1

Tổng hợp các loại sụn tự thân trong nâng mũi

Qua nhiều năm ứng dụng, sụn tự thân cho thấy rất nhiều các ưu điểm vượt trội, là loại vật liệu an toàn và thường không thể thiếu trong các quy trình nâng mũi, đặc biệt là trong thao tác tạo hình đầu mũi.
Tổng hợp các loại sụn tự thân trong nâng mũi Tổng hợp các loại sụn tự thân trong nâng mũi

Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)

Vì đặc điểm cấu trúc cũng như những khác biệt về mặt giải phẫu mà phẫu thuật nâng mũi ở người Châu Á thường yêu cầu phải dùng đến miếng độn. Có hai loại miếng độn được ứng dụng trong nâng mũi đó là sụn tự thân hoặc sụn nhân tạo. Mặc dù với sụn nhân tạo, việc tạo hình và loại bỏ khá đơn giản, nhưng một trong những nhược điểm đáng ngại nhất của loại vật liệu này là nguy cơ hình thành bao xơ dẫn đến tình trạng co thắt bao xơ.

Để khắc phục nhược điểm này, người ta đã sử dụng sụn tự thân, được thu lấy từ chính cơ thể bệnh nhân để nâng cao sống mũi cũng như tạo hình đầu mũi. Qua nhiều năm ứng dụng, sụn tự thân cho thấy rất nhiều các ưu điểm vượt trội, là loại vật liệu an toàn và thường không thể thiếu trong hầu hết các quy trình nâng mũi, đặc biệt là trong thao tác tạo hình đầu mũi.

Hiện tại có 3 loại sụn tự thân thường được sử dụng phổ biến nhất bao gồm: sụn sườn, sụn vách ngăn sụn tai.

Hiểu rõ được đặc điểm, chức năng của từng loại sụn này khi ứng dụng trong nâng mũi là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công của ca phẫu thuật. Sụn tai có độ đàn hồi khá cao, có đủ độ dày và giữ được độ cong tự nhiên. Do đó, loại sụn này thích hợp cho các vị trí yêu cầu độ mềm dẻo và độ cong. Mặc dù vậy các miếng sụn tai vẫn có thể được khâu lại với nhau để sử dụng ở những chỗ cần miếng ghép thẳng. Sụn vách ngăn thường là loại sụn được sử dụng ở người Phương Tây. Tuy nhiên do vách ngăn người châu Á thường nhỏ và yếu, do đó nâng mũi mà chỉ sử dụng sụn vách ngăn thì sẽ không đủ. Sụn sườn có ưu điểm là số lượng lớn nhưng lại có thể để lại sẹo ở ngực và khi sử dụng sụn sườn cũng cần thận trọng, xét đến yếu tố độ tuổi bệnh nhân và nguy cơ cong vênh hoặc gãy của loại sụn này. Vì vậy sụn sườn chỉ nên được sử dụng cho các trường hợp tái tạo hoặc chỉnh sửa mũi khi không còn đủ nguồn sụn vách ngăn và sụn tai.

Ưu và nhược điểm của sụn tự thân

Ưu điểm:

  • Sụn tự thân được lấy 100% từ cơ thể của chính bệnh nhân nên ưu điểm là có độ tương thích hoàn toàn, không gây ra các phản ứng đào thải hay dị ứng giúp duy trì hiệu quả lâu dài.
  • Sụn tự thân có khả năng bám dính, liên kết với các cấu trúc khác nhau ở mũi và phát triển bình thường như khi còn ở môi trường cũ, do đó sẽ mang lại kết quả tự nhiên và lâu dài
  • Sụn tự thân do có khả năng phát triển bình thường sau khi được đưa vào mũi nên có thể hạn chế tối đa nguy cơ đùn sụn
  • Sụn tự thân cũng đã được chứng minh là vật liệu tuyệt vời để gia cố hoặc tạo lại các cấu trúc bị suy yếu hay gãy vỡ bên trong mũi. Chúng cũng có thể được sử dụng để tái tạo lại đầu mũi trong trường hợp sụn tự nhiên ở chóp mũi bị tổn thương hoặc đã bị loại bỏ.
  • sụn tự thân có độ mềm dẻo rất cao nên sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi, dáng mũi sẽ rất mềm mại, tự nhiên như thật, không hề lộ dấu vết thẩm mỹ. Chính nhờ ưu điểm này mà phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tự thân rất hiếm khi gây ra các biến chứng như lệch sống mũi và đầu mũi, căng cứng mũi, đầu mũi bị bóng đỏ, lộ sống mũi hay thủng đầu mũi…

