Nâng mũi bằng sụn nhân tạo silicone
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nâng sống có thể nói là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với các bác sĩ phẫu thuật ở Châu Á vì đây là loại hình phẫu thuật đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên do nhu cầu lớn của khách hàng. Các vật liệu tự thân như sụn sườn, hay miếng ghép trung bì, trung bì mỡ cũng thường được các bác sĩ sử dụng khá nhiều, tuy nhiên silicone vẫn là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nâng sống mũi.
Silicone sử dụng trong nâng mũi là gì?
Silicone là loại vật liệu nhân tạo, không có mô hoặc mạch máu mọc xuyên qua nó sau khi đặt vào mũi. Do đặc tính không xốp này nên silicone không bám dính vào mô xung quanh mà sẽ được bọc bởi một bao xơ. Ngoài ra, nó cũng không bị biến dạng, dễ dàng khử trùng và dễ gỡ ra khi cần. Vật liệu này khá rẻ và được cung cấp sẵn với nhiều mức giá khá mềm.
Hình dáng phổ biến nhất của silicone trong nâng mũi là hình chữ L và chữ I. Dáng chữ L làm tăng độ cao của sống mũi và giúp tạo độ thon dài cho đầu mũi, trong khi đó hình chữ I chỉ giúp làm cao phần sống mũi. Tùy tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn hình dạng miếng độn silicone phù hợp. Do đặc điểm sống mũi mỗi người khác nhau, nên sau khi lựa chọn hình dạng miếng độn, bác sĩ hoàn toàn có thể đẽo gọt, thiết kế miếng silicone cho phù hợp với dáng mũi ở mỗi bệnh nhân.
Ưu và nhược điểm của Silicone
Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, dễ gọt giũa tạo dáng, dễ gỡ bỏ nếu muốn
- Không hạn chế về số lượng
- Giá cả phải chăng
- Tỷ lệ biến chứng vẫn ở mức chấp nhận được. Những biến chứng này chủ yếu do sai xót trong kỹ thuật và phán đoán của bác sĩ thực hiện chứ không phải do các đặc tính vốn có của chính vật liệu silicone.
Nhược điểm:
- Silicone so với một số vật liệu khác có đặc tính cứng hơn, có thể khiến dáng mũi cao nhưng không tự nhiên, theo thời gian sẽ tạo áp lực làm bào mỏng da khiến dễ bị lộ sống.
- Nếu gọt giũa không chính xác, silicone có thể bị trồi lên do miếng độn quá to và không vừa với vị trí đặt.
- Không thể sử dụng để nâng đầu mũi vì không giống như sống mũi tương đối cố định, đầu mũi thường dịch chuyển nhiều, do đó bắt buộc chỉ được dùng sụn tự thân cho phần đầu mũi
Quy trình nâng mũi bằng silicone
Đánh giá bệnh nhân:
Cần kiểm tra đánh giá toàn diện mũi từ đỉnh đến đáy mũi. Sự hòa hợp giữa trán với gốc mũi là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công của một ca nâng mũi. Góc mũi trán người Châu Á giống như một đường cong nhẹ nhàng và duyên dáng, do đó khi phẫu thuật tạo hình nâng mũi ở người Châu Á phải đảm bảo giữ được nét cong nhẹ nhàng mũi này. Nên tránh nâng quá cao vùng gốc mũi ở những bệnh nhân trán phẳng. Phần đầu miếng độn gần gốc mũi cần phải điêu khắc cẩn thận để có độ thon phù hợp với vùng này, đảm bảo không thể nhìn thấy hay sờ thấy được.
Ở những bệnh nhân có quá nhiều da và mô mềm ở vùng gian mày và gốc mũi, nên xem xét thực hiện treo chân mày. Vì nâng mũi có thể khiến vùng này trở nên dày hơn, nặng hơn, càng khiến họ trông nam tính hơn, dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu.
Vùng gian mày và gốc mũi rất khác nhau giữa những người Châu Á. Do đó, cần chạm khắc phần đầu của miếng độn một cách cẩn thận sao cho phù hợp với giải phẫu cá nhân từng người để nó nằm vừa vặn ở vị trí đó. Cần chụp X quang kết hợp sờ nắn thủ công để hiểu rõ cấu trúc xương và mô mềm vùng gốc mũi này.
