Đỏ đầu mũi sau phẫu thuật nâng mũi
Đầu mũi đỏ sau phẫu thuật nâng mũi là một trong những vấn đề rất phổ biến mà nhiều bệnh nhân gặp phải và lo lắng. Đây có thể chỉ là vấn đề bình thường, tạm thời sau phẫu thuật, nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng ngại khác buộc bệnh nhân phải can thiệp kịp thời trước khi dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn.
Đầu mũi bị đỏ có thể xuất hiện ở những bệnh nhân chỉ đặt sống mũi hoặc thậm chí ở cả những bệnh nhân đặt sống mũi có kết hợp bọc đầu mũi với megaderm hoặc sụn tai, hoặc thậm chí ở cả những trường hợp được nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân nhưng kỹ thuật tay nghề bác sĩ không cao. Đỏ đầu mũi có thể đi kèm với tình trạng lộ rõ mao mạch, căng da, căng tức mũi, thậm chí là đau tức, sưng nề, chảy dịch, đau, sốt do liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng khác. Tùy tình trạng mà bệnh nhân có thể chỉ cần chờ đợi và chăm sóc thông thường hoặc có thể phải nhanh chóng can thiệp để tránh vấn đề trở nên nặng thêm, thậm chí có thể phải tháo bỏ và thay thế vật liệu độn.
Nguyên nhân gây đỏ đầu mũi sau phẫu thuật
Do phản ứng với quá trình phẫu thuật trước đó
Sau khi mới bóc tách, đặt sụn và/hoặc nâng cao, kéo dài đầu mũi, da đầu mũi sẽ trở nên bị căng hơn bình thường nên không đủ máu nuôi. Lúc này cơ thể sẽ bù đắp bằng cách tăng số lượng máu đến nuôi da vùng này làm cho da đầu mũi ửng đỏ lên, cộng với phản ứng viêm bình thường xảy ra ở mũi ngay sau phẫu thuật cũng góp phần làm cho đầu mũi bị đỏ lên.
Do giãn tĩnh mạch
Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ các mao mạch nhỏ li ti trên đầu mũi của mình, cùng với hiện tượng mũi hơi ửng đỏ. Đây là tình trạng giãn tĩnh mạch, những tĩnh mạch này nằm gần bề mặt da nên tạo ra các gân máu có thể nhìn thấy rõ qua da. Nguyên nhân là do trong quá trình nâng mũi có thao tác, tác động vào lớp da mũi, cộng với việc da mũi bệnh nhân quá mỏng và hiện tượng tăng cung cấp máu đến vùng mũi như một phần trong quá trình lành thương cũng là lý do gây ra vấn đề này.
Do viêm mãn tính hoặc dị ứng vật liệu độn
Nếu vật liệu độn được sử dụng không rõ nguồn gốc hoặc cơ địa bệnh nhân không phù hợp thì nguy cơ dị ứng sau nâng rất cao. Ở những bệnh nhân này, tình trạng đỏ đầu mũi có thể đi kèm với viên mạn tính lặp đi lặp lại nhiều lần, điều trị bằng kháng sinh có thể hết nhưng sau đó rất dễ tái lại.
Do đặt chất liệu độn quá dài, quá cứng và/hoặc quá cao
Việc đặt sụn nâng mũi quá cứng, quá cao và dài sẽ làm lớp da đầu mũi bị kéo căng quá mức. Ở những trường hợp này, thời gian đầu mũi có thể chưa phản ứng, nhưng theo thời gian, khi sụn ngày càng bào mỏng lớp da bên trên, mũi sẽ xuất hiện hiện tượng bóng đỏ, lộ sống kèm theo tình trạng căng tức mũi và đau đớn khó chịu, buộc bệnh nhân phải can thiệp.
Do da quá mỏng không đủ độ dày để che phủ vật liệu độn
Ở những bệnh nhân da đầu mũi quá mỏng nhưng vẫn mong muốn nâng mũi cao, hay làm đầu mũi “bay”, qua đó kéo dài và nâng cao quá mức gây tổn thương nặng lớp da bên trên và dẫn đến tình trạng đỏ da.
Do đặt sụn nâng mũi hình chữ L
Sụn nâng mũi hình chữ L mặc dù là phương pháp nhanh chóng để nâng mũi nhưng loại sụn này thường đè nặng, gây áp lực lớn đến phần da đầu mũi, cộng với chất liệu sụn nhân tạo nên theo thời gian sẽ gây bào mòn da, dễ gây ra tình trạng bóng đỏ đầu mũi, thậm chí là tụt sụn, lòi sụn.
Do biến chứng như: lộ sóng, nhiễm trùng, tụt sụn, di lệch….
