Đặc điểm cấu trúc thẩm mỹ mũi người Đông Á và các dáng mũi thường gặp
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Mũi người Đông Á cũng có nhiều đặc điểm khác biệt so với mũi người Phương Tây và chính những đặc điểm này tạo nên những khác biệt trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi.
Đặc điểm cấu trúc thẩm mỹ mũi người Đông Á
Mũi người Đông Á điển hình với hình dạng thấp và nhỏ. Các thành phần xương ở vùng giữa mặt và vách ngăn mũi thường nhỏ, ngắn và kém phát triển, do đó phần gốc mũi thường thấp, điểm Rhinion (đầu tận phía dưới của đường khớp 2 xương chính mũi) và chiều cao sống mũi cũng thấp. Vách ngăn mũi ngắn với góc vách ngăn phía trước thấp nên phần đầu mũi cũng thấp và thiếu độ nhô. Một đầu mũi thấp, hơi hếch lên thì thường lớp da ở vùng này cũng dày hơn, chiều rộng cánh mũi từ đó nhìn cũng rộng hơn.
Nhìn từ phía dưới, lỗ mũi người Đông Á thường tròn hơn so với lỗ mũi hình giọt nước thanh thoát ở người phương Tây. Điều này cũng là do đầu mũi thấp, thiếu độ nhô. Trụ mũi cũng thường ngắn và bị co rút do thiếu sự hỗ trợ từ đuôi vách ngăn.
Ở phía trong, sụn vách ngăn nhìn chung nhỏ hơn so với ở mũi người Phương Tây, và chính điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến đầu mũi ngắn, hếch. Việc sụn vách ngăn nhỏ, dẫn đến số lượng sụn ít cũng dẫn tới tình trạng không có nhiều hoặc không có đủ sụn vách ngăn tự thân để tạo hình đầu mũi và sử dụng cho phần trụ mũi trong quy trình nâng mũi.
Nhìn chung, nếu như chia mũi ngoài ra làm 3 phần: gốc mũi (phần giữa hai mắt), sống mũi và đầu mũi thì người Đông Á đặc trưng với gốc và sống mũi thấp, đầu mũi tẹt, thấp, rộng, phình ra hình củ hành, trụ mũi ngắn, hình dáng cánh mũi loe, nền cánh mũi rộng và góc mũi môi nhọn.
Nguyên tắc trong nâng mũi ở người Đông Á
Chính những đặc điểm nêu trên mà trong tạo hình mũi người Đông Á, nguyên tắc cơ bản nhất là tăng chiều cao gốc mũi, sống mũi, tăng độ nhô phần đầu mũi và cuối cùng có thể cần điều chỉnh độ sa và độ loe của cánh mũi (thu gọn cánh mũi) hoặc nền mũi. Nhiều người Đông Á có mức độ sa cánh mũi nhất định. Các nghiên cứu đã phân loại cánh mũi và trụ mũi của người Đông Á thuộc loại 4 đến loại 6 trong hình dưới đây.
Việc thay đổi hình dáng của những cấu trúc nói trên sẽ cải thiện được góc mũi trán và góc mũi môi của khuôn mặt, khiến khuôn mặt trở nên cân đối, hài hòa hơn.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến đặc điểm da và mô dưới da vùng mũi ở nhóm người này vì đây là một trong những yếu tố tiên lượng cho sự thành công của ca phẫu thuật. Đặc trưng của lớp da và mô dưới da của người Đông Á là có độ dày và độ nhờn thay đổi. Gốc mũi là phần có da dày nhất với độ dày trung bình là 3,3 mm; khớp gian mũi (điểm Rhinion) là vị trí có da mỏng nhất khoảng 2,4 mm và độ dày da đầu mũi vào khoảng 2,9mm. Do đó tùy vào tình trạng da mà bác sĩ có thể lựa chọn loại vật liệu nâng sống mũi cũng như thiết kế miếng độn cho phù hợp.
