Phẫu thuật tạo hình chỉnh sửa mũi gồ
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Mũi gồ là mũi không thẳng do sống mũi bị gồ xương lên, có người chỉ bị hơi gồ nhẹ một chút, có người lại gồ hẳn lên như mũi bị gẫy đứt đoạn do sụn hoặc xương nhô lên ở vùng giữa sống mũi.
Nguyên nhân mũi gồ chủ yếu là do bẩm sinh, tức là do hình thái xương tạo thành lúc nhỏ hoặc do tai nạn, chấn thương nặng khiến phần tiếp nối của xương chính mũi và sụn mũi trên không ăn khớp liên tục nên tạo ra điểm gồ, cong lượn. Nhưng người mũi bị gồ đa số đầu mũi sẽ bị dài nhọn và quặp xuống, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ khuôn mặt.
Xử lý mũi gồ thường được coi là một quy trình phẫu thuật thu gọn mũi. Mục đích chính của quy trình này là mang lại đường viền sống mũi tự nhiên thông qua việc thu gọn sống mũi vừa đủ, đồng thời xử lý các vấn đề của một vòm mũi hở. Mặc dù có những bệnh nhân châu Á có bướu gồ lớn, nhưng hầu hết mũi gồ ở người Châu Á đều khác với ở người phương Tây ở chỗ kích cỡ bướu gồ không to và mũi thường có phần sống thấp, đầu mũi không nhô cao và không hếch lên. Về mặt tự nhiên, việc chỉnh sửa mũi gồ ở người Châu Á đòi hỏi những thao tác kỹ thuật khác biệt rõ rệt so với người Phương Tây.
Đôi khi với tình trạng bướu gồ nhỏ, bệnh nhân có thể chỉ cần nâng sống và đầu mũi là có thể loại bỏ được hình dạng mũi gồ mà không cần phải tiến hành cắt bỏ bướu gồ, hoặc nếu có thì chỉ cần thực hiện vài thao tác cắt bỏ đơn giản.
Các điểm cần đánh giá trước khi phẫu thuật xử lý mũi gồ
Đầu tiên cần xác định dáng mũi phù hợp nhất với bệnh nhân, trong đó bao gồm độ cao của sống mũi, độ nhô và độ hếch của phần đầu mũi. Tiếp đó đánh giá đến các vấn đề thực tế như: độ dày da mũi, đặc điểm của bướu gồ, tình trạng lệch, chiều dài của các xương chính mũi. Các đặc điểm của gồ mũi cần được đánh giá qua việc xem xét kỹ hình ảnh và sờ nắn bằng tay. Bướu gồ có thể lan rộng hoặc chỉ ở một điểm. Bướu gồ lan rộng thường có các thành phần xương và sụn trong khi đó bướu gồ tại một điểm có thể là do sự nổi bật của xương chính mũi và/hoặc sụn cánh mũi trên.
Ngoài ra cần lưu ý đến tình trạng bướu gồ giả, là hiện tượng nhìn thấy rõ vị trí nổi bật ở sống mũi trông giống như mũi gồ nhưng thật ra không phải, tình trạng này có thể là do gốc mũi sâu và/hoặc vùng gần phần trên của đầu mũi bị suy yếu. Trong trường hợp này nên tập trung vào việc khôi phục lực hỗ trợ và nâng sống mũi thay vì cắt bỏ gồ mũi.
Lưu ý khi đánh giá mũi gồ, không nên chỉ đánh giá với góc nhìn nghiêng mà cần đánh giá cả góc nhìn thẳng mặt phía trước. Các dấu hiệu cho thấy có tình trạng bướu gồ khi nhìn ở góc thẳng mặt có thể bao gồm: đường thẩm mỹ từ đầu lông mày xuống đầu mũi không tự nhiên (co hẹp, mở rộng hoặc gãy…), phản xạ ánh sáng ở vùng bướu gồ và da bị bào mỏng với chứng xung huyết da hoặc đổi màu da. Tạo được đường thẩm mỹ tự nhiên từ đầu lông mày xuống đầu mũi cũng quan trọng như việc tạo được hình dạng mũi lý tưởng.