Ở những trường hợp này ngoài dấu hiệu đỏ đầu mũi, bệnh nhân có thể còn thấy mũi bị căng tức, sưng nề, đau, sốt và/hoặc bị kéo dài bất thường. Nguyên nhân trong những trường hợp này có thể do bác sĩ sử dụng sụn nâng mũi quá dài, hoặc chất liệu quá cứng dẫn đến vùng da đầu mũi bị kéo căng quá mức; Hoặc do tạo khoang chứa và đặt vật liệu độn vào vị trí không chính xác khiến sụn nâng mũi bị di lệch, không bám chắc, gây lệch và tụt sụn theo thời gian.
Cách khắc phục đỏ đầu mũi sau phẫu thuật
Tùy từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có các hướng xử lý khác nhau. Tuy nhiên khi thấy bị đỏ đầu mũi sau phẫu thuật, nhất là trong các trường hợp đỏ dai dẳng hoặc đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác, bệnh nhân nên đến kiểm tra trực tiếp với bác sĩ.
Trường hợp đỏ đầu mũi do phản ứng với quá trình phẫu thuật
Đây thường chỉ là tình trạng tạm thời, mức độ nhẹ, dần dần theo thời gian mô ổn định lại kết hợp với việc chăm sóc cẩn thận, mũi sẽ hết đỏ và bình thường trở lại. Trong những trường hợp này bệnh nhân không nên quá lo lắng, điều quan trọng nhất là kiên nhẫn. Có những trường hợp do cơ địa dữ mà đầu mũi có thể bị đỏ đến 1 vài tháng, những chỉ đỏ và không đi kèm với dấu hiệu bất thường nên không có gì đáng lo ngại.
Trường hợp đỏ đầu mũi do giãn tĩnh mạch
Ở những bệnh nhân này tình trạng đỏ đầu mũi kèm theo xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti có thể kéo dài dai dẳng nhiều tháng. Mặc dù sẽ dần cải thiện và tự biến mất theo thời gian, khoảng 3 – 6 tháng, nhưng nếu muốn nhanh bệnh nhân có thể cân nhắc điều trị bằng laser xung nhuộm màu.
Trường hợp đỏ đầu mũi do viêm mạn tính và/hoặc dị ứng vật liệu độn
Tốt nhất những bệnh nhân này nên tháo bỏ sụn nâng mũi, vì việc điều trị kháng sinh mặc dù có cải thiện được tình trạng nhưng vẫn dễ bị tái lại nhiều lần. Sau đó nếu muốn nâng mũi lại nên chọn vật liệu an toàn, tốt nhất là sụn tự thân – là loại sụn được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân nên có độ tương thích hoàn toàn, do đó nguy cơ dị ứng gần như bằng không.
Trường hợp đỏ đầu mũi do da quá mỏng, đặt sụn quá cao, quá cứng hay đặt sụn hình chữ L
Phương pháp duy nhất để khắc phục tình trạng này là tháo bỏ sụn nâng mũi, thay bằng sụn hình nhữ I hoặc sụn tự thân, chọn loại sụn chất lượng, không quá dày đồng thời kết hợp bọc cân cơ thái dương để bảo vệ lớp da mũi mỏng và/hoặc bọc sụn tai/megaderm bảo vệ đầu mũi. Lưu ý quan trọng nhất là không được “tham lam” nâng sống mũi hoặc đẩy đầu mũi quá cao. Đây chính là yếu tố chính gây bóng đỏ đầu mũi cũng như tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm khác.
Trường hợp đỏ đầu mũi do biến chứng như: nhiễm trùng, lộ sóng, tụt sụn, di lệch…
Những trường hợp này bệnh nhân cần được can thiệp ngay. Nếu mũi chỉ bị nhiễm trùng nhẹ thì có thể điều trị bằng kháng sinh đường uống hoặc tiêm/truyền, nhưng nếu bị nặng có nguy cơ nhiễm trùng sâu vào sụn nâng mũi thì khả năng cao là phải tháo bỏ sụn. Sau khi tháo bỏ, nếu không muốn đặt sụn mới, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân đặt mỡ trung bì để tránh tình trạng co rút mũi. Sau một thời gian sau khi chỉnh sửa mũi sẽ ổn định chở lại.
Trường hợp lộ sóng, tụt sụn, di lệch sụn cũng thế, bác sĩ sẽ cần kiểm tra xem mũi ngoài tụt sụn có bị nhiễm trùng không. Nếu có thì nên điều trị dứt điểm nhiễm trùng trước, khôi phục mô da mũi tổn thương sau một thời gian mới đặt sụn để tái tạo lại hình dạng mũi. Trong quy trình chỉnh sửa sau đó, tốt nhất nên thay thế phần sống mũi bằng sụn tự thân như sụn vách ngăn hoặc sụn sườn, đồng thời kết hợp bọc đầu mũi với sụn tai để đảm bảo an toàn cho lớp da đầu mũi.
