Mũi co rút, biến dạng sau nâng: nguyên nhân và cách xử lý
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Khi gặp tình trạng này mũi của bệnh nhân thường có các dấu hiệu: vùng da đầu mũi co rút lại rõ rệt khiến cho đầu mũi bị dúm vào hoặc hếch lên trên, lộ rõ lỗ mũi, da mũi co thắt chặt lấy phần sụn nâng mũi và bị biến dạng trụ mũi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ có cảm giác co thắt, căng chặt vùng đầu mũi có thể đi kèm tình trạng viêm nhiễm, tấy đỏ.
Biến dạng mũi co rút thường xảy ra ở trường hợp dùng sụn nhân tạo nhiều hơn so với sụn tự thân, do đặc tính có hình thành bao xơ, không hoàn toàn tương thích, dễ viêm nhiễm và dễ bị đào thải hơn khi đặt vào mũi.
Nói như vậy không có nghĩa là dùng sụn tự thân thì không có nguy cơ mũi bị co rút, cũng vẫn có những trường hợp mắc phải nhưng rất hiếm, thường là do bác sĩ trình độ chuyên môn không cao, sử dụng lượng sụn tự thân quá ít hoặc quá nhiều và thao tác đặt sụn vào vị trí không được nuôi dưỡng tốt dẫn đến sụn tự thân không thể phát triển mà bị teo đi gây co rút mũi.
Nguyên nhân gây mũi co rút sau nâng
Tình trạng này có thể do một trong 4 yếu tố dưới đây:
- Co thắt bao xơ - bao xơ bao quanh miếng độn silicone bị co thắt. Thông thường khi đặt một miếng sụn silicone vào mũi, sẽ có mô xơ hình thành bao bọc quanh miếng độn, hiện tượng này được gọi là hình thành bao xơ. Bao xơ này sẽ ngăn không cho miếng độn liên kết với da, ngăn ngừa tổn thương da và duy trì độ dày của da và mô mềm. Tuy nhiên khi tình trạng nhiễm trùng hoặc tổn thương mô quá mức xảy ra thì bao xơ sẽ trở nên quá dày, quá rộng và bị co thắt, từ đó gây ra tình trạng co rút mũi.
- Nhiễm trùng. Việc bác sĩ trong quá trình đưa sụn nâng mũi vào không đảm bảo các công đoạn vệ sinh, vô trùng sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng về sau, gây tổn thương mô và sụn không ổn định
- Phẫu thuật mũi nhiều lần. Việc phẫu thuật nâng mũi lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng từ sụn nhân tạo hoặc bị tổn thương, hoại tử da, mô mềm, sụn cánh mũi dẫn đến tình trạng co rút sẹo. Tình trạng này khá phổ biến ở những bệnh nhân có sụn cánh mũi dưới yếu trong khi lại phẫu thuật tạo hình mũi nhiều lần với sụn nhân tạo.
- Đặt vật liệu độn quá cao gây áp lực lớn lên da mũi, ảnh hưởng đến chất lương da, gây bào mỏng da, dẫn đến co rút
Cách xử lý biến dạng mũi co rút
Chỉnh sửa mũi co rút là một trong những quy trình đầy khó khăn vì không chỉ da bị thiếu trầm trọng do co rút mà nhiều trường hợp cũng không có đủ sụn vách ngăn hay sụn tai để tái tạo lại mũi và bắt buộc phải sử dụng đến sụn sườn, do đó bệnh nhân sẽ phải chịu đựng thêm một vết mổ ở ngực. Trong các ca chỉnh sửa mũi co rút, bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng sụn nhân tạo vì khả năng cao sẽ gặp phải các tác dụng phụ như bào mỏng da, bóng đỏ da hoặc co rút.
Ngoài ra, với mũi co rút, bác sĩ sẽ không chỉ phải chỉnh sửa lại chiều dài mũi mà cũng phải điều chỉnh lại cả chiều cao mũi mới khắc phục được triệt để vấn đề.