Ngoài phần gốc mũi, bác sĩ cũng cần đánh giá cẩn thận phần sống mũi khi thiết kế miếng độn. Đồng thời kiểm tra chiều dài, chiều rộng cũng như sự bất đối xứng của xương chính mũi.
Độ dày da mũi cũng là yếu tố quan trọng cần đánh giá tỉ mỉ. Đối với những bệnh nhân có da mũi mỏng, có thể có nguy cơ lộ, nhìn thấy miếng độn. Mặt khác, ở những bệnh nhân da mũi dày với đầu mũi phồng ra thì đầu mũi lại rất khó có được đường nét đẹp sau nâng.
Mặc dù là quy trình nâng mũi bằng silicone, nhưng hầu hết các bác sĩ đều kết hợp sử dụng thêm cả sụn tự thân, như sụn tai, để bọc phần đuôi phía đầu mũi của thanh sụn silicone nhằm hạn chế tối đa nguy cơ đùn sụn, hay bỏng đỏ đầu mũi. Do đó bệnh nhân sẽ cần lấy thêm cả sụn tai, trong trường hợp cần chỉnh sửa đầu mũi và/hoặc trụ mũi thì có thể cần lấy cả sụn vách ngăn.
Kỹ thuật thực hiện
Đánh dấu: thực hiện khi bệnh nhân ngồi thẳng, đánh dấu một đường thẳng từ điểm giữa hai bên lông mày xuống đầu mũi
Gây mê: quy trình có thể được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê
Chuẩn bị miếng độn:
Bác sĩ cần chuẩn bị miếng độn và ướm thử trên sống mũi, đảm bảo nó phù hợp với chiều cao và hình dạng mũi mong muốn của bệnh nhân, cũng như vừa vặn với góc mũi trán. Sau đó tiến hành chạm khắc, thiết kế miếng độn. Tùy theo từng trường hợp mà miếng độn có thể có hình chữ L hoặc chữ I.
Độ dày của miếng độn là yếu tố cần xác định đầu tiên, 4 đến 5mm thường là độ dày được chọn nhiều nhất. Tuy nhiên độ dày này sẽ không đồng đều từ gốc mũi xuống dọc sống mũi mà sẽ khác nhau sau khi đã được chạm khắc tạo hình để phù hợp với đặc điểm cấu trúc mũi của từng bệnh nhân.
Nhìn chung khi gốc mũi thấp, đầu mũi nhô cao thì miếng độn thường được chạm khắc dầy ở phần gần gốc mũi và mỏng ở phía đầu mũi. Ngược lại, khi mũi có phần gốc đủ cao và đầu mũi thấp thì miếng độn lại được chạm khắc mỏng ở phần gần gốc mũi và dày ở phía đầu mũi. Khi mũi bị gồ thì miếng độn thường được chạm khắc mỏng hơn ở điểm Rhinion (đầu tận phía dưới của đường khớp 2 xương chính mũi). Miếng độn sau khi được chạm khắc sẽ được ngâm trong dung dịch sát trùng như axit hypochlorous cho đến lúc dùng đến sau đó.
Lấy sụn tai: Sụn vành tai sẽ được lấy qua đường rạch ở xoăn dưới tai phía sau tai. Các miếng sụn lấy được sẽ được bảo quản trong dung dịch kháng sinh cho đến lúc dùng.
Quy trình thực hiện:
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ có thể chọn phương pháp mổ kín (rạch qua niêm mạc tiền đình ở một hoặc cả hai bên lỗ mũi) hoặc mổ hở (rạch qua trụ mũi và mép sụn cánh mũi). Phương pháp mổ kín chỉ áp dụng cho các trường hợp chỉ cần nâng sống mũi đơn giản, còn phương pháp mổ hở sẽ áp dụng trong trường hợp cần điều chỉnh và nâng cả phần đầu mũi.
Sau khi rạch, bác sĩ sẽ tiếp cận để bóc tách tạo khoang đặt miếng sụn silicone ở dưới màng xương sống mũi. Khoang chứa này cần có độ rộng phù hợp với miếng độn để đảm bảo đặt miếng độn vào vừa khít không bị dịch chuyển quá nhiều.
Nếu cần chỉnh sửa đầu mũi, thì sau khi bóc tách tạo khoang bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách xử lý phần đầu mũi. Ngoài ra cũng có thể lấy thêm sụn vách ngăn để sử dụng cho phần đầu mũi.
