Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bạn, rất tiếc là silicone khi đặt vào mũi sẽ không thể tồn tại vĩnh viễn trong đó và đến một thời điểm nào đó sẽ cần tháo ra. Vì nó là vật thể bên ngoài nên sẽ không bao giờ tích hợp trở thành một phần thực sự mũi của bạn, thay vào đó càng ngày nó sẽ càng bào mỏng mô da xung quanh nó. Điều này cuối cùng có thể làm rách da, dẫn đến lòi sụn.
Vấn đề bạn đang gặp phải là bị đỏ đầu mũi và tụt sụn, nếu không khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng lòi sụn. Vấn đề này sẽ giảm đáng kể khi sử dụng mô của chính bạn (sụn tự thân - ví dụ như bạn nói là sụn sườn). Sụn tự thân có tỉ lệ nhiễm trùng và dịch chuyển, di lệch thấp hơn rất nhiều so với sụn nhân tạo vì nó sẽ tích hợp vào thành một phần của mũi bạn, chứ không phải vẫn là một vật thể bên ngoài như silicone hay goretex. Trong khi đó, khi dùng sụn tự thân mũi bạn vẫn hoàn toàn có thể được nâng cao và tạo hình hiệu quả như sụn nhân tạo.
Bạn nên đến gặp một chuyên gia nâng mũi, có nhiều kinh nghiệm thực hiện các ca chỉnh sửa. Họ sẽ biết cách tốt nhất để loại bỏ silicone và tái tạo lại mũi cho bạn. Mũi có thể được tái tạo bằng mô của chính bạn và ang lại kết quả vĩnh viễn.
Vật liệu nhân tạo có thể bị tụt hoặc lòi ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi bạn không gặp vấn đề gì trong nhiều năm. Dấu hiệu ban đầu thường là sụn bị dịch chuyển, di động, da đỏ, sưng, mỏng da. Tốt nhất bệnh nhân nên điều trị sớm trước khi miếng độn xuyên lòi qua da.
Trong trường hợp của bạn, trước tiên cần loại bỏ thanh silicone chữ L, sau đó có thể thay thế bằng sụn sườn tự thân. Nhược điểm lớn nhất của sụn sườn là nguy cơ cong vênh. Tuy nhiên các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong sử dụng sụn sườn nâng mũi sẽ hiểu rõ các biện pháp cần thực hiện để khắc phục nhược điểm này và mang lại kết quả nâng mũi an toàn, lâu dài.
Từ hình ảnh bạn cung cấp, thanh silicone hình chữ L đang làm mỏng da đầu mũi, do đó bạn nên loại bỏ nó càng sớm càng tốt. Vì nếu không, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng lòi sụn, vấn đề chỉ còn là thời gian. Tôi thường loại bỏ phần dọc (tức là phần trụ mũi), để lại phần nằm ngang (phần sống mũi), sau đó nếu cần có thể đặt một mảnh ghép sụn tai để bọc và hỗ trợ thêm cho đầu mũi.
Bạn nên chỉnh sửa càng sớm càng tốt. Miếng độn silicone đang gây tổn hại không thể khắc phục được cho mô mũi của bạn. Sụn sườn là lựa chọn thay thế duy nhất và tốt nhất mang lại hiệu quả nâng mũi giống như miếng độn hình chữ L này. Sụn vách ngăn và sụn tai thì qúa yếu và quá ngắn. Kỹ thuật tạo hình và chạm khắc sụn sườn cẩn thận sẽ giảm được đáng kể nguy cơ cong vênh.
Có vẻ như thanh sụn hình chũ L của bạn đang bị tụt dần và đùn ra dưới lớp da đầu mũi mỏng manh. Nếu không muốn silicone đâm xuyên qua da để lại sẹo xấu phần đầu mũi thì bạn nên nhanh chóng đến khám bác sĩ. Nhược điểm của sụn sườn là nguy cơ cong vênh, tuy nhiên trong suốt nhiều năm làm nghề rất hiếm khi tôi thấy một bệnh nhân như bạn cần ghép sụn sườn; thông thường nếu có đủ sụn vách ngăn và sụn tai thì có thể dùng để nâng sống mũi và hỗ trợ đầu mũi sau khi tháo bỏ miếng độn silicone.
Dấu hiệu đầu mũi quá căng/phải chịu quá nhiều áp lực sau khi đặt sụn nâng mũi hình chữ L? Nguy cơ tụt sụn, lòi sụn?