Đánh giá bệnh nhân
Đầu tiên bác sĩ cần đánh giá kỹ tình trạng mũi trong, mũi ngoài của bệnh nhân để xác định các tổn thương về cấu trúc mũi cũng như da bên ngoài. Với cấu trúc mũi bên trong, cần đặc biệt chú ý đến tình trạng vách ngăn mũi và trụ mũi xem có bị co rút không và mức độ co rút ra sao.
Ở mũi ngoài, cần đặc biệt chú ý đến tình trạng da mũi. Nếu da quá dày hoặc có nhiều mô sẹo do phẫu thuật trước đó thì có thể sẽ làm giảm khả năng đàn hồi, dịch chuyển của da, từ đó mà mức độ kéo dài đầu mũi có thể sẽ bị hạn chế. Ngược lại nếu da quá mỏng thì có thể gây khó khăn cho quá trình bóc tách khi phẫu thuật và tăng nguy cơ tổn thương da. Tùy từng tình trạng mà bác sĩ cần có các phương pháp xử lý phù hợp.
Kéo dài một chiếc mũi bị co rút là công việc rất khó khăn, ngay cả với lớp nền cấu trúc mũi rộng thì chiếc mũi cũng chỉ có thể kéo dài được từ 3 đến 4mm. Do đó bệnh nhân cần hiểu được hạn chế của quy trình phẫu thuật và có những mong muốn hợp lý.
Quy trình chỉnh sửa mũi co rút
Quy trình này thường được thực hiện bằng phương pháp mổ hở, dưới hình thức gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê và tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có các cách xử lý khác nhau.
- Thu lấy sụn: Thông thường trong quy trình chỉnh sửa này các bác sĩ sẽ lấy sụn sườn tự thân của bệnh nhân để làm các miếng ghép kéo dài và nâng cao đầu mũi và sống mũi, đồng thời lấy sụn tai để bọc đầu mũi.
- Bóc tách da: Bác sĩ rạch một đường ở trụ mũi, hoặc có thể cần rạch thêm ở hai bên cánh mũi, sau đó bóc tách da để tiếp cận toàn bộ khung mũi. Cần bóc tách rộng lớp da và mô mềm để vừa giúp tiếp cận tối đa các cấu trúc ở mũi, vừa cho phép sau đó có thể kéo căng da hết cỡ và trải lại xuống lớp khung cấu trúc bên dưới. Mũi co rút sẽ có rất nhiều mô sẹo xơ cứng (bao xơ), do đó cần đảm bảo bóc tách loại bỏ miếng độn sống mũi và giải phóng hết mô sẹo co rút quanh miếng độn để tránh biến chứng về sau.
- Kéo dài khung cấu trúc mũi: Sau khi bóc tách hết mô sẹo, bác sĩ sẽ tiếp cận đến khung cấu trúc mũi, đặt các miếng ghép mở rộng vách ngăn từ sụn sườn để kéo dài đầu mũi.
- Tái định vị và chỉnh hình đầu mũi: Phần đầu mũi sẽ được chỉnh hình lại toàn bộ để phù hợp với vị trí vách ngăn mới được kéo dài. Ngoài ra, để đẩy cao đầu mũi bác sĩ có thể dựng thanh chống trụ mũi. Trường hợp sụn cánh mũi bị co rút, nếu muốn kéo dài đầu mũi hơn nữa thì có thể đặt các miếng ghép trên sụn cánh mũi dưới.
- Nâng sống mũi và bọc đầu mũi: sau khi chỉnh hình đầu mũi, bác sĩ mới đưa miếng độn sống mũi vào và đặt miếng ghép xếp chồng đầu mũi bằng sụn tai để đảm bảo đầu mũi mềm mại, tự nhiên
- Khâu đóng vết rạch: cuối cùng sau khi kiểm tra toàn bộ mũi, bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng vết rạch trụ mũi và rìa cánh mũi, sau đó băng, nẹp mũi.
