Trong phẫu thuật chỉnh sửa mũi gồ ở người Châu Á, có cần đục xương không hay chỉ cần cạo bỏ bướu gồ?
Điều này phụ thuộc vào kích thước bướu gồ cần loại bỏ. Nếu đó là bướu nhỏ thì có thể chỉ cần cạo bớt xương hoặc sụn. Nhưng nếu đó là bướu lớn thì việc loại bỏ xương hoặc sụn sẽ để lại một sống mũi bị hở (giống như “mái hở”) và bạn sẽ cần phải đục xương để di chuyển xương vào trong nhằm đóng kín “mái hở” này. Việc này cần thực hiện để vừa đảm bảo cấu trúc mũi vững chắc vừa tránh tình trạng sống mũi quá rộng. Loại bỏ bướu gồ nếu có kết hợp cả đục xương sẽ khiến mũi bị sưng bầm nhiều hơn, do đó thời gian hồi phục ban đầu có thể tăng lên khoảng 1 tuần, tuy nhiên thời gian ổn định mũi hoàn toàn sau nâng có thể lên đến 1 năm.
Nhiều trường hợp mũi gồ là do phần sống mũi hơi bị gồ lên kết hợp với phần gốc mũi giữa hai mắt quá thấp. Để chỉnh sửa sống mũi thẳng, một phần bướu gồ sẽ được cạo đi, sau đó phần gốc mũi giữa hai mắt sẽ được nâng cao bằng mô tự thân của chính bệnh nhân để tạo sống mũi thẳng, cân đối. Nếu trường hợp của bạn giống như này tức là bướu gồ nhỏ thì thường sẽ không cần đục xương để di chuyển xương mũi vào trong vì lượng xương được cạo đi không đáng kể (nên không để lại “mái hở” trên xương mũi). Lý do khác khiến bạn có bướu gồ nổi bật là vì nửa dưới của mũi quá thấp. Trong trường hợp đó phần nửa dưới của sống mũi sẽ cần đặt mảnh ghép để thẳng với xương mũi sau khi đã cạo bướu gồ. Trong trường hợp này xương mũi cũng không cần phải dịch chuyển, do đó không phải đục xương. Không có hình ảnh rõ ràng nên tôi không biết được tình trạng của bạn, nhưng nhìn chung xử lý mũi gồ ở người châu Á thường hiếm khi vừa phải cạo bướu gồ vừa phải đục xương để di chuyển xương vào trong như ở người Phương Tây.
Mặc dù tình trạng sưng và bầm tím do đục xương mũi và dịch chuyển xương vào trong có thể nhiều hơn so với chỉ cạo bỏ bướu gồ đơn thuần, nhưng điều này cũng không có nghĩa là quá trình hồi phục sẽ lâu hơn. Sưng nề và bầm tím ban đầu sẽ tự hết trong vòng 2 tuần, sau đó sưng còn lại sẽ tiêu dần trong 12 tháng tiếp theo. Tuy nhiên bệnh nhân Châu Á thường có bướu gồ rất nhỏ và nguy cơ phải đục xương là rất thấp.
Tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc mũi cụ thể của bạn mà có thể không cần phải đục xương mũi nếu bướu gồ nhỏ. Trong một số trường hợp sau khi cạo bỏ bướu gồ, vùng phía trên bướu gồ sẽ cần chỉnh sửa lại một chút để tạo đường viền sống mũi mịn mượt. Nhìn chung quá trình hồi phục cũng không khác biệt gì nhiều nếu cần thực hiện thêm thao tác đục xương.
Có cần thiết phải thay thế miếng ghép silicone ở sống mũi nếu chỉ phẫu thuật chỉnh sửa đầu mũi và đục xương?
Chào bác sĩ, cách đây 2 năm tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi bằng silicone và bọc sụn tai đầu mũi để cải thiện độ nhô. Tôi rất hài lòng về chiều cao sống mũi hiện tại nhưng bây giờ muốn chỉnh sửa đầu mũi một chút. Ngoài ra tôi cũng quan tâm đến việc đục xương để chỉnh sửa xương mũi (vị bác sĩ cũ khuyên như thế) nhưng không biết như thế có ảnh hưởng đến silicone hiện tại không? Có cần thay thế luôn không?
- 3 trả lời
- 1084 lượt xem
Tại sao đầu mũi lại mất nhiều thời gian để giảm sưng và thấy rõ đường nét sau khi phẫu thuật chỉnh sửa?
Chào bác sĩ, tôi đã sửa mũi được 11 tháng rồi, vẫn đang thấy mũi thay đổi nhưng không nhiều. Vấn đề là đầu mũi đến bây giờ trông vẫn rất sưng và cứng, phải nhìn kỹ mới thấy được đường viền đầu mũi thay đổi. Bác sĩ nói rằng mũi của tôi vẫn đang thay đổi, nhưng tại sao đầu mũi lại lâu thay đổi thế?
- 2 trả lời
- 1099 lượt xem
Trong mũi lòi ra 1 cục sau phẫu thuật
Bác sĩ cho em hỏi, sau phẫu thuật trong mũi em có lồi ra 1 cục như hình, đó là sụn hay là sẹo lồi do phẫu thuật ạ. Cục đó khá to có thể to bằng hạt đậu nành, nó làm cho một bên đầu mũi phồng to hơn bên còn lại, làm mũi khi nhìn trực diện vào bị lệch sang bên bị phồng. Cho em hỏi có thể điều trị được không ạ và chi phí điều trị khoản tầm bao nhiêu ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
- 0 trả lời
- 1105 lượt xem
1 năm sau phẫu thuật nâng mũi: đây là mụn trứng cá hay silicone nâng mũi bị nhiễm trùng?
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
- 4 trả lời
- 6719 lượt xem
Ngứa và nóng rát mũi 2 tuần sau phẫu thuật: có phải nhiễm trùng không?
Tôi nâng mũi hai tuần trước, mọi thứ rất ổn nhưng đến hôm qua tôi bắt đầu bị ngứa và có cảm giác nóng rát ở bên trong mũi, như vậy có bình thường không? Hay liệu có phải nhiễm trùng không?
- 3 trả lời
- 5294 lượt xem
Chiếc mũi vốn được xem là một trong 5 “ngũ quan” quan trọng nhất trên cơ thể con người, bởi thế mà ai ai cũng muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp hài hòa với tổng thế khuôn mặt.
Mũi gồ có thể nói là một trong những nhược điểm lớn nhất ở dáng mũi người châu Á. Một chiếc mũi gồ sẽ khiến cho gương mặt trở nên dữ dằn, kém duyên và làm ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ của khuôn mặt.
Không phải cứ nâng cao sống mũi là đẹp, nâng mũi có thể cải thiện được tình trạng mũi tẹt, mũi thấp nhưng đối với những người có cánh mũi quá to, thô bè sang hai bên thì chỉ nâng mũi là chưa đủ, thay vào đó chúng ta phải kết hợp cả thu gọn cánh mũi.
Độ rộng - hẹp hay dày - mỏng của cánh mũi tác động không nhỏ đến nét thanh tú cũng như sự hài hòa của chiếc mũi.
Trong phẫu thuật tạo hình mũi, chỉnh sửa mũi lệch, vẹo hoặc xoắn là một trong nhưng quy trình phẫu thuật thách thức nhất.