Quy trình phẫu thuật chỉnh sửa và tạo hình mũi gồ
Chỉnh sửa và tạo hình mũi gồ là một quy trình khá phức tạp vì nó tác động trực tiếp đến phần xương gồ ở sống mũi. Theo đó tùy từng tình trạng khách hàng mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp chỉnh sửa phù hợp nhất cũng như lựa chọn phương pháp mổ kín hoặc mổ hở.
Phương pháp mổ kín (rạch ở tiền đình phía trong mũi) thường được áp dụng cho nhưng trường hợp có bướu gồ nhỏ tại một điểm, bệnh nhân chỉ cần chỉnh sử nâng phần sống mũi chứ không cần thêm các thao tác nào khác như chỉnh sửa xương hay đặt thêm các miếng ghép cho phần sống mũi; đối với phần đầu mũi cũng không cần xử lý nhiều.
Phương pháp mổ hở (rạch qua đường trụ mũi và cánh mũi) thường được áp dụng cho những bệnh nhân cần xử lý bướu gồ lớn hơn, xử lý sụn vách ngăn hay các biến dạng đi kèm, đồng thời cần chỉnh sửa đầu mũi nhiều.
Bước 1 – bóc tách và thu lấy sụn vách ngăn: Nếu vách ngăn bị lệch nhiều hoặc cần lấy sụn vách ngăn thì đầu tiên sẽ tiến hành thao tác chỉnh hình vách ngăn và thu lấy sụn tùy theo nhu cấu.
Bước 2 – chỉnh hình đầu mũi: Điểm khác biệt lớn nhất giữa phẫu thuật nâng mũi thông thường và phẫu thuật chỉnh sửa mũi gồ là cần chỉnh hình đầu mũi trước (thực hiện khoảng 90% các thao tác ở đầu mũi) rồi mới đến tạo hình ở sống mũi. Lý do là vì việc chỉnh sửa đầu mũi trước sẽ giúp giảm nhu cầu thu gọn sống mũi, hoặc thậm chí không cần thu gọn sống mũi nữa.
Theo đó bác sĩ sẽ lần lượt thực hiện các thao tác tạo hình đầu mũi nếu cần, có thể bao gồm đặt thanh chống trụ mũi để tạo trụ mũi vững chắc, đặt miếng ghép mở rộng vách ngăn để kéo dài đầu mũi hay đặt miếng ghép xếp chồng để nâng cao đầu mũi….
Bước 3 – thu gọn bướu gồ: Tùy tình trạng bướu gồ to hay nhỏ, mà các bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật thu gọn bướu gồ khác nhau. Bác sĩ có thể chỉ cần cắt bỏ phần xương mũi gồ lên, hoặc có thể cần cắt bỏ cả xương mũi cả phần vách ngăn và hai bên sụn cánh mũi trên. Sau đó sẽ tiếp tục các thao tác cắt tỉa hoặc đặt các miếng ghép bổ sung tạo một lớp nền vững chắc để nâng cao sống mũi.
Một số trường hợp bướu gồ khá nhỏ thì bác sĩ chỉ cần tiến hành các thao tác giũa xương đơn giản, kết hợp cắt tỉa một chút sụn vách ngăn phần sống mũi là có thể xử lý được phần bướu gồ cũng như đủ để đạt được độ cao sống mũi mong muốn hoặc có được một lớp nền để nâng cao sống mũi hơn nữa.
Bước 4: nâng sống mũi và tinh chỉnh đầu mũi: Cuối cùng thực hiện nâng sống mũi và gốc mũi bằng miếng độn. Phần gốc mũi thay vì dùng miếng độn có thể sử dụng mô mềm hoặc sụn đã được nghiền nát để nâng cao vì sụn cứng sẽ dễ bị lộ ở vị trí này. Tinh chỉnh đầu mũi sẽ là thao tác được thực hiện cuối cùng để mang lại một chiếc mũi hài hòa. Sau đó sờ nắn và kiểm tra lại toàn bộ mũi để đảm bảo các yếu tố thẩm mỹ như mong muốn.