Nhược điểm

  • Nâng mũi bằng sụn tự thân có chi phí cao hơn, phẫu thuật phức tạp hơn nên thời gian thực hiện cũng lâu hơn. Ngoài vết thương ở mũi, khách hàng sẽ phải chịu thêm vết thương ở vị trí lấy sụn trên người nên quá trình hồi phục sẽ lâu hơn.
  • Vẫn có nguy cơ biến dạng, co rút và cong vênh theo thời gian
  • Có nguy cơ vách ngăn bị suy yếu, tai không đều hoặc ảnh hưởng đến vùng ngực hay lõm thái dương khi thu lấy quá nhiều các loại sụn ở những vị trí này. Tuy nhiên những trường hợp này đều rất hiếm và có thể tránh được ở bác sĩ có chuyên môn cao, kỹ thuật tốt.

Sụn sườn

sụn sườn
Sụn sườn

Trong số các loại sụn tự thân thì sụn sườn được coi là vật liệu “vàng”, nhất là trong các trường hợp cần chỉnh sửa mũi lần 2, khi sụn vách ngăn và sụn tai đã không còn nhiều và không thể sử dụng được nữa. Đây cũng là loại sụn đa năng nhất, có thể được dùng cho cả phần sống mũi và đầu mũi.

Sụn sườn thường được lấy ở vị trí xương sườn số 6,7 hoặc 8 ở bên ngực phải, tùy vào tình trạng mỗi bệnh nhân. Vị trí rạch da để lấy sụn sẽ nằm ở ởnếp gấp dưới vú (nếp chân vú).

Ưu điểm:

  • Nguồn sụn dồi dào nhất trên cơ thể, nhiều hơn hẳn các loại sụn khác như sụn vách ngăn, sụn tai hay sụn cân cơ thái dương. Có thể cung cấp để làm tất cả các mảnh ghép cần thiết từ chỉ 1 vị trí cho sụn sườn duy nhất trên cơ thể bệnh nhân.
  • Sụn sườn vốn cứng hơn, do đó, có thể được chạm khắc mỏng hơn, tránh tình trạng gồ to trong mũi.
  • Sụn sườn hầu như không tiêu và có độ chắc khỏe, do đó giảm tỉ lệ bị tái hấp thu
  • Thao tác cầm máu ở xương sườn không cần quá thận trọng như ở tai, nên vùng cho sụn cũng ít bị đau hơn
  • Ít gây chảy máu trong vách mũi vì bác sĩ không cần lấy sụn vách ngăn trong khoang mũi, do đó giảm đáng kể biến chứng ở mũi sau phẫu thuật.
  • Là lựa chọn tuyệt vời cho nhưng bệnh nhân không muốn dùng sụn nhân tạo nhưng lại bị cạn kiệt nguồn sụn tai hoặc sụn vách ngăn

Nhược điểm

  • Khó xác định độ cong vênh và gãy của miếng ghép bằng sụn sườn
  • Thao tác xử lý miếng ghép sụn sườn phức tạp, khó khăn
  • Đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao
  • Quá trình hồi phục lâu hơn do có thêm vùng phải rạch mổ để lấy sụn sườn
vị trí lấy sụn sườn
Vị trí lấy sụn sườn
quá trình thu lấy sụn sườn
Quá trình thu lấy sụn sườn
phân chia và chạm khắc sụn sườn thu lấy được
Chạm khắc sụn sườn thu lấy được

Sụn vách ngăn

sụn vách ngăn
Sụn vách ngăn

Sụn vách ngăn là loại sụn được lấy ở phần vách ngăn ngăn cách giữa hai bên lỗ mũi. Sụn vách ngăn chủ yếu được sử dụng để kéo dài chiều dài của mũi hoặc tăng cao độ nhô đầu mũi và dựng trụ mũi. Loại sụn này có thể dùng để làm các miếng ghép mở rộng rách ngăn, làm thanh chống trụ mũi, làm miếng ghép xếp chồng ở chóp mũi hay các miếng ghép ở phần cánh mũi