Chào bác sĩ, 14 tháng trước tôi đã nâng mũi và được bác sĩ đảm bảo chỉ đặt silicone ở sống mũi, còn đầu mũi sẽ tạo hình lại bằng sụn vách ngăn. Tuy nhiên mới đây tôi phát hiện anh ấy đã đặt miếng độn hình chữ L cho mình, tôi sợ sau này nó sẽ bị đùn lòi ra. Cảm giác chóp mũi bây giờ hơi châm chích, nhói nhói, tôi vẫn nghĩ đó là do mũi còn sưng. Nhưng liệu đó có phải là do chóp mũi quá căng, chịu quá nhiều áp lực từ miếng độn không và liệu tôi có nguy cơ bị hoại tử mô không?
- 3 trả lời
- 1516 lượt xem
Sụn nâng mũi hình chữ L có dễ bị di lệch sau khi mũi bị va đập không?
Chào bác sĩ, tôi nâng mũi đặt miếng độn hình chữ L cách đây 3 tháng. Nhưng mới đây tôi vô tình bị va vào đầu mũi. Lúc va thì không đau nhiều nhưng sau đó bắt đầu cảm giác mũi hơi khó chịu. Ngoài ra đầu mũi trông cũng hơi đỏ. Liệu miếng độn có bị đùn, lòi ra không? Khi tôi bị va vào mũi liệu miếng độn có bị rơi ra hoặc lệch ra khỏi vị trí của nó không? Nếu cần loại bỏ và không nâng lại mũi thì chi phí sẽ là bao nhiêu?
- 2 trả lời
- 2180 lượt xem
Đầu mũi rất cứng sau vài năm nâng mũi bằng silicone hình chữ L
Chào bác sĩ, mũi tôi đã được đặt silicone hình chữ L, mặc dù tôi rất thích hình dạng mũi hiện tại nhưng đầu mũi bây giờ cảm giác rất cứng, điều đó khiến mọi người biết là tôi đã làm mũi. Tôi cũng nghe nói silicone hình chữ L sẽ tiếp tục làm mỏng đầu mũi và sớm hay muộn cũng cần sửa lại. Tôi rất lo lắng, liệu điều đó có đúng không, có phải ai cũng bị như vậy? Liệu tôi có nên phẫu thuật chỉnh sửa càng sớm càng tốt? Xin cảm ơn!
- 4 trả lời
- 1230 lượt xem
Muốn loại bỏ miếng ghép nâng mũi sau vài tháng, nhưng không biết mũi sẽ thế nào vì trước đó đã đục xương và tạo hình đầu mũi?
Mới đây tôi đã phẫu thuật nâng mũi, đặt miếng ghép silicone, đục xương để chỉnh sửa xương mũi, thu gọn vánh mũi và tạo hình đầu mũi với sụn vách ngăn. Nhưng bây giờ sống mũi của tôi trông quá thẳng, và không tự nhiên, hai bên lỗ mũi thì như bị bóp nhỏ vào (có thể do đầu mũi được nâng lên quá cao). Tôi thực sự chán nản, không biết có phải do sưng đã làm biến dạng mũi của tôi?
- 2 trả lời
- 4105 lượt xem
Cười có khiến silicone nâng mũi bị lệch không?
Chào bác sĩ, 4 tuần trước tôi đã thực hiện nâng mũi (sau 1 tuần thì được cắt chỉ). Bác sĩ có dặn tôi không được biểu cảm các nhóm cơ mũi – miệng quá mức trong 4 – 5 năm tuần sau do sợ làm lệch vật liệu độn. Nhưng thi thoảng tôi có buồn cười và cười không kiểm soát được và mới đây phát hiện mũi có vẻ hơi lệch về hướng trước kia nó từng bị lệch. Liệu có phải là do tôi cười không? Tôi đặt goretex, silicone ở sống mũi và sụn tự thân ở đầu mũi.
- 3 trả lời
- 8129 lượt xem
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dáng mũi về sau.
Cùng với nâng mũi cấu trúc, người ta cũng còn áp dụng kỹ thuật nâng mũi bán cấu trúc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng bệnh nhân. Trong quy trình này, bác sĩ chỉ can thiệp chỉnh sửa một phần cấu trúc mũi.
Chiếc mũi với sống cao, cánh mũi nhỏ luôn là tiêu chí hàng đầu để đánh giá một gương mặt đẹp.