Nhìn chung các thao tác chỉnh sửa mũi co rút có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tuy nhiên mục đích cuối cùng đều là nhằm kéo dài và nâng cao đầu mũi để khắc phục tình trạng đầu mũi co rút. Bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ được cho uống kháng sinh, thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết mổ hàng ngày. Sau 5 đến 7 ngày có thể cắt chỉ vết khâu, tháo băng và nẹp bên ngoài.
Một số hình ảnh mũi co rút trước và sau chỉnh sửa:
- 2 trả lời
- 1257 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi và làm cho đầu mũi thon gọn hơn. Nhưng tôi đã 2 lần bị co thắt bao xơ với túi độn ngực, nên rất sợ mũi cũng sẽ không hợp với silicone hay goretex. Các bức ảnh hiện tại là chụp khi tôi đã tiêm restylane được 6 tháng nhưng vẫn chưa tan hết, vì vậy thực tế sống mũi của tôi thấp hơn. Liệu sụn sườn có phải là lựa chọn tốt nhất để nâng sống mũi cho tôi không. Ngoài ra tôi có cần thu gọn cánh mũi, và đục xương để mũi thon gọn hơn không?
- 2 trả lời
- 8125 lượt xem
Sau khi tháo sụn, đầu mũi bên trái của em bị lõm vào, đã được 1 tháng rồi ( thời gian đầu sau nâng mũi hay đỏ đầu mũi rồi hết, em cứ nghĩ không sao chắc do da mũi mỏng, đợt dịch ở nhà mũi bị đỏ không hết, uống kháng sinh cũng không hết nên đi tháo). Thời gian nữa có trở lại bình thường không ạ. Sau này làm lại mũi, đầu mũi có được đẹp hay vẫn bị lõm như thế này ạ? Em định đợi 6 tháng rồi đi làm lại, chỉ sợ lúc làm lại mũi vẫn không cải thiện thì chết mất.
Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.
Lòi sụn có thể nói là một trong những biến chứng nặng nề nhất sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi.
Đảo qua một số diễn đàn về nâng mũi mới thấy biến chứng tụt sụn phổ biến đến mức nào. Có trường hợp thì mới nâng chưa được bao lâu sụn nâng mũi đã bị tụt, có trường hợp thì may mắn hơn sau vài năm mới bị.
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra sau bất kỳ ca phẫu thuật nào, và nâng mũi cũng không phải ngoại lệ.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
- 2 trả lời
- 2850 lượt xem
3 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi nhưng gần đây lại thấy một vệt lõm ở phía trên chóp mũi như hình. Bác sĩ đã đặt miếng ghép silicone hình chữ I để nâng sống và dùng sụn tai ở chóp mũi. Điều gì gây ra vết lõm này, có thể làm gì để cải thiện? Tôi cũng không chắc mũi mình có còn sưng hay không?
- 1 trả lời
- 47 lượt xem
Lần này rút kinh nghiệm, em nên đến các bác sĩ chuyên môn uy tín làm lại mũi nhé, trên 6 tháng là đã có thể làm lại mũi mới rồi. Em nên đến bác sĩ xem tình trạng mũi của mình rồi bác sĩ tư vấn hướng sửa lại nha.
- 2 trả lời
- 3231 lượt xem
Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?
- 1 trả lời
- 2722 lượt xem
Em nâng mũi bằng sụn nhân tạo nhưng giờ thấy 2 bên lỗ mũi không cân, một bên lỗ bị méo. Như này là sao ạ, có khắc phục được không ạ?
- 2 trả lời
- 3325 lượt xem
Chào các bác sĩ ạ. Em là Việt Kiều, đang ở Mỹ. Cuối năm nay ( tết Tây) em quyết định về Việt Nam nâng mũi. Em đọc nhiều bình luận trên mạng, thấy hơi hoang mang, vì nếu có biến chứng như sưng hay viêm thì rất phiền cho thời gian đó. Thông thường sau nâng mũi thì mất bao lâu để bình phục ạ? Vì em chỉ có thể ở Việt Nam tới cuối tháng 2 là phải đi rồi, và kiêng tới 6 tháng hay chỉ cần 1 tháng. Em sợ nhất là sang Mỹ rồi biến chứng thì không biết phải làm thế nào.