Chèn miếng độn:
Sau khi bóc tách, bác sĩ sẽ chèn miếng độn vào khoang sống mũi, phần miếng độn dài thò ra ngoài khoang chứa sẽ được cắt bỏ. Kiểm tra kỹ xem hình dạng sống mũi đã phù hợp chưa, sống mũi cần có độ cao, thẳng và cong nhẹ tự nhiên.
Để giảm thiểu nguy cơ đùn sùn cũng như bào mỏng da đầu mũi, bác sĩ sẽ cần chuẩn bị các miếng ghép xếp chồng hoặc miếng ghép cánh mũi từ sụn tai và/hoặc sụn vách ngăn để bọc đầu sụn silicone cũng như tạo hình cho phần chóp mũi và dựng trụ mũi nếu cần. Sau đó cuối cùng mới khâu đóng đường rạch.
Mũi sau khi được khâu đóng tỉ mỉ sẽ được băng ép và nẹp lại. Thao tác nẹp này rất quan trọng để cố định miếng độn cũng như ngăn chặn tình trạng phù nề và tụ máu ở vùng gốc mũi trong giai đoạn đầu hậu phẫu. Cần duy trì nẹp mũi trong ít nhất 7 ngày.
Các biến chứng có thể gặp phải khi sử dụng silicone nâng mũi
Mặc dù nếu được thực hiện bởi bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn và lựa chọn bệnh nhân phù hợp thì biến chứng nâng mũi bằng silicone hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không tránh khỏi các vấn đề như:
- Tụ máu
- Nhiễm trùng
- Co rút mũi do hình thành bao xơ
- Miếng độn bị vôi hóa
- Đùn sụn và bào mỏng da đầu mũi
- Miếng độn bị lệch và dịch chuyển
- 3 trả lời
- 2303 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã nâng mũi cách đây 1 tháng. Bác sĩ dùng thanh silicone hình chữ I để đặt sống mũi. Nhưng bây giờ khi tôi sờ vào chóp mũi lại có cảm giác có cái gì nhọn nhọn ở đó. Liệu cảm nhận thấy vật liệu độn có phải là bình thường không? Có phải như vậy có nghĩa là silicone sẽ bị đùn lòi ra không? Khả năng tôi không phải phẫu thuật chỉnh sửa là bao nhiêu phần trăm?
- 4 trả lời
- 3578 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?
- 2 trả lời
- 2319 lượt xem
Chào bác sĩ, đầu năm ngoái tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi với phương pháp mổ kín, 1 vết mổ duy nhất ở phía trong lỗ mũi bên phải. Bây giờ bên lỗ mũi phải của tôi nổi lên một cục cứng nhỏ khoảng 1mm, bên lỗ mũi trái thì khoảng 2mm. Liệu sụn silicone hơi đùn ra ở cả hai bên lỗ mũi như thế có phải là hiện tượng bình thường không? Tôi thấy mấy cục cứng này từ cách đây 1 năm nhưng không để ý chúng có to lên hay không.
- 3 trả lời
- 4287 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã rút sụn nâng mũi nhưng sau khi rút lại thấy sống mũi bị lệch vẹo do ca phẫu thuật nâng mũi trước đó có đục xương. Liệu tiêm chất làm đầy (filler) có phải là giải pháp ít xâm lấn giúp mũi tôi thẳng hơn? Phải đợi bao lâu sau khi rút sụn thì mới tiêm filler được?
- 3 trả lời
- 705 lượt xem
Chào bác sĩ, hiện tôi đang muốn dùng sụn nghiền nát hơn, nhưng vấn đề lo nhất là sụn bị tái hấp thụ và cong vênh trong tương lai. Dựa vào hình ảnh thì chỉ dùng sụn vách ngăn và sụn tai có đủ để thay đổi mũi cho tôi không (tôi không muốn phải lấy sụn sườn). Ngoài ra ở bên trái mũi của tôi xương có vẻ phát triển bè ra, không nhìn rõ nhưng sờ được, bên phải thì không thấy. Liệu điều đó có ảnh hưởng gì đến ca phẫu thuật không? Tôi cũng bị viêm mũi dị ứng mãn tính nữa.
