Cách khắc phục dáng mũi tẹt, đầu mũi to trong nâng mũi?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Dáng mũi không chỉ là kết quả của sự di truyền mà còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn. Bởi thế, người Việt chúng ta đa phần đều có sống mũi thấp, tẹt và đầu mũi to bè. Để khắc phục nhược điểm này, ngay nay có rất nhiều kỹ thuật chỉnh sửa và nâng mũi đang được áp dụng.
Mũi tẹt, đầu mũi to là mũi như nào?
Là khi sống mũi thấp, cánh mũi hơi bè ngang có đầu mũi to và lỗ mũi rộng. Nhìn chung tổng thể dáng mũi thường ngắn, mất cân xứng, một số trường hợp còn bị hếch làm lộ rõ lỗ mũi.
Tại sao đầu mũi lại to? Theo giải phẫu vùng mũi thì có 3 nguyên nhân dẫn đến đầu mũi to. Thứ nhất: do bản sụn cánh mũi lớn; thứ hai: do mô thịt vùng đầu mũi khá nhiều và thứ 3: do tuyến dưới da mũi phát triển mạnh mẽ.
Vậy phải khắc phục mũi tẹt, đầu mũi to bằng phương pháp nào?
Đối với những người có chiếc mũi nguyên bản, tức là chưa từng can thiệp gì trước đó nhưng sống mũi thấp, đầu mũi to và cánh mũi bè rộng thì nâng mũi cấu trúc là lựa chọn tốt nhất. Đây chính là phương pháp hoàn hảo, cải thiện lại toàn bộ dáng mũi, có khả năng chỉnh sửa khuyết điểm từ sống mũi, đến đầu mũi, trụ mũi và cánh mũi để tạo dáng mũi cân đối, hài hòa với tổng thể gương mặt bệnh nhân. Tuy nhiên nâng mũi cấu trúc là một quy trình thực sự phức tạp vì tái cơ cấu hoàn toàn cấu trúc mũi, do đó đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ, tay nghề cao và giàu kinh nghiệm.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp nâng mũi cấu trúc là sử dụng kết hợp cả sụn nhân tạo cao cấp và sụn tự thân có độ tương thích cao với cơ thể, qua đó hạn chế tối đa biến chứng, tạo dáng mũi đẹp tự nhiên và duy trì kết quả lâu dài. Đặc biệt, sau một thời gian khi mũi đã ổn định vào phom, bệnh nhân có thể thoải mái vặn lắc như mũi thật mà không hề làm ảnh hưởng đến cấu trúc, sự an toàn cũng như dáng mũi.
Chi tiết kỹ thuật chỉnh sửa mũi tẹt, đầu mũi to?
Tùy tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp khắc phục. Với sống mũi tẹt, bác sĩ thường sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao sống mũi, khắc phục tình trạng mũi thấp. Ở trường hợp da mũi mỏng, bác sĩ có thể đặt thêm một lớp mô nhân tạo vào giữa sụn và da để tránh da mũi quá căng, Với đầu mũi to, cánh mũi bè rộng, bác sĩ sẽ tiến hành thu gọn đầu mũi bằng cách cuộn hoặc cắt cánh mũi. Sau đó sử dụng sụn vách ngăn hoặc sụn sườn và một phần sụn tai để tạo hình đầu mũi, giúp đầu mũi thon gọn, hài hòa hơn với gương mặt. Dùng sụn tự thân để dựng trụ mũi và bọc đầu mũi sẽ đảm bảo tối đa tính an toàn cho mũi, hạn chế phần lớn biến chứng về sau. Kết quả mũi được tạo dáng có tỉ lệ phù hợp nhất với khuôn mặt bệnh nhân, với độ cao hợp lý, cánh mũi nhỏ, đầu mũi gọn, khi nhìn nghiêng dáng mũi sẽ có độ cong nhẹ, mềm mại và hài hòa.