Tùy vào cơ địa và tình trạng mỗi người mà kết quả sau phẫu thuật sẽ khác nhau nhưng chắc chắn nếu được thực hiện bởi bác sĩ có đẩy đủ trình độ chuyên môn thì mũi sẽ hết gồ, sống mũi sau chỉnh sửa sẽ cao, thẳng, tự nhiên. Đầu mũi đẹp không còn bị quặp xuống và vết mổ cũng không để lại sẹo. Đặc biệt khuôn mặt trở nên duyên dáng và trông sang hơn.
Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật mũi gồ
Chỉnh sửa và tạo hình mũi gồ nếu không đảm bảo kỹ thuật có thể để lại một số biến chứng đáng tiếc như: biến dạng sống mũi hình chữ V ngược, các vấn đề về chức năng mũi (như hẹp van mũi trong…), sống mũi vẫn còn cong gồ, hay sống mũi bất thường....
- 4 trả lời
- 1382 lượt xem
Quá trình hồi phục khi có kết hợp cả đục xương có lâu không?
- 3 trả lời
- 736 lượt xem
Mũi tôi bị gồ và tôi chỉ quan tâm đến việc loại bỏ bướu gồ chứ không cần nâng sống hay tạo hình mũi. Tôi có up ảnh mũi hiện tại và ảnh mũi mong muốn. Liệu tôi có thể có được chiếc mũi như mong muốn như thế không?
Không phải cứ nâng cao sống mũi là đẹp, nâng mũi có thể cải thiện được tình trạng mũi tẹt, mũi thấp nhưng đối với những người có cánh mũi quá to, thô bè sang hai bên thì chỉ nâng mũi là chưa đủ, thay vào đó chúng ta phải kết hợp cả thu gọn cánh mũi.
Độ rộng - hẹp hay dày - mỏng của cánh mũi tác động không nhỏ đến nét thanh tú cũng như sự hài hòa của chiếc mũi.
Trong phẫu thuật tạo hình mũi, chỉnh sửa mũi lệch, vẹo hoặc xoắn là một trong nhưng quy trình phẫu thuật thách thức nhất.
Ngoài tình trạng mũi ngắn, thấp, tẹt, thô bè thì mũi dài cũng là một trong những hình dạng mũi khiến nhiều bệnh nhân đau đầu.
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
- 5 trả lời
- 7353 lượt xem
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 3 trả lời
- 1716 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật tạo hình đầu mũi được vài ngày vì nó quá to, mũi củ hành. Tôi đã yêu cầu bác sĩ kéo dài mũi vì thấy mũi mình quá ngắn. Nhưng bây giờ tôi thậm chí còn thấy mũi ngắn hơn trước kia. Mặc dù vẫn còn sớm nhưng rõ ràng nó thực sự RẤT NGẮN, tôi nghĩ không phải chỉ sưng nề gây ra tình trạng này.
- 4 trả lời
- 1382 lượt xem
Quá trình hồi phục khi có kết hợp cả đục xương có lâu không?
- 3 trả lời
- 1083 lượt xem
Chào bác sĩ, cách đây 2 năm tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi bằng silicone và bọc sụn tai đầu mũi để cải thiện độ nhô. Tôi rất hài lòng về chiều cao sống mũi hiện tại nhưng bây giờ muốn chỉnh sửa đầu mũi một chút. Ngoài ra tôi cũng quan tâm đến việc đục xương để chỉnh sửa xương mũi (vị bác sĩ cũ khuyên như thế) nhưng không biết như thế có ảnh hưởng đến silicone hiện tại không? Có cần thay thế luôn không?
- 2 trả lời
- 1094 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã sửa mũi được 11 tháng rồi, vẫn đang thấy mũi thay đổi nhưng không nhiều. Vấn đề là đầu mũi đến bây giờ trông vẫn rất sưng và cứng, phải nhìn kỹ mới thấy được đường viền đầu mũi thay đổi. Bác sĩ nói rằng mũi của tôi vẫn đang thay đổi, nhưng tại sao đầu mũi lại lâu thay đổi thế?