- 1 trả lời
- 1440 lượt xem
Em đọc trên mạng thấy nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau, sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như silicone, gore-tex, sụn sườn,...vậy bác sĩ có thể giải thích sự khác nhau giữa các phương pháp này không ạ?
- 2 trả lời
- 1476 lượt xem
Đây là cái mũi xấu xí của em. Em muốn nâng kiểu mũi như của thần tượng ạ! Mong các bác sĩ tư vấn giúp em với ạ
Sự đa dạng của nhiều phương pháp nâng mũi ngày nay càng mang đến cho bệnh nhân nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn phương pháp nào cho phù hợp
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc thiết kế miếng độn cũng như các kỹ thuật phẫu thuật do đó các biến chứng sau nâng mũi bằng silicon so với trước đây đã giảm thiểu rất nhiều. Tuy nhiên với bất kỳ ca phẫu thuật nào, biến chứng vẫn là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn.
Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm nâng mũi bằng cấy mỡ tự thân, nhưng có lẽ còn xa lạ với khái niệm nâng mũi bằng cách ghép mỡ trung bì.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất khi bệnh nhân muốn nâng mũi bằng sụn nhân tạo đó là: liệu silicone có tốt hơn goretex hay không và ngược lại?
- 1 trả lời
- 2745 lượt xem
Em nâng mũi bằng sụn nhân tạo nhưng giờ thấy 2 bên lỗ mũi không cân, một bên lỗ bị méo. Như này là sao ạ, có khắc phục được không ạ?
- 4 trả lời
- 3578 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi bằng silicone siêu mềm và tạo hình đầu mũi bằng sụn tự thân. Nhưng lại rất lo nguy cơ biến chứng với vật liệu nhân tạo là silicone (nhiễm trùng, lòi sụn) trong tương lai. Tôi cũng không muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi vì tôi biết chúng sẽ bị hấp thụ khiến mũi bị biến dạng bất thường. Tôi chỉ muốn nâng mũi một lần, hoặc cùng lắm là phải chỉnh sửa sau mỗi 10 năm. Liệu sau khi tháo bỏ silicone thì có gây tổn thương nào cho mũi mà không thể đảo ngược không?
- 4 trả lời
- 1252 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi tôi đã được đặt silicone hình chữ L, mặc dù tôi rất thích hình dạng mũi hiện tại nhưng đầu mũi bây giờ cảm giác rất cứng, điều đó khiến mọi người biết là tôi đã làm mũi. Tôi cũng nghe nói silicone hình chữ L sẽ tiếp tục làm mỏng đầu mũi và sớm hay muộn cũng cần sửa lại. Tôi rất lo lắng, liệu điều đó có đúng không, có phải ai cũng bị như vậy? Liệu tôi có nên phẫu thuật chỉnh sửa càng sớm càng tốt? Xin cảm ơn!
- 2 trả lời
- 1278 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi và làm cho đầu mũi thon gọn hơn. Nhưng tôi đã 2 lần bị co thắt bao xơ với túi độn ngực, nên rất sợ mũi cũng sẽ không hợp với silicone hay goretex. Các bức ảnh hiện tại là chụp khi tôi đã tiêm restylane được 6 tháng nhưng vẫn chưa tan hết, vì vậy thực tế sống mũi của tôi thấp hơn. Liệu sụn sườn có phải là lựa chọn tốt nhất để nâng sống mũi cho tôi không. Ngoài ra tôi có cần thu gọn cánh mũi, và đục xương để mũi thon gọn hơn không?
- 2 trả lời
- 2957 lượt xem
Chào bác sĩ, cách đây 1 tháng tôi đã nâng mũi đặt silicone. Nhưng miếng ghép này khiến phần gốc mũi của tôi quá cao. Tôi thấy phần cong nhẹ nối giữa gốc mũi – sống mũi của mọi người thường bắt đầu ở điểm giữa hai đồng tử nhưng của tôi lại bắt đầu ở phía trên mắt. Phần trên của miếng độn bị nâng lên một chút và trông khá nổi bật ở vị trí này. Có phải là miếng ghép quá lớn hay là nó được đặt quá cao? Làm gì để hạ thấp phần gốc mũi và tạo đường cong tự nhiên? Liệu có thể cắt tỉa miếng ghép để có được kết quả như mong muốn?