩ cho tôi hỏi các dấu hiệu nhiễm trùng sau nâng mũi là gì và làm sao để tránh được?
Một bên lỗ mũi của tôi bị đỏ và sưng hơn bên kia. Tôi đang lo nó bị nhiễm trùng. Ngày mai tôi sẽ đi khám bác sĩ nhưng vẫn muốn biết quá trình điều trị nhiễm trùng sau nâng mũi sẽ như nào?
3 tuần trước tôi phẫu thuật nâng mũi nhưng vài ngày qua thấy mũi có mùi hôi, liệu đó có phải dấu hiệu nhiễm trùng không? Tôi vẫn còn chỉ khâu tự tiêu ở trong mũi, liệu đó có phải mùi đó là từ chỉ khâu không? Mùi hôi như vậy có bình thường không? Có liên quan gì đến việc hút thuốc lá không? Tôi vẫn nghĩ đó chỉ là mùi của chỉ khâu, tôi có thể cảm nhận được chúng khi đưa tay vào mũi.
Chào bác sĩ, 7 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp cho đến một hôm tôi thấy bị đau ở đầu mũi. Sau đó cách đây 1 tháng khi ngủ dậy tôi lại phát hiện một đốm đỏ ở đầu mũi cỡ bằng đồng xu. Tôi đến gặp bác sĩ để kiểm tra thì anh ấy bảo không có miếng ghép sụn nào được đặt ở đầu mũi, và anh ấy cũng không hiểu tại sao lại có thể bị nhiễm trùng sau phẫu thuật lâu như vậy nhưng vẫn cho tôi dùng kháng sinh. Bây giờ tôi đã đỡ đau đầu mũi hơn nhưng vẫn còn bị đỏ. Liệu có cách nào cải thiện được không?
Chào bác sĩ, vài ngày trước tôi đã nâng mũi, mọi thứ đều ổn duy chỉ có vùng này bị đỏ và tróc vảy, tuy nhiên tôi không bị đau hay sao cả. Liệu đây có phải là bị nhiễm trùng không?
Chào bác sĩ, cách đây 2 tháng tôi đã phẫu thuật nâng mũi bằng phương pháp mổ kín để loại bỏ bướu gồ trên sống mũi và cắt bỏ bớt sụn đầu mũi làm cho mũi thon gọn hơn. Sau khi làm xong tôi thấy nổi một cục cứng rất đỏ ở bên lỗ mũi trái chỗ trụ mũi. Bên lỗ mũi kia cũng có nhưng không đỏ và to bằng. Bác sĩ nói đó không phải nhiễm trùng nhưng cũng không rõ đó là gì. Tôi uống và bôi kháng sinh phòng nhưng cũng không đỡ chút nào. Tôi phải làm gì bây giờ? Liệu cục cứng này có ở đó mãi không
Tôi nâng mũi đến nay chính xác là được 2 tuần, bác sĩ có dán băng vào mũi sau khi tháo nẹp cách đây vài ngày. Kể từ đó da mũi tôi bị kích ứng rất nặng và có các vệt đỏ trên mũi. Trông mũi có vẻ đỏ và rất sưng. Tôi có bôi một ít thuốc trị mụn trứng cá nhưng sợ mũi cứ đỏ lâu như này sẽ gây vỡ mao mạch và càng sưng hơn. Liệu chườm mát có giúp giảm sưng đỏ không. Tôi nên làm gì bây giờ, chỉ sợ tình trạng này gây ra tổn thương vĩnh viễn cho mũi.
6 năm trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, khoảng vài tháng trước lại thấy mũi bắt đầu hơi đỏ và đau. Tôi đến khám ở phòng khám tai mũi họng thì họ phát cho một lọ thuốc mỡ kháng sinh về bôi. Tôi bôi suốt trong 1 tháng nhưng không thấy vùng mũi bị đỏ cải thiện gì. Cách đây vài ngày thì thấy máu rỉ ra. Liệu đây có phải bị hoại tử do tăng áp lực lên mô mũi không? Tôi phải làm gì bây giờ? tôi vẫn chưa hẹn gặp được bác sĩ chuyên khoa.
