Tại sao sụn tự thân vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng và lòi sụn nhưng các bác sĩ lại thường khuyến khích sử dụng nhiều hơn?
Mặc dù nhiễm trùng hay đùn sụn, lòi sụn vẫn nằm trong danh sách nguy cơ có thể gặp phải khi dùng các miếng ghép từ sụn tự thân, nhưng nguy cơ này thấp hơn rất nhiều so với silicone hay các vật liệu nhân tạo khác. Cơ thể con người chúng ta có khả năng tương thích và tiếp nhận với mô của chính nó cao hơn so với các vật liệu tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể các miếng ghép từ sụn tự thân sẽ tiếp tục phát triển các mạch máu, hòa hợp với mô mũi và trở thành một phần của mũi.
Trong khi đó các vật liệu nhân tạo như silicone thì ngược lại, khi silicone được đặt vào mũi, theo cơ chế tự nhiên cơ thể sẽ hình thành bao xơ bao quanh và cô lập nó, và miếng silicone đó được ngăn cách với mô mũi bởi bao xơ nên vẫn là một dị vật từ bên ngoài ở trong mũi. Ngoài ra miếng silicone ở hình dạng hơi cong khi được đặt vào mũi theo thời gian sẽ tác động lực vào mô mũi xung quanh để duỗi thẳng trở lại, chính điều này có thể từ từ đẩy nó ra khỏi vị trí ban đầu, và đùn, lòi ra ngoài. Trong khi đó hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra với sụn tự thân vì sụn tự thân có độ liên kết mạnh mẽ với cấu trúc cũng như mô mũi.
Nâng cao sống mũi bằng sụn tự thân hoàn toàn có thể đạt được hiệu quả như dùng sụn nhân tạo. Và việc da bạn dày sẽ không ảnh hưởng gì đến hiệu quả này, ngược lại còn có thể giúp tránh được nguy cơ lộ sóng về lâu dài.
Trên thực tế các miếng ghép từ sụn tự thân có tỉ lệ nhiễm trùng và đào thải thấp hơn nhiều so với silicone hay goretex. Một mảnh ghép sụn tự thân nếu được chạm khắc tạo hình đúng cách hoàn toàn có thể mang lại hiệu quả nâng sống mũi cao như silicone. Da mũi dày không phải là một yếu tố gây khó khăn cho nâng mũi, ngược lại nó sẽ đảm bảo bạn tránh được nguy cơ lộ sóng, bóng đỏ da. Trong trường hợp da của bạn quá dày, thì trước phẫu thuật bác sĩ có thể có các biện pháp để chuẩn bị cho làn da, giúp mang lại kết quả nâng mũi tốt nhất.
Miếng ghép từ sụn tự thân là những mảnh ghép từ chính cơ thể của bạn, thường được lấy ở vách ngăn (sụn vách ngăn), tai (sụn tai) hoặc ngực (sụn sườn). Và những mảnh ghép này có nguy cơ nhiễm trùng và đùn sụn thấp hơn rất nhiều so với các mảnh ghép từ vật liệu nhân tạo.
Khi nói đến vật liệu nhân tạo thì ưu điểm nổi bật là khối lượng nhiều và dễ sử dụng, dễ dàng điêu khắc tạo hình. Tuy nhiên cả trong thời gian ngắn hạn và về lâu dài, nguy cơ từ những vật liệu này đều lớn hơn rất nhiều so với việc sử dụng mô của chính bạn. Trong khi đó, sụn sườn cũng có ưu điểm về khối lượng nhiều như vật liệu nhân tạo, nhưng đổi lại nguy cơ tiềm ẩn từ sụn sườn lại thấp hơn nhiều. Mặc dù vậy, phẫu thuật nâng mũi sử dụng sụn tự thân, đặc biệt là sụn sườn là quy trình khó khăn hơn, đòi hỏi bệnh nhân phải chịu thêm đường rạch ở ngực và đòi hỏi bác sĩ phải có đủ trình độ cũng như kinh nghiệm trong việc xử lý chính xác sụn sườn.
Dùng mô của chính bệnh nhân như sụn tự thân được xem là tiêu chuẩn vàng trong nâng mũi vì có nguy cơ nhiễm trùng rất thấp và đảm bảo đủ số lượng để làm bất cứ điều gì cần thiết. Ngoài ra, với sụn tự thân bạn chắc chắn sẽ đạt được độ nâng sống mũi cao như khi sử dụng vật liệu nhân tạo.