Ưu điểm

  • Có độ dày và độ cứng lý tưởng, hiếm khi bị cong vênh hay biến dạng
  • Khác với sụn tai, sụn vách ngăn có đặc điểm thẳng nhưng vẫn có độ mềm dẻo nhất định, do đó việc sử dụng sụn vách ngăn ở đầu mũi vẫn có thể đảm bảo độ mềm mại tự nhiên, bệnh nhân có thể vặn lắc đầu mũi như bình thường
  • Có thể được dùng để gia cố vách ngăn mũi, dựng trụ mũi và tạo hình đầu mũi. Thậm chí có thể dùng được cho cả phần sống mũi hoặc vùng gian mày (giữa hai mắt), mặc dù khá hiếm
  • Lấy sụn vách ngăn thông qua đường rạch nâng mũi luôn, do đó không cần thêm đường rạch ở vị trí khác, vì vậy bệnh nhân ít đau hơn và quá trình hồi phục đơn giản, nhanh hơn.
  • Có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng lệch vách ngăn

Nhược điểm

  • Số lượng hạn chế. Sụn vách ngăn ở người châu Á thường nhỏ và yếu, do đó lượng sụn có thể lấy sẽ không nhiều, vì vậy trong một số trường hợp vẫn cần dùng đến một loại vật liệu khác
  • Mặc dù nguy cơ cong vênh thấp, nhưng sụn vách ngăn lại thường yếu hơn, do đó trong nhiều trường hợp không tiềm năng như sụn sườn.
  • Đòi hỏi kỹ thuật lấy sụn vách ngăn tốt, để đảm bảo vách ngăn còn lại vẫn giữ được sự ổn định, chắc chắn
  • Vách ngăn sau khi thu lấy sụn có thể trở nên yếu và khó duy trì ổn định lâu dài
sụn vách ngăn
Vị trí sụn vách ngăn
vị trí miếng sụn vách ngăn thu lấy được
Vị trí thu lấy sụn vách ngăn và miếng sụn vách ngăn thu lấy được
thanh chong tru mui
Sụn vách ngăn được dùng để dựng trụ mũi

Sụn tai

sụn tai
Sụn tai

Sụn tai là loại sụn được lấy ở xoăn trên tai và xoăn dưới tai, có thể lấy qua đường rạch ở mặt trước hoặc mặt sau tai. Sụn tai có thể được sử dụng để làm các miếng ghép xếp chồng ở đầu mũi, hay các miếng ghép ở cánh mũi để gia cố, tạo hình phần đầu mũi.

Ưu điểm

  • Sụn tai có dạng cong vòm rất phù hợp với việc bọc đầu mũi và tinh chỉnh phần cánh mũi, giúp tạo đầu mũi tự nhiên, cho dù những tác động như như nhéo mũi, thì mũi vẫn có thể chuyển động nhịp nhàng, không hề làm ảnh hưởng đến cấu trúc mũi
  • Có đặc tính dẻo, mềm mại, dễ uốn nắn nên khi bọc đầu mũi sẽ không gây bào mòn da đầu mũi
  • Rất hiếm có nguy cơ bóng đỏ, lộ sụn đầu mũi

Nhược điểm

  • Sụn tai chỉ có thể được sử dụng cho phần đầu mũi, do đó bệnh nhân vẫn sẽ cần đến sụn nhân tạo hoặc sụn sườn để nâng cao sống mũi và nếu cần dựng trụ mũi thì vẫn cần đến cả sụn vách ngăn. Do đó quá trình phẫu thuật thường sẽ phức tạp vì có liên quan đến nhiều vật liệu sử dụng để nâng mũi.
  • Sụn tai sau khi lấy đi sẽ không thể tái tạo lại được, vì thế với những trường hợp không may cần chỉnh sửa lại có thể sẽ không đủ sụn tai để bọc đầu mũi và trong trường hợp này bắt buộc sẽ phải lựa chọn một loại sụn khác.
  • Sụn tai có thể bị co rút và teo đi theo thời gian, do đó hình dạng đầu mũi về lâu dài có thể bị thay đổi, thấp hơn so với sau khi mới nâng.
vị trí lấy sụn tai
Vị trí lấy sụn tai
đường rạch thu lấy sụn tai
Đường màu đỏ là đường rạch lấy sụn tai
thu lấy sụn tai
Quá trình thu lấy sụn tai
miếng ghép vành sụn cánh mũi
Sụn tai được dùng làm miếng ghép vành sụn cánh mũi