Kích thước và độ mạnh của cặp sụn cánh mũi cũng là yếu tố quyết định đến hình dạng của đầu mũi. Các sụn cánh mũi ở người Châu Á thường mỏng và yếu, chỉ có thể đủ sức hỗ trợ một chút cho lớp da dày và lớp mô xơ mỡ phủ ở trên. Do đó, thao tác can thiệp vào sụn cánh mũi ngày càng trở nên phổ biến hơn trong phẫu thuật tạo hình mũi ở người Đông Á, để mang lại một chiếc mũi chắc chắn sau nâng.
Và cuối cùng, trong phẫu thuật nâng mũi ở người Đông Á, để nâng cao sống mũi các bác sĩ có thể chọn các vật liệu nhân tạo như silicone, goretex ... hoặc thậm chí là sụn tự thân như sụn sườn. Đối với phần đầu mũi, lựa chọn tốt nhất là sụn tai hay sụn vách ngăn. Tuyệt đối không sử dụng sụn nhân tạo cho phần đầu mũi này để tránh các biến chứng đáng tiếc.
Các dáng mũi thường gặp ở người Đông Á
Vì sở hữu các đặc điểm đặc trưng riêng nên ở người Đông Á thường có một số dáng mũi phổ biến như:
Mũi ngắn, hếch
Đặc điểm của dáng mũi ngắn, hếch là chiều dài của mũi ngắn so với khuôn mặt, có khuynh hướng lộ rõ lỗ mũi và đầu mũi thường hơi hếch lên.
(Tham khảo: Mũi ngắn, hếch nên khắc phục bằng phương pháp nâng mũi nào?)
Mũi thấp, tẹt
Loại mũi này nổi bật với gốc và sống mũi thấp, đầu mũi tẹt khiến cho mũi có vẻ rộng và kém thanh thoát
(Tham khảo: Nâng mũi cấu trúc chỉnh sửa mũi thấp, tẹt)
Mũi to, hình dáng củ hành
Đặc thù với đầu mũi to, quá khổ, da đầu mũi dày.
(Tham khảo: Cách khắc phục đầu mũi to, mũi củ hành)
Mũi gồ
Đặc điểm rõ rệt nhất của loại mũi này là sống mũi nhô lên, xương mũi bè và sụn vách ngăn dưới mũi yếu
(Tham khảo: Phẫu thuật tạo hình chỉnh sửa mũi gồ)
Cánh mũi rộng
Cánh mũi rộng, bè thường đi kèm với tình trạng đầu mũi tẹt, thấp, lỗ mũi to.
(Tham khảo: Phẫu thuật chỉnh hình, thu gọn cánh mũi)
- 5 trả lời
- 3522 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi của tôi rất thấp, tẹt. Tôi đã muốn nâng mũi từ lâu nhưng vẫn lo lắng không biết có nên hay không. Lý do chính còn chần chừ là vì tôi sợ phải hạn chế hoạt động sau khi làm, thậm chí có thể muốn xoa mũi cũng không được. Tôi cũng sợ sau khi làm mình sẽ không thích kết quả. Vậy liệu mũi sau khi làm có thể rút sụn và về lại như cũ không?
- 4 trả lời
- 1606 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi rất quan tâm đến việc nâng mũi. Mũi tôi bị hếch, đầu mũi to, da lại dày. Tôi đã tham khảo ý kiến với một vài bác sĩ, nhưng họ chỉ khuyên nên nâng sống mũi bằng vật liệu nhân tạo, tạo hình đầu mũi bằng các miếng ghép từ sụn tự thân, chứ không đề cập gì đến việc làm mỏng mô mỡ dày ở da mũi. Xin bác sĩ cho tôi xin thêm lời khuyên về tình trạng của mình.
- 1 trả lời
- 953 lượt xem
Đây là mũi tự nhiên của em. Mũi của e nhỏ và hếch hở lỗ mũi ạ. Em nên nâng kiểu gì cho đẹp vậy ạ?