Trên thực tế, nguy cơ đùn sụn và nhiễm trùng từ silicone lên đến 100% trong suốt cuộc đời bệnh nhân, bất cứ lúc nào bệnh nhân cũng đều có nguy cơ này, và hầu như không sớm thì muộn đều bắt buộc phải tháo bỏ silicone.
Ngoài thực tế là các miếng ghép từ sụn nhân tạo có tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn, thì chúng còn có 1 nhược điểm nữa đó là rất khó loại bỏ một khi bị nhiễm trùng (điển hình là goretex), ngoại trừ silicone.
Khi lựa chọn bất kỳ loại vật liệu độn nào trong nâng mũi đều luôn có sự đánh đổi, nhưng các vật liệu tự thân nói chung (những thứ lấy từ chính cơ thể bạn) có nguy cơ nhiễm trùng và đùn sụn thấp hơn so với bất kỳ vật liệu nhân tạo nào. Trên thực tế, các miếng ghép nhân tạo có nguy cơ gây ra biến chứng về lâu dài cao hơn, biến chứng có thể xuất hiện ngay vài tháng sau phẫu thuật nhưng thậm chí cũng có thể là vài năm.
Nhìn chung tôi chỉ khuyến khích dùng vật liệu nhân tạo khi bệnh nhân không có đủ vật liệu tự thân. Nếu da mũi bạn dày thì nó sẽ giúp che giấu miếng ghép tốt hơn thôi.
Mũi em liệu có nâng được lên như thần tượng này không?
Đây là cái mũi xấu xí của em. Em muốn nâng kiểu mũi như của thần tượng ạ! Mong các bác sĩ tư vấn giúp em với ạ
- 2 trả lời
- 1473 lượt xem
Dùng sụn tự thân nâng mũi thì có nguy cơ bị đùn sụn, lòi sụn không?
Chào bác sĩ, nếu dùng sụn của chính mình để nâng sống mũi hoặc đầu mũi thì có đảm bảo chúng sẽ không bị đùn hoặc lòi ra không? Còn nguy cơ nhiễm trùng thì sao?
- 4 trả lời
- 1094 lượt xem
Chỉnh sửa mũi sau nâng: nên chọn Medpor, Goretex hay sụn tự thân hiến tặng từ ngân hàng để tái tạo sống mũi?
Chào bác sĩ, tôi cần làm lại mũi càng sớm càng tốt. Cách đây 15 năm tôi có nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Sau đó khoảng 10 năm để tránh nguy cơ đùn/lòi sụn (mặc dù mũi lúc đó vẫn bình thường) tôi đã đặt thêm sụn tai vào đầu mũi và vẫn giữ nguyên miếng silicone đó. Kể từ đó đầu mũi trông gồ ghề rất buồn cười. Càng ngày da đầu mũi càng mỏng và căng chặt hơn (vì chịu quá nhiều áp lực). Có thể nhìn rõ cạnh của miếng sụn tai và một nốt màu trắng ở đầu mũi. Bây giờ tôi muốn loại bỏ cả silicone và sụn tai ra, rồi thay thể bằng một vật liệu nào đó có thể duy trì vĩnh viễn.
- 3 trả lời
- 2113 lượt xem
Nâng mũi tự thân có ảnh hưởng sức khỏe không?
Chào bác sĩ, gần đây tìm hiểu em được biết đến phương pháp nâng mũi tự thân ,trong đó sử dụng chất liệu độn là sụn tai và sụn sườn. Vậy lấy mất 1 phần sụn ở các bộ phận đó có làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng tai và xương sườn không ạ? Như hỏng tai hay xương yếu? Em xin cảm ơn.
- 1 trả lời
- 707 lượt xem
Sự đa dạng của nhiều phương pháp nâng mũi ngày nay càng mang đến cho bệnh nhân nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn phương pháp nào cho phù hợp
Những năm gần đây nâng mũi thẩm mỹ đang nổi lên và được khách hàng vô cùng ưa chuộng.
Qua nhiều năm ứng dụng, sụn tự thân cho thấy rất nhiều các ưu điểm vượt trội, là loại vật liệu an toàn và thường không thể thiếu trong các quy trình nâng mũi, đặc biệt là trong thao tác tạo hình đầu mũi.
Mặc dù sụn tự thân vẫn là vật liệu được ưa thích trong phẫu thuật nâng mũi vì tính an toàn cũng như mang lại kết quả tự nhiên và bền vững, nhưng bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng không thể tránh khỏi biến chứng ngay cả khi bác sĩ thực hiện là người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hay vật liệu sử dụng đảm bảo.