Cách ngăn ngừa đầu mũi đỏ sau nâng mũi
Để tránh đầu mũi bị đỏ sau nâng mũi, bác sĩ cần thăm khám kỹ tình trạng da mũi, độ đàn hồi của da cũng như lựa chọn vật liệu độn phù hợp. Nguyên tắc để tránh biến chứng đỏ đầu mũi sau nâng cũng như để có một ca nâng mũi thành công, an toàn đó là:
- Chọn một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín, có đầy đủ chuyên môn và giàu kinh nghiệm nâng mũi. Đây được coi là yếu tố tiên quyết.
- Không nâng quá cao, chọn vật liệu nâng an toàn, có độ dày, độ cao phù hợp với khả năng co giãn của da mũi
- Ở những trường hợp da mũi quá mỏng nên kết hợp bọc cân cơ thái dương cho vùng sống mũi, và bọc sụn tai cho phần đầu mũi để tạo lớp đệm an toàn giữa sụn nâng mũi và da mũi
- Tốt nhất không nên dùng miếng sụn nâng mũi hình chữ L, để giảm thiểu tối đa áp lực tì đè lên vùng mũi
- Chăm sóc, giữ gìn và làm đúng theo hướng dẫn hậu phẫu của bác sĩ để tránh tối đa nguy cơ tác động vào sụn nâng mũi, gây nhiễm trùng, di lệch, bóng đỏ, tụt sụn…
Như vậy, không phải cứ nâng mũi bọc sụn hay bọc sụn tai đầu mũi là có thể hoàn toàn tránh được biến chứng đỏ đầu mũi. Mặc dù sụn tai khi được bọc vào đầu mũi sẽ trở thành mô sống tồn tại vĩnh viễn ở vùng này, nhưng nếu sống mũi được đặt miếng sụn quá dài, quá cao hoặc cứng cũng như đầu mũi được đẩy quá cao hoặc da mũi quá mỏng không đảm bảo độ che phủ sụn nâng mũi thì nguy cơ đỏ đầu mũi vẫn có thể xảy ra. Do đó, có thể nói, ngoài kỹ thuật thao tác, bóc tách thì việc chọn lựa vật liệu cũng như đánh giá tình trạng da mũi là những yếu tố vô cùng quan trọng để tránh biến chứng đỏ đầu mũi sau nâng.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm nâng mũi bằng cấy mỡ tự thân, nhưng có lẽ còn xa lạ với khái niệm nâng mũi bằng cách ghép mỡ trung bì.
Có thể nói nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay bởi mũi là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét hài hòa, cân đối cho khuôn mặt.
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
Chiếc mũi vốn được xem là một trong 5 “ngũ quan” quan trọng nhất trên cơ thể con người, bởi thế mà ai ai cũng muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp hài hòa với tổng thế khuôn mặt.
Đại diện truyền thông của Lệ Quyên cho biết nữ ca sĩ mới trải qua phẫu thuật rút sụn mũi do nguy cơ gặp phải nhiễm trùng, hoại tử.
- 4 trả lời
- 6750 lượt xem
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
- 3 trả lời
- 4394 lượt xem
Chào bác sĩ, 7 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp cho đến một hôm tôi thấy bị đau ở đầu mũi. Sau đó cách đây 1 tháng khi ngủ dậy tôi lại phát hiện một đốm đỏ ở đầu mũi cỡ bằng đồng xu. Tôi đến gặp bác sĩ để kiểm tra thì anh ấy bảo không có miếng ghép sụn nào được đặt ở đầu mũi, và anh ấy cũng không hiểu tại sao lại có thể bị nhiễm trùng sau phẫu thuật lâu như vậy nhưng vẫn cho tôi dùng kháng sinh. Bây giờ tôi đã đỡ đau đầu mũi hơn nhưng vẫn còn bị đỏ. Liệu có cách nào cải thiện được không?
- 5 trả lời
- 7392 lượt xem
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 3 trả lời
- 1726 lượt xem
Chào bác sĩ, mỗi ngày tôi đều có thể nhìn thấy rõ miếng ghép lộ ra ở vùng đầu mũi, nhất là mỗi khi cười nó lại càng lộ rõ hơn. Cảm giác đầu mũi tôi đang bị kéo căng đến mức không có chút máu nào có thể lưu thông qua, khiến cho da vùng này có màu tái tái. Tôi phải làm gì bây giờ? Phẫu thuật lại liệu có tốn kém không?
- 4 trả lời
- 2365 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi rất ghét chiếc mũi thấp cả sống và đầu mũi này của mình. Liệu có thể nâng mũi bằng cách tiêm filler không. Tôi muốn trông mũi thật tự nhiên. Chi phí tiêm filler ẽ là bao nhiêu. Nếu filler không hiệu quả thì phương pháp nào có thể mang lại chiếc mũi tự nhiên cho tôi?