- 2 trả lời
- 3098 lượt xem
Mũi em hơi thấp phần sống mũi , và mũi hơi ngắn ,da mũi mỏng thì em nên nâng kiểu gì ạ. Em đọc trên mạng thấy nhiều chị gặp biến chứng phải tháo mũi, nên muốn tìm hiểu kỹ. Em muốn nâng 1 lần và giữ được lâu bền ấy ạ.
- 3 trả lời
- 934 lượt xem
Phẫu thuật nâng mũi ở người có mũi ngắn liệu có phức tạp hơn so với quy trình nâng mũi tiêu chuẩn bình thường không? Hay là không có sự khác biệt gì?
- 3 trả lời
- 1716 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật tạo hình đầu mũi được vài ngày vì nó quá to, mũi củ hành. Tôi đã yêu cầu bác sĩ kéo dài mũi vì thấy mũi mình quá ngắn. Nhưng bây giờ tôi thậm chí còn thấy mũi ngắn hơn trước kia. Mặc dù vẫn còn sớm nhưng rõ ràng nó thực sự RẤT NGẮN, tôi nghĩ không phải chỉ sưng nề gây ra tình trạng này.
- 4 trả lời
- 1777 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi thực sự không thích chiếc mũi quá to của mình, nhất là khi cười. Tôi muốn sửa sao cho nó nhỏ đi một chút và đầu mũi không tròn như vậy nữa. Nhưng da tôi lại rất dày, tôi sợ chính điều đó gây khó khăn hơn cho ca phẫu thuật mũi. Tôi cũng thích phương pháp mổ kín hơn, liệu có thể không, và nên làm gì để mũi tôi trông tự nhiên nhất có thể?
- 5 trả lời
- 1942 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi của tôi quá to, quá nhiều mô mũi và không có đường nét rõ ràng, trông không khác gì một khối thịt. Liệu nâng mũi có khắc phục được vấn đề này không và sẽ cần phải làm những gì?
- 4 trả lời
- 1543 lượt xem
Tôi là nam giới 34 tuổi, da nhờn và từng có mụn trứng cá. Một bác sĩ đã khuyên tôi nên phẫu thuật nâng mũi và thu gọn cánh mũi, tuy nhiên tôi thấy mình thực sự không cần tăng độ nhô của mũi. Tôi sợ đặt một miếng ghép mũi nhân tạo vào sẽ khiến mũi mình quá cao, quá nổi bật, tôi chỉ muốn thay đổi một chút. Liệu chỉ phẫu thuật thu gọn cánh mũi có đủ để giảm chiều rộng của mũi không? Tôi có thể thu gọn cánh mũi trước, nếu chưa đủ thì sau đó mới đặt vật liệu độn nâng sống có được không? Tôi có nên thu gọn cánh mũi bằng kỹ thuật cắt mô từ bên ngoài lỗ mũi, thay vì cắt từ bên trong lỗ mũi và vết sẹo sẽ nằm bên ngoài lỗ mũi hay không?
- 3 trả lời
- 1492 lượt xem
Mũi tôi như này thì phải chỉnh sửa bằng cách nào. Ngoài ra tôi cũng thấy có nhiều rủi ro khi đặt miếng ghép từ vật liệu nhân tạo. Vậy trường hợp của tôi thì nên chọn cách nào?
- 4 trả lời
- 1682 lượt xem
Mũi của tôi là điển hình cho mũi châu Á với sống mũi rất thấp. Liệu có cách nào nâng nó lên cao hơn một chút để tôi có thể đeo kính theo đúng nghĩa kính nằm trên sống mũi chứ không phải nằm trên hai bên má như hiện tại không? Liệu nâng sống mũi mà không dùng sụn nhân tạo, thay vào đó chỉ dùng sụn tự thân có khắc phục được vấn đề này không? Nên dùng sụn sườn hay sụn tai? Đây là vấn đề duy nhất của tôi, tôi không cần làm thon gọn mũi, chỉ cần nâng cao sống mũi lên một chút.
