Phẫu thuật nâng mũi bằng ghép mỡ trung bì
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Cùng là mỡ nhưng hai loại mỡ được sử dụng này khác nhau rất nhiều, mỡ trung bì khắc phục được phần lớn nhược điểm của mỡ cấy đơn thuần.
Vậy phẫu thuật nâng mũi bằng ghép mỡ trung bì là gì?
Đây là quy trình thẩm mỹ lấy mỡ trung bì (lớp trung bì và mỡ dưới lớp biểu mô của da) giúp nâng cao sống mũi. Sau khi bóc tách lớp biểu mô của da, phần trung bì và mô mỡ dưới da còn lại sẽ được sử dụng như một miếng ghép.
Sở dĩ người ta lựa chọn kỹ thuật này vì nếu chỉ ghép mỡ đơn thuần thì theo thời gian mỡ sẽ bị tiêu đi một phần, tỉ lệ mỡ còn lại sẽ thay đổi theo thời gian khiến kết quả thẩm mỹ không ổn đinh. Nếu chỉ sử dụng nguyên lớp trung bì thì không đủ thể tích cho phẫu thuật nâng mũi. Trong khi đó, mỡ trung bì lại có khả năng tạo tuần hoàn máu tốt hơn vì có đám rối mạch máu dưới da, vì thế so với phương pháp cấy mỡ tự thân thông thường, ghép mỡ trung bì cho độ bền cao hơn.
Những ai có thể nâng mũi bằng ghép mỡ trung bì?
Hầu hết những người có các khuyết điểm trên mũi như mũi thấp, tẹt đều muốn đi nâng mũi để cải thiện diện mạo khuôn mặt, nhưng lại có da sống mũi quá mỏng, do đó nếu sử dụng sụn nhân tạo thông thường như silicone, goretex... sẽ gặp nhiều hạn chế, nên ghép mỡ trung bì sẽ là giải pháp hữu hiệu cho họ.
Loại mỡ này ngoài ra cũng còn được dùng cho những người chỉ cần cải thiện một chút xíu đầu mũi để có mũi đẹp tự nhiên hoặc những người muốn chỉnh sửa mũi sau khi gặp phải biến chứng sau nâng mũi.
Vì mỡ trung bì là vật liệu tuyệt vời để khắc phục những nhược điểm ở cả sóng mũi, đầu mũi và cánh mũi nên cũng rất hiệu quả cho những người đã từng trải qua phẫu thuật trước đó nhưng gặp phải các vấn đề như da quá mỏng có thể nhìn, sờ thấy hoặc lộ sụn độn sau nâng mũi.
Kỹ thuật nâng mũi bằng mỡ trung bì
Có một số vị trí lý tưởng thường được lấy mỡ trung bì như mông, bụng dưới, hay ở những vị trí có mô mỡ dưới da dày. Bình thường các bác sĩ sẽ lựa chọn lấy ở hố chậu trái qua đường rạch nhỏ được giấu ở vị trí kín đáo nên mọi phụ nữ có thể yên tâm không lo bị sẹo lộ.
Đặc điểm của loại mỡ này là hay bị co kéo, giảm thể tích một phần ngay sau khi lấy, vì thế bác sĩ nên lấy nhiều hơn một chút so với thể tích cần thiết để nâng mũi.
Sau khi xác định vị trí lấy mỡ, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách lớp biểu mô bên trên ra khỏi lớp trung mô bên dưới, sau đó lấy lớp mỡ trung bì tùy theo độ dày mỏng của nó. Lớp biểu bì bên trên lấy càng mỏng thì lớp trung bì thu được bên dưới càng dày, tuy nhiên lưu ý không để còn sót lại lớp biểu bì vì nếu sót có thể gây hình thành nang biểu mô, do đó phải bóc tách tỉ mỉ để loại bỏ hoàn toàn.