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật nâng mũi được 3 ngày nhưng rất mệt mỏi với tình trạng rỉ dịch ghê gớm này, bây giờ không còn chảy máu nữa mà là chảy dịch nhầy nhầy, và trán thì có cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu.
Tôi nâng mũi đã được 25 ngày (cắt bướu gồ, nâng đầu mũi quặp, chỉnh sửa đuôi vách ngăn lệch và chỉnh hình lỗ mũi). Từ khoảng 2 tuần sau phẫu thuật tôi bắt đầu bị chảy dịch nhầy có màu vàng, hơi xanh xanh, có vẻ như từ đầu mũi. Mũi tôi vẫn sưng, hơi đỏ, nhưng không đau gì cả, tôi cũng không bị sốt. Phải 10 ngày nữa tôi mới gặp được bác sĩ. Có thể làm gì để cải thiện được không?
Chào bác sĩ, tôi thấy có dịch lỏng màu vàng chảy ra ở chỗ vết khâu vì thế tôi thử matxa mũi vì biết điều đó sẽ giúp dịch lỏng chảy ra dễ hơn, nhưng sau đó khi thức dậy mũi lại bị sưng to lên. Tình trạng này có nguy hiểm không và có cách nào chữa khỏi được không?
Tôi đã nâng mũi đặt silicone được 10 năm nhưng từ 2 tháng trước đến giờ tôi bị mọc một cục mụn to có chảy dịch vàng ở trên sống mũi, trông như bị áp xe. Không thấy đau mà chỉ ngứa. Bác sĩ nói đó không phải là silicone đùn lòi ra, ông ấy cho tôi uống và bôi kháng sinh trong suốt 2 tháng qua nhưng không đỡ. Vậy liệu có phải silicone tôi đặt bị nhiễm trùng không? Nếu tháo nó ra thì bao lâu tôi có thể đặt sụn mới?
Mũi tôi bắt đầu sưng lên sau 4 tuần phẫu thuật, không đau hay không kích ứng gì nhưng khi tôi chạm vào đầu mũi thì có cảm giác như có dịch ở đó. Cách đây vài ngày tôi cũng bị va vào đầu mũi. Có lẽ tôi bị tụ dịch. Tôi làm mũi ở Việt nam nhưng bây giờ lại ở nước ngoài nên không thể gặp bác sĩ của mình được.
Chào bác sĩ, suốt thời gian qua tôi rất lo, mũi tôi thi thoảng bị đỏ, rồi đau, đặc biệt là cảm giác rất nóng rát mặc dù đỏ và đau thì chỉ ở mức nhẹ thôi. Đây đây có phải là triệu chứng tụt sụn hay lòi sụn không? Thường thì những vấn đề này sẽ có triệu chứng gì? Liệu mũi có thể trở lại hình dạng như bình thường nếu đã xảy ra tình trạng này không?
Chào bác sĩ, cháu sắp nâng ngực và rất lo bị nhiễm trùng, vậy các nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nâng ngực là gì và làm gì để phòng tránh?
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?
Tôi đã nâng mông bằng mỡ tự thân kiểu Brazil (BBL) 3 năm trước nhưng giờ tôi cảm thấy mông tôi đang trở về kích thước trước đây. Tôi muốn đặt túi độn mông nhưng bác sĩ nói tôi có thể bị nhiễm trùng nếu làm thế. Có phải như vậy không?
Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ và có thể điều trị bằng những phương pháp nào?
Thưa bác sĩ, em vẫn thường sử dụng các sản phẩm của Murad từ hè năm ngoái đến bây giờ bao gồm sữa rửa mặt, toner, kem chống nắng và kem trị mụn còn nước tẩy trang em dùng của Chacott ạ. Tự dưng trưa hôm qua ngủ dậy mặt em bị nổi cả vệt mụn như thế này em hoang mang quá ạ. Sáng hôm qua đi học em dùng srm + toner + kcn Murad và lúc về em có dùng nước tẩy trang nhưng em ko rửa mặt lại mà đi ngủ luôn ạ. Cho em hỏi đây là mụn gì ạ? Em thấy nó không có nhân mà chỉ có đầu trắng. Nguyên nhân do đâu và cách chữa ntn ạ? Em cảm ơn bác sĩ!
Tìm chúng tôi trên:-
-