- 4 trả lời
- 2344 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi rất ghét chiếc mũi thấp cả sống và đầu mũi này của mình. Liệu có thể nâng mũi bằng cách tiêm filler không. Tôi muốn trông mũi thật tự nhiên. Chi phí tiêm filler ẽ là bao nhiêu. Nếu filler không hiệu quả thì phương pháp nào có thể mang lại chiếc mũi tự nhiên cho tôi?
- 3 trả lời
- 2815 lượt xem
Tôi chỉ muốn chỉnh sửa đầu mũi và không muốn đặt bất cứ vật liệu nhân tạo nào vào mũi mình. Có cách nào xử lý được không ạ?
- 1 trả lời
- 966 lượt xem
Mũi em nhìn không rõ ràng khối mũi,tổng thể như một hình tam giác.Vậy em nâng thu gọn đầu mũi hay cánh mũi ạ.Em không muốn lỗ mũi mình nhỏ lại.
- 3 trả lời
- 1529 lượt xem
Chào bác sĩ, tháng tới tôi sẽ phẫu thuật thu gọn cánh mũi, tuy nhiên tôi lại khá lo lắng về kết quả. Với tình trạng mũi hiện tại của tôi thì chỉ thu gọn cánh mũi thôi thì liệu có mang lại kết quả khả quan không? Tuyến bã nhờn vùng da đầu mũi của tôi khá dày, nên có thể chỉ với quy trình này sẽ không thể tinh chỉnh phần đầu/chóp mũi được.
Đã qua rồi cái thời người ta “rón rén” ngại ngùng, sợ sệt khi nhắc đến phẫu thuật nâng mũi, ngày nay nâng mũi không chỉ để có được dáng mũi phù hợp, hài hòa với gương mặt mà còn để theo kịp xu hướng thẩm mỹ, làm đẹp trên thế giới.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Cùng với nâng mũi cấu trúc, người ta cũng còn áp dụng kỹ thuật nâng mũi bán cấu trúc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng bệnh nhân. Trong quy trình này, bác sĩ chỉ can thiệp chỉnh sửa một phần cấu trúc mũi.
Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.
Ngày nay, mong muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp tự nhiên của chị em đã không còn quá xa vời với sự ra đời của rất nhiều phương pháp, công nghệ nâng mũi tiên tiến.
- 2 trả lời
- 3346 lượt xem
Mũi em bị lệch bẩm sinh như ảnh ( mũi chưa từng sửa gì). Giờ em muốn nâng thường nhưng nghe nói nếu mũi bị lệch phải nâng cấu trúc. Không biết có phải không? Nhưng em không muốn nâng cấu trúc. Xin các bác sĩ tư vấn với ạ
- 4 trả lời
- 873 lượt xem
Lợi thế của sụn tai khi được sử dụng để xây xưng sống mũi ở người châu Á là gì?
- 0 trả lời
- 788 lượt xem
Em nâng mũi cấu trúc 19 ngày, bao gồm thu cánh mũi, bọc đầu mũi bằng sụn tai, dựng trụ mũi, sống mũi thì giữ nguyên, đến hôm nay mũi em vẫn tương đối ổn, không viêm nhiễm hay bị đỏ, chỉ là phần chóp mũi có 1 vùng tròn tròn bóng bóng khá là khác vs vùng da xung quanh, e nghi là lộ sụn tai rồi. Nếu e để nguyên như vậy thì về lâu dài có ảnh hưởng gì không ạ. Còn nếu trong trường hợp e tháo hết sụn ra và cấy mỡ trung bì thì mũi em liệu có được 90% như mũi ban đầu không ạ, và em dự định không nâng nữa thì sau này khi mỡ tan e có phải cấy mỡ lại không ạ. Em cảm ơn bác sỹ ạ