Đến quá trình ghép mỡ trung bì vào mũi. Theo các bác sĩ trong ngành, kỹ thuật nâng mũi bằng mỡ trung bì tốt nhất là nên thực hiện bằng phương pháp tạo hình mũi hở. Vì với phương pháp này nếu cần bác sĩ cũng có thể tiến hành chỉnh hình được phần đầu mũi.
Sau khi tạo khoang để đặt miếng ghép mỡ trung bì vào bác sĩ sẽ tiến hành cắt tỉa tỉ mỉ miếng mỡ sao cho có chiều rộng và hình dáng phù hợp. Để đạt kết quả tối ưu cần cắt tỉa lớp mỡ này thành hình miếng độn. Sau khi đặt vào bác sĩ sẽ treo đầu trên của khối mỡ bằng chỉ, đầu dưới được cố định vào sụn cánh mũi bên dưới hoặc sụn vách ngăn.
Như vậy với những ưu điểm vượt trội hơn với cấy mỡ tự thân thông thường, phương pháp này có thể rất phù hợp cho những bệnh nhân không muốn đặt chất liệu bên ngoài vào trong cơ thể mình mà vẫn có thể có được dáng mũi đẹp tự nhiên, mềm mại như mong muốn.
Đại diện truyền thông của Lệ Quyên cho biết nữ ca sĩ mới trải qua phẫu thuật rút sụn mũi do nguy cơ gặp phải nhiễm trùng, hoại tử.
Có thể nói nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay bởi mũi là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét hài hòa, cân đối cho khuôn mặt.
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
Chiếc mũi vốn được xem là một trong 5 “ngũ quan” quan trọng nhất trên cơ thể con người, bởi thế mà ai ai cũng muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp hài hòa với tổng thế khuôn mặt.
Đầu mũi đỏ có thể đơn giản là do phản ứng với quy trình phẫu thuật trước đó nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng khác như nhiễm trùng, tụt sụn hay di lệch...
- 4 trả lời
- 6712 lượt xem
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
- 2 trả lời
- 2838 lượt xem
Cháo bác sĩ tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi bằng sụn sườn, nhưng thực sự không hài lòng với dáng mũi hiện tại. Mũi trông rất kì dị, đầu mũi quá dài mặc dù tôi biết bác sĩ không làm gì ở đầu mũi. Liệu đây có phải là do sưng không, đầu mũi tôi có co ngắn bớt lại không?
- 3 trả lời
- 2076 lượt xem
Chào bác sĩ tôi đã đặt các miếng ghép từ sụn tai để mở rộng và tạo đường nét mũi. Bây giờ đã gần 5 năm từ khi nâng mũi và sau vài lần chỉnh sửa, mũi tôi trông vẫn giả giả, không tự nhiên. Nó gần như là tâm điểm chú ý trên mặt tôi mỗi khi đi đâu đó. Nếu tôi lấy các miếng ghép sụn tai ra thì mũi sẽ như nào, liệu trông nó có kỳ dị hay xấu hơn không?
- 3 trả lời
- 5287 lượt xem
Tôi nâng mũi hai tuần trước, mọi thứ rất ổn nhưng đến hôm qua tôi bắt đầu bị ngứa và có cảm giác nóng rát ở bên trong mũi, như vậy có bình thường không? Hay liệu có phải nhiễm trùng không?
- 3 trả lời
- 4337 lượt xem
Chào bác sĩ, 7 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp cho đến một hôm tôi thấy bị đau ở đầu mũi. Sau đó cách đây 1 tháng khi ngủ dậy tôi lại phát hiện một đốm đỏ ở đầu mũi cỡ bằng đồng xu. Tôi đến gặp bác sĩ để kiểm tra thì anh ấy bảo không có miếng ghép sụn nào được đặt ở đầu mũi, và anh ấy cũng không hiểu tại sao lại có thể bị nhiễm trùng sau phẫu thuật lâu như vậy nhưng vẫn cho tôi dùng kháng sinh. Bây giờ tôi đã đỡ đau đầu mũi hơn nhưng vẫn còn bị đỏ. Liệu có cách nào cải thiện được không?