Ưu và nhược điểm của việc nâng mũi lại ngay sau khi rút sụn mũi vì nhiễm trùng?
Vấn đề tôi quan tâm nhất lúc này trong trường hợp của bạn đó là, rất khó có thể khử trùng hoàn toàn một miếng Goretex ở trong mũi. Và nếu rút miếng độn này ra trong khi nó chưa được vô trùng thì có thể sẽ để lại vi khuẩn ở trong mô mũi của bạn. Cộng thêm với việc đặt thêm một vật liệu không có mạch như mô mỡ thì có thể đó sẽ chính là nguồn cung cấp thức ăn cho lũ vi khuẩn còn lại đó. Điều này sẽ khiến miếng goretex mới được đặt vào lại bị nhiễm trùng. Ngoài ra mô mũi đang bị nhiễm trùng thường có khả năng cung cấp máu kém do đó sẽ có ít lượng mô khỏe mạnh che phủ lên miếng độn mới sau khi đặt vào. Mô bị nhiễm trùng cũng có khả năng đàn hồi thấp hơn và khả năng hồi phục sau khi chịu tác động trong quá trình phẫu thuật kém hơn.
Tiếc là bạn không gửi kèm hình ảnh nên tôi không biết rõ tình trạng mũi hiện tại của bạn. Tốt nhất bạn nên tham khảo thêm với một bác sĩ chuyên về nâng mũi khác để chắc chắn hơn. Cá nhân tôi sẽ khuyên nên loại bỏ miếng độn và để cho mũi ổn định một thời gian. Một khi hết nhiễm trùng và môi trường trong mũi an toàn hơn bạn có thể nâng mũi lại với Goretex, silicone hoặc sụn tự thân.
Khi mũi bị nhiễm trùng, việc loại bỏ miếng độn, sau đó đặt mỡ tự thân vào và đặt một miếng độn khác vào luôn có vẻ không phải cách tôi thường làm. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ giải thích lý do tại sao lại làm như thế, hỏi ông ấy xem trước đó đã có trường hợp nào làm như vậy chưa và quan trọng hơn là trường hợp đó có ổn không, có thành công không. Nếu là tôi thì tôi thường rút sụn nâng mũi ra trước, sau đó để mô bạn lành/hồi phục lại trong ít nhất 3 tháng rồi mới nâng mũi lại bằng sụn sườn tự thân chứ không phải bằng một miếng goretex khác.
Rất tiếc cho trường hợp của bạn, tuy nhiên tình trạng này cũng khá phổ biến trong nâng mũi đặt vật liệu nhân tạo. Nhìn chung vật liệu nâng mũi nên được loại bỏ càng sớm càng tốt, sau đó toàn bộ vùng mũi sẽ được làm sạch bằng kháng sinh và bạn sẽ cần chờ một thời gian để điều trị triệt để nhiễm trùng và mô ổn định rồi mới nâng mũi lại. Nếu vật liệu nâng mũi mới được đặt vào trước khi sạch vi khuẩn thì nó sẽ lại tiếp tục bị nhiễm trùng. Hãy tư vấn với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có đầy đủ trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
Khó có thể nói được gì nếu không được kiểm tra trực tiếp. Bạn nên hỏi bác sĩ của mình xem vật liệu độn hiện tại có bị nhiễm trùng không, nếu có thì cần rút ra luôn. Nếu chỉ là nhiễm trùng mô thôi, miếng độn không bị gì thì sẽ có nhiều cách xử lý khác. Tôi nghĩ nếu đặt một miếng độn mới vào khi mũi vẫn còn nhiễm trùng thì sẽ có vấn đề vì vi khuẩn có thể lại lây lan sang miếng độn mới. Nói chung bạn cần hỏi và đánh giá lại với bác sĩ của mình.
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7353 lượt xem
Ưu và nhược điểm của ghép cân cơ trong nâng mũi?
Bác sĩ phẫu thuật nói với tôi là sẽ ghép cả sụn tai và cân cơ để nâng sống mũi. Vậy nguy cơ từ cân cơ là gì, điều này có thường được thực hiện trong quy trình nâng mũi lần đầu không? Hay đây là vật liệu ghép thường được dùng trong quy trình chỉnh sửa. Thời gian hồi phục liệu có lâu hơn không?
- 4 trả lời
- 4762 lượt xem
Ưu điểm của sụn tai trong nâng sống mũi ở người Châu Á?
Lợi thế của sụn tai khi được sử dụng để xây xưng sống mũi ở người châu Á là gì?
- 4 trả lời
- 873 lượt xem
Có thể nói nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay bởi mũi là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét hài hòa, cân đối cho khuôn mặt.
Mỗi sắc tộc lại có những đặc điểm cấu trúc giải phẫu và hình dạng mũi riêng.