Như vậy, mỗi loại sụn đều có những đặc tính và chức năng riêng. Mặc dù không thể tránh khỏi nhược điểm nhưng nhược điểm của sụn tự thân gần như không đáng kể và ưu điểm vượt trội hơn cả. Trên thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhược điểm của sụn tự thân trong phẫu thuật nâng mũi có thể dễ dàng khắc phục được nếu bác sĩ thực hiện có kiến thức chuyên sâu về cấu trúc mũi, hiểu rõ sự khác biệt về mặt cấu trúc ở mũi của các sắc tộc khác nhau cũng như hiểu được các đặc trưng của từng loại sụn.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp liên quan
Tại sao sụn tự thân vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng và lòi sụn nhưng các bác sĩ lại thường khuyến khích sử dụng nhiều hơn?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  1187 lượt xem

Nếu các miếng ghép từ sụn tự thân như sụn sườn vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng và đùn sụn, lòi sụn, vậy thì tại sao các bác sĩ lại thích dùng chúng hơn silicone hay goretex. Liệu vật liệu tự thân có mang lại hiệu quả nâng mũi cao như silicone không. Da mũi tôi khá dày, do đó tôi sợ dùng sụn của mình để nâng sống sẽ chẳng mang lại khác biệt gì.

Mũi sau khi đã nâng có thể rút sụn và về lại như cũ không?
  •  3 năm trước
  •  5 trả lời
  •  3310 lượt xem

Chào bác sĩ, mũi của tôi rất thấp, tẹt. Tôi đã muốn nâng mũi từ lâu nhưng vẫn lo lắng không biết có nên hay không. Lý do chính còn chần chừ là vì tôi sợ phải hạn chế hoạt động sau khi làm, thậm chí có thể muốn xoa mũi cũng không được. Tôi cũng sợ sau khi làm mình sẽ không thích kết quả. Vậy liệu mũi sau khi làm có thể rút sụn và về lại như cũ không?

Chỉnh sửa mũi sau nâng: nên chọn Medpor, Goretex hay sụn tự thân hiến tặng từ ngân hàng để tái tạo sống mũi?
Chỉnh sửa mũi sau nâng: nên chọn Medpor, Goretex hay sụn tự thân hiến tặng từ ngân hàng để tái tạo sống mũi?
  •  3 năm trước
  •  3 trả lời
  •  1825 lượt xem

Chào bác sĩ, tôi cần làm lại mũi càng sớm càng tốt. Cách đây 15 năm tôi có nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Sau đó khoảng 10 năm để tránh nguy cơ đùn/lòi sụn (mặc dù mũi lúc đó vẫn bình thường) tôi đã đặt thêm sụn tai vào đầu mũi và vẫn giữ nguyên miếng silicone đó. Kể từ đó đầu mũi trông gồ ghề rất buồn cười. Càng ngày da đầu mũi càng mỏng và căng chặt hơn (vì chịu quá nhiều áp lực). Có thể nhìn rõ cạnh của miếng sụn tai và một nốt màu trắng ở đầu mũi. Bây giờ tôi muốn loại bỏ cả silicone và sụn tai ra, rồi thay thể bằng một vật liệu nào đó có thể duy trì vĩnh viễn.

Tin liên quan
Tổng hợp các loại sụn nhân tạo sử dụng trong nâng mũi
Tổng hợp các loại sụn nhân tạo sử dụng trong nâng mũi

Mặc dù sụn tự thân vẫn được xem là vật liệu an toàn hơn cả trong nâng mũi, tuy nhiên ngoài sụn sườn, lượng sụn tự thân thường khá hạn chế, không đủ dùng cho những trường hợp cần số lượng lớn. Do đó, sụn nhân tạo từ lâu đã được ứng dụng rất phổ biến.

Cách khắc phục dáng mũi tẹt, đầu mũi to trong nâng mũi?
Cách khắc phục dáng mũi tẹt, đầu mũi to trong nâng mũi?

Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.

Tìm hiểu về các đường mổ trong nâng mũi, mổ kín hay mổ hở?
Tìm hiểu về các đường mổ trong nâng mũi, mổ kín hay mổ hở?

Có bao giờ bạn thắc mắc các bác sĩ thẩm mỹ thường mổ đường nào để thực hiện một quy trình nâng mũi không?

Tìm hiểu về kỹ thuật treo cánh mũi xệ trong nâng mũi
Tìm hiểu về kỹ thuật treo cánh mũi xệ trong nâng mũi

Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.

Tìm hiểu về kỹ thuật thu gọn chóp mũi quá khổ trong nâng mũi
Tìm hiểu về kỹ thuật thu gọn chóp mũi quá khổ trong nâng mũi

Chóp mũi quá khổ khiến cho dáng mũi bất cân xứng trên khuôn mặt luôn là nỗi khổ tâm của biết bao cô gái.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sụn sườn trong nâng mũi cấu trúc được lấy từ đâu?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  2433 lượt xem

Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?