Như vậy, với những bước tiến lớn trong ngành thẩm mỹ ngày nay, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm đến với các bệnh viện hay thẩm mỹ viện uy tín để chỉnh sửa lại cho mình dáng mũi đúng như mong muốn, lấy lại sự tự tin cho chính bản thân mình.
Lộ sóng (lộ sống), bóng đỏ da là những biến chứng khá phổ biến sau phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt là khi bệnh nhân đặt miếng độn mũi bằng sụn nhân tạo như silicone hay goretex…
Sau nâng mũi tùy tình trạng cơ địa, thể chất mỗi người mà có thể xảy ra một vài hiện tượng hậu phẫu.
Nâng mũi làm đẹp là một trong những nhu cầu tất yếu ngày nay của một bộ phận không nhỏ nam và nữ giới.
Phần đầu mũi được coi là bộ phận khó xử lý nhất trong phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt với những bệnh nhân bị mũi ngắn, hếch.
Mũi co rút là tình trạng biến dạng bên trong và bên ngoài mũi, xảy ra khá phổ biến sau nâng mũi. Nhiều người thường gọi mũi co rút là “mũi heo” do việc hình thành mô sẹo ở bên trong và bên ngoài da khiến cho da bị dày và theo thời gian lượng mô xơ sẹo này sẽ khiến đầu mũi bị hếch ngược lên.
- 0 trả lời
- 1425 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi e sửa gần 1 năm sụn tai bị lộ ra, nhìn góc nghiêng thấy rõ cạnh sắc nhọn và sụn tai độn lên giống như mũi đang bị sưng. Cho e hỏi e nên nhờ bác sĩ bọc thêm megaderm ở đầu mũi để che đi sụn tai hoặc gọt bớt cạnh sắc nhọn của sụn tai hay phải hạ thấp đầu mũi xuống ạ? Cách nào là tốt nhất, còn cách nào khác tốt hơn để khắc phục không, mong các bác sĩ tư vấn, e cảm ơn ạ.
- 1 trả lời
- 190 lượt xem
Chào bác Huy, em nâng mũi xong bị nhìn thấy rõ cục sụn như vầy thì có cách nào khắc phục không, ngoài ra thì không có sưng đau hay bóng đỏ gì hết ạ?
- 1 trả lời
- 133 lượt xem
Thưa bác sĩ, em mới nâng mũi sụn sườn được gần 1 tháng, nhưng chỗ vết thương ở khu vực lấy sụn bị lòi sụn ra và đầu mũi bị méo thì có cách nào khắc phục được nữa không?
- 6 trả lời
- 1228 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi là nam giới, Châu Á với da dày và sống mũi rất thấp. Tôi đã tham khảo ý kiến vài bác sĩ, tất cả họ đều khuyên nên thu lấy sụn sườn để nâng mũi, nhưng một số khuyên dùng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) và một số khuyên dùng miếng rụn rắn. Mục tiêu của tôi là nâng mũi cao hơn và tự nhiên, không cần quá cao nhưng phải có nét. Vậy khác biệt giữa hai loại sụn nghiền nát và sụn rắn là gì?
- 1 trả lời
- 9213 lượt xem
Mũi e sửa 2 lần trong vòng 2 tháng ở spa lần đầu bị đỏ đầu và lộ sụn ( k thủng ) đầu mũi , sau đó sửa lại lần 2 thi vẫn bị đỏ và trong vong hơn 1 tháng mà e bị tấy đỏ lên 3 lần , lần cuối bị nặng nhất có cả mủ nên em tháo sụn , hôm nay em tháo được 1 tuần thì bị lõm và lồi ở đỉnh mũi phần đầu mũi gần nhân trung thi cứng , khi tháo không đặt trung bì gi hết ạ , chỉ mỗi thao tác tháo ra thôi ạ. Bs cho e hỏi nếu e không muốn làm lại mũi nữa thi có cách gi để làm mũi hết bị lồi lõm không ạ ? Và nếu làm lại thì bao giờ làm lại được ạ .