Sụn sườn sử dụng trong nâng mũi cấu trúc có bị teo đi theo thời gian không?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  7953 lượt xem

Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?

Mô da nhân tạo Megaderm trong nâng mũi là gì?
  •  4 năm trước
  •  2 trả lời
  •  3011 lượt xem

Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?

Trong mũi lồi ra 1 cục nhỏ sau nâng mũi
  •  4 năm trước
  •  3 trả lời
  •  43309 lượt xem

Cho em hỏi là sau nâng mũi trong mũi em có lồi ra 1 cục nhỏ. Em sợ sụn giả lồi rồi đâm thủng niêm mạc mũi chui ra (giống như trong ảnh ạ). Như thế có phải là biến chứng không ạ?

Mũi em liệu có nâng được lên như thần tượng này không?
  •  3 năm trước
  •  2 trả lời
  •  1323 lượt xem

Đây là cái mũi xấu xí của em. Em muốn nâng kiểu mũi như của thần tượng ạ! Mong các bác sĩ tư vấn giúp em với ạ

Video có thể bạn quan tâm
LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU "GÓC NGHIÊNG THẦN THÁNH" NHANH NHẤT LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU "GÓC NGHIÊNG THẦN THÁNH" NHANH NHẤT 00:55
LÀM SAO ĐỂ SỞ HỮU "GÓC NGHIÊNG THẦN THÁNH" NHANH NHẤT
? NÂNG MŨI S-LINE BỌC SỤN TẠI EMCAS khắc phục triệt để sống mũi ngắn, thấp, đầu mũi xấu. Đồng thời, điều chỉnh lại hình dạng hoặc kích...
 3 năm trước
 9290 Lượt xem
TOÀN CẢNH MỘT CA PHẪU THUẬT NÂNG MŨI TOÀN CẢNH MỘT CA PHẪU THUẬT NÂNG MŨI 01:20
TOÀN CẢNH MỘT CA PHẪU THUẬT NÂNG MŨI
Bạn nào đang có ý định hoặc chuẩn bị nâng mũi thì xem ngay để có sự chuẩn bị tốt nhất cho ca phẫu thuật của mình nhé!-------✫-------Thẩm Mỹ Viện...
 4 năm trước
 8627 Lượt xem
CẬN CẢNH TOÀN BỘ MỘT CA NÂNG MŨI ĐẶT SỐNG CẬN CẢNH TOÀN BỘ MỘT CA NÂNG MŨI ĐẶT SỐNG 14:18
CẬN CẢNH TOÀN BỘ MỘT CA NÂNG MŨI ĐẶT SỐNG
Chỉ 20 phút, bạn đã được sở hữu chiếc mũi cao tự nhiên, hài hòa với gương mặt.- Không đau- Rất ít sưng, bầm- Thời gian lành thương nhanh- Chi phí...
 3 năm trước
 7771 Lượt xem
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi (p.3) Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi (p.3) 06:50
Hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi (p.3)
Bạn nào mới nâng mũi xong và chuẩn bị đi nâng mũi thì vào xem video nhé
 5 năm trước
 6805 Lượt xem
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NÂNG MŨI CẤU TRÚC CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NÂNG MŨI CẤU TRÚC 04:14
CẬN CẢNH QUÁ TRÌNH NÂNG MŨI CẤU TRÚC
- Tình trạng mũi trước PT: Sống mũi thấp; đầu mũi ngắn, hếch, không cân xứng với tổng thể gương mặt.Trong các phẫu thuật này, bác sĩ sẽ áp dụng phương...
 3 năm trước
 5870 Lượt xem
DIỄN VIÊN LƯƠNG THU TRANG TIN TƯỞNG NÂNG MŨI VÔ KHUẨN TẠI THU CÚC DIỄN VIÊN LƯƠNG THU TRANG TIN TƯỞNG NÂNG MŨI VÔ KHUẨN TẠI THU CÚC 00:34
DIỄN VIÊN LƯƠNG THU TRANG TIN TƯỞNG NÂNG MŨI VÔ KHUẨN TẠI THU CÚC
? Cô nàng hoàn toàn hài lòng với dáng mũi mới, dáng mũi cao tây và thanh tú giúp cô có được gương mặt sang, đẹp mọi góc nhìn!? Nâng mũi vô...
 3 năm trước
 5644 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây