Phẫu thuật tạo hình đầu mũi
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Ngoài nâng cao sống mũi, tạo hình đầu mũi là một trong những thao tác quan trọng nhất trong nâng mũi và cũng là quy trình rất phổ biến ở các nước Châu Á. Việc tạo hình đầu mũi sẽ mang lại một dáng mũi thon gọn và cao hơn đúng như mong muốn của khách hàng.
Đầu mũi ở người Châu Á thường có nhiều hình dạng khác nhau, đầu mũi có thể bị thấp, tẹt, khoằm hay quá to…và mỗi trường hợp sẽ cần đến các thao tác can thiệp khác nhau. Chính vì thế việc đánh giá kỹ tình trạng đầu mũi trước khi lên kế hoạch phẫu thuật là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng.
Những yếu tố cần đánh giá trước khi tạo hình đầu mũi
Đối với tạo hình đầu mũi ở người Châu Á, độ nhô, độ hếch và thể tích đầu mũi là 3 yếu tố quan trọng nhất cần xem xét. Một đầu mũi với độ nhô hài hòa được điều chỉnh phù hợp theo sống mũi đã nâng, với hình dạng hơi tròn thay vì nhọn, cùng với đường nét tinh tế là những đặc điểm lý tưởng mà các quy trình phẫu thuật đầu mũi ở người Châu Á mong muốn đạt được. Mức độ nhô và hếch cần thiết sẽ khác nhau trong mỗi trường hợp tùy theo sở thích cá nhân, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và các đặc điểm tổng thể trên khuôn mặt. Nhìn chung hầu hết các bệnh nhân đều cần phải nâng sống mũi, vì thế độ nhô của đầu mũi cần phải ước tính dựa trên chiều cao sống mũi.
Bên cạnh đó, chiều rộng đầu mũi cũng là yếu tố cần được đánh giá. Chiều rộng mũi cần hài hòa với đặc điểm cấu trúc tổng thể khuôn mặt. Nếu khuôn mặt khá rộng thì một đầu mũi hẹp sẽ gây chú ý và lộ rõ can thiệt thẩm mỹ.
Một yếu tố không thể thiếu khác khi đánh giá đầu mũi đó là lực hỗ trợ ở đầu mũi của bệnh nhân. Nếu đầu mũi hếch, tẹt nhưng khả năng hỗ trợ của sụn hai bên cánh mũi dưới tốt thì sẽ dễ xử lý, nhưng nếu đầu mũi hếch, tẹt mà sụn lại quá yếu hoặc vách ngăn ngắn thì lại rất khó xử lý. Để đánh giá chính xác lực hỗ trợ ở đầu mũi bác sĩ nên sờ nắn đầu mũi, đuôi vách ngăn và da mũi vì đây là những cấu trúc quan trọng nhất quyết định đến hình dạng đầu mũi.
Việc đánh giá kỹ các yếu tố ở trên cũng sẽ giúp bác sĩ xác định được phương pháp phẫu thuật mũi phù hợp, bác sĩ có thể chọn phương pháp mổ kín (rạch qua tiền đình phía trong mũi) hoặc mổ hở (rạch qua trụ mũi và vành cánh mũi). Nếu sụn cánh mũi dưới có đủ kích cỡ và độ mạnh thì có thể chọn phương pháp mổ kín và ngược lại. Dấu hiệu tốt nhất để chọn phương pháp mổ kín là khi đầu mũi hơi rủ xuống với hai bên sụn cánh mũi dưới to và khỏe. Phương pháp này cũng được áp dụng hiệu quả nhất ở những bệnh nhân da mũi không dày và sụn đầu mũi không bị biến dạng nặng hoặc bất đối xứng.
Quy trình phẫu thuật
Trong quy trình thực hiện, bác sĩ sẽ can thiệp tới phần mô mềm và sụn đầu mũi, xử lý, chỉnh hình để vùng đầu được thon gọn hơn. Tùy vào tình trạng mũi cụ thể mà bác sĩ có thể lựa chọn kỹ thuật mổ kín hoặc mổ hở và cũng tùy vào từng tình trạng đầu mũi mà bác sĩ có thể cần đến các các miếng ghép như miếng ghép hình nắp, đặt thanh chống trụ mũi, miếng ghép mở rộng vách ngăn, miếng ghép xếp chồng, miếng ghép trụ ngoài, mảnh ghép trước hàm trên, miếng ghép vành sụn cánh mũi … Những miếng ghép này có thể được lấy từ sụn vách ngăn hoặc sụn tai của bệnh nhân.
Miếng ghép hình nắp: dùng để nâng cao độ nhô đầu mũi. Bác sĩ sẽ dùng 2 đến 3 miếng sụn tai hoặc sụn vách ngăn, xếp chồng lên nhau và khâu lại cho phù hợp với kích cỡ đầu mũi hiện tại cũng như mức độ nâng cần thiết.
Thanh chống trụ mũi: có tác dụng đẩy cao chóp mũi, tạo trụ mũi vững chắc, thường được làm từ sụn vách ngăn, có độ thẳng và mạnh. Chiều dài sẽ được thiết kế phù hợp với chiều cao của vòm mũi.
Miếng ghép mở rộng vách ngăn: đây là miếng ghép được ưa chuộng sử dụng trong phẫu thuật tạo hình đầu mũi ở người Châu Á, giúp kiểm soát tốt độ nhô và độ hếch của đầu mũi.
Có 2 loại miếng ghép mở rộng vách ngăn: loại xếp chồng và loại nối hình chữ.
Miếng ghép hình khiên: Miếng ghép hình khiên có thể được làm từ sụn vách ngăn hoặc sụn sườn, sẽ được đặt ở phần trước dưới của đầu mũi (như hình dưới) để làm tăng độ nhô đầu mũi cũng như cải thiện đường nét vùng bị gẫy ở trên và dưới đầu mũi.
Miếng ghép trụ ngoài: Các miếng ghép trụ ngoài giúp ngăn chặn hai bên sụn cánh mũi dưới bị sụp và tạo một đường viền cánh –đầu mũi mịn mượt hơn.
Miếng ghép vành sụn cánh mũi: đây là miếng sụn mỏng được đặt dọc theo vành sụn cánh mũi. Nó giúp gia cố và hạ thấp vành cánh mũi một chút xuống nếu cánh mũi hiện tại bị co rút.
Ngoài ra, ở một số trường hợp để chỉnh sửa triệt để phần đầu mũi, trụ mũi và nền mũi, bác sĩ có thể cũng chọn đặt một miếng ghép ở trước hàm trên. Vì ở người châu Á, vùng trước hàm trên thường thấp, bị rụt, dẫn đến vùng dưới mũi bị thụt vào, góc mũi môi sắc nhọn và trụ mũi co rút. Các miếng ghép cho vùng này bằng xương, sụn tự thân hoặc vật liệu nhân tạo như (Goretex, silicone, Mersilene) có thể được chèn vào gần gai mũi trước để cải thiện độ co rút ở trụ mũi.
Quy trình tạo hình đầu mũi thường được thực hiện sau khi đã nâng sống mũi dưới hình thức gây mê hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê. Hình dạng đầu mũi sẽ được tạo hình dựa theo sống mũi và tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể áp dụng đặt một hoặc nhiều các miếng ghép nói trên để tạo hình đầu mũi đúng như mong muốn.
Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật tạo hình đầu mũi
Nếu bác sĩ phán đoán và thao tác kỹ thuật không chính xác thì có thể gặp phải một số biến chứng như:
- Mũi bị tẹt, thấp dần theo thời gian
- Đầu mũi hếch quá mức
- Đầu mũi bị lệch hoặc bất đối xứng
- Lộ miếng ghép
- Đau hoặc khó chịu
- Nghẹt mũi
- 2 trả lời
- 3583 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã nâng mũi bằng phương pháp phẫu thuật mũi mở cách đây 20 ngày: đục xương, tạo hình vách ngăn, đặt silicone sống mũi, ghép sụn đầu mũi, thu gọn cánh mũi… Đầu mũi bây giờ cao hơn và nhọn hơn so với trước. Nhìn hình thì không thấy khác nhiều nhưng bên ngoài trông rất mất tự nhiên. Khi tôi cố ấn mũi xuống thì nó cứng đơ và không hề thấp xuống; liệu đó có phải là do ghép sụn? Liệu khi sưng giảm sụn ghép có khiến mũi tôi vẫn cao như vậy không? Hai bên lỗ mũi tôi có to hơn và tròn hơn khi sưng giảm không? Bao lâu nữa mũi mới ổn định?
- 4 trả lời
- 2994 lượt xem
Tôi mới nâng mũi được 10 ngày, nhưng có vẻ bác sĩ không tác động chỉnh sửa gì đầu mũi, vì trông nó vẫn to như trước. Ông ấy bảo đó là do sưng nề, liệu có phải vậy không? Tôi thực sự rất chán nản vì chiếc mũi to không cân đối trên mặt này, cảm giác y như mũi chú hề khổng lồ, vì sống mũi thì quá cao, đầu mũi thì quá tròn to.
- 4 trả lời
- 3155 lượt xem
Lỗ mũi của tôi to và cứ loe ra như thế, nên tôi đang cân nhắc phẫu thuật thu gọn cánh mũi để mỗi khi cười mũi không bị bè rộng ra, nhưng vẫn muốn giữ phần cong tự nhiên ở lỗ mũi. Nếu chỉ thu gọn cánh mũi thôi, không chỉnh sửa thêm gì khác thì có được không?
- 4 trả lời
- 3154 lượt xem
Bác sĩ phẫu thuật và tôi trước khi tiến hành nâng mũi không trao đổi về bất kỳ loại miếng ghép nào, nhưng sau 6 tháng tôi thấy dường như có một miếng ghép nhỏ hình tròn ở đầu mũi, đôi khi nhìn thấy rõ qua da dưới ánh sáng mạnh. Khi chạm vào vùng này tôi lại có cảm giác cứng cứng, vì thế tôi nghĩ có thể là một miếng ghép từ vật liệu nhân tạo nào đó. Tôi thực sự không biết bác sĩ đã đặt nó ở đó. Hiện tại tôi khá hài lòng với mũi sau nâng do đó thực sự không muốn phải chỉnh sửa lại. Liệu bác sĩ đặt miếng ghép ở đầu mũi như vậy có đúng kỹ thuật không?
- 1 trả lời
- 980 lượt xem
Mũi em nhìn không rõ ràng khối mũi,tổng thể như một hình tam giác.Vậy em nâng thu gọn đầu mũi hay cánh mũi ạ.Em không muốn lỗ mũi mình nhỏ lại.
- 4 trả lời
- 884 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đang băn khoăn, không biết có phải chỉ sử dụng silicone mới đủ để tạo đầu mũi cao và sắc nét được, vì sụn vách ngăn không đủ và rất yếu. Trong ảnh là mong muốn cải thiện mũi của tôi, liệu những loại sụn tự thân/sụn nhân tạo hay hình dạng sụn nâng mũi như nào tôi sẽ cần để đạt được dáng mũi như hình? Dùng miếng silicone lớn hình chữ L liệu có được không?
- 2 trả lời
- 1162 lượt xem
Chào bác sĩ, đầu mũi của tôi có vẻ ngày càng bị hếch lên. Ngoài ra tôi cũng thấy sống mũi mình trông hơi thấp, nhất là khi nhìn từ đằng trước. Ngoài chỉnh sửa đầu mũi, tôi có cần nâng sống lên một chút không?
- 3 trả lời
- 1734 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật tạo hình đầu mũi được vài ngày vì nó quá to, mũi củ hành. Tôi đã yêu cầu bác sĩ kéo dài mũi vì thấy mũi mình quá ngắn. Nhưng bây giờ tôi thậm chí còn thấy mũi ngắn hơn trước kia. Mặc dù vẫn còn sớm nhưng rõ ràng nó thực sự RẤT NGẮN, tôi nghĩ không phải chỉ sưng nề gây ra tình trạng này.
- 2 trả lời
- 2522 lượt xem
Chào bác sĩ đã được 1 tháng từ khi tôi tạo hình đầu mũi với sụn tai và thu gọn cánh mũi. Nhưng có vẻ mũi tôi vẫn rất rộng, to so với mong muốn, mặc dù nó đã thay đổi đáng kể. Mũi tôi từng bị hếch và lộ lỗ mũi rất nhiều, bây giờ lỗ mũi đã kín hơn và kết quả khá tự nhiên. Tuy nhiên tôi vẫn muốn hai bên lỗ mũi tôi trông nhỏ/hẹp hơn (từ góc nhìn thẳng mặt), vậy liệu có thể chỉnh sửa lại bằng cách ghép sụn sườn được không?
- 2 trả lời
- 1201 lượt xem
Tôi mới phẫu thuật đầu mũi các đây 3 tháng và thực sự không thích cảm giác cứng cứng do đặt các mảnh ghép mở rộng đuôi vách ngăn. Và kết quả phẫu thuật cũng không thay đổi nhiều so với trước kia, do đó tôi đã thảo luận với bác sĩ về việc loại bỏ những mảnh ghép này. Anh ấy nói hoàn toàn có thể và mũi sẽ trở lại như trước. Nhưng anh ấy sẽ để lại thanh chống trụ mũi để hỗ trợ đầu mũi. Liệu thanh chống trụ mũi có thể thay thế tốt cho miếng ghép mở rộng vách ngăn không? Và việc tháo bỏ những miếng ghép này liệu có nguy cơ gì không?
- 5 trả lời
- 3455 lượt xem
Tôi đã đến gặp bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ để tạo hình đầu mũi, nhưng ông ấy nói hầu hết sụn ở đầu mũi của tôi đã được lấy ra, đầu mũi to hiện tại chủ yếu là do da dày (da tôi là loại da dầu, lỗ chân lông to). Ông ấy đề nghị tiêm Kenalog để đầu mũi thon mỏng hơn. Nhưng sau khi tìm hiểu tôi thấy hình như tiêm cái này thường chỉ dùng để giảm mô sẹo/sưng trong 1 năm sau phẫu thuật nâng mũi. Nên tôi đang băn khoăn không biết liệu có thể tiêm kenalog để làm mỏng da dày ở đầu mũi không?
- 2 trả lời
- 1110 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã sửa mũi được 11 tháng rồi, vẫn đang thấy mũi thay đổi nhưng không nhiều. Vấn đề là đầu mũi đến bây giờ trông vẫn rất sưng và cứng, phải nhìn kỹ mới thấy được đường viền đầu mũi thay đổi. Bác sĩ nói rằng mũi của tôi vẫn đang thay đổi, nhưng tại sao đầu mũi lại lâu thay đổi thế?
- 1 trả lời
- 1375 lượt xem
Cho em hỏi, mũi em như này giờ mình muốn sửa cho thấp đầu mũi xuống chút xíu được không? Chi phí khoảng bao nhiêu ạ? Em cám ơn
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
Phẫu thuật tạo hình đầu mũi nếu được thực hiện bởi bác sĩ có đầy đủ trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm thì có thể mang lại kết quả tuyệt vời với đầu mũi thon gọn, thanh tú. Nhưng nếu phán đoán và thao tác không chính xác thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi các biến chứng.
Mũi gồ có thể nói là một trong những nhược điểm lớn nhất ở dáng mũi người châu Á. Một chiếc mũi gồ sẽ khiến cho gương mặt trở nên dữ dằn, kém duyên và làm ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ của khuôn mặt.
Không phải cứ nâng cao sống mũi là đẹp, nâng mũi có thể cải thiện được tình trạng mũi tẹt, mũi thấp nhưng đối với những người có cánh mũi quá to, thô bè sang hai bên thì chỉ nâng mũi là chưa đủ, thay vào đó chúng ta phải kết hợp cả thu gọn cánh mũi.
Độ rộng - hẹp hay dày - mỏng của cánh mũi tác động không nhỏ đến nét thanh tú cũng như sự hài hòa của chiếc mũi.
- 5 trả lời
- 7385 lượt xem
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 3 trả lời
- 1734 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật tạo hình đầu mũi được vài ngày vì nó quá to, mũi củ hành. Tôi đã yêu cầu bác sĩ kéo dài mũi vì thấy mũi mình quá ngắn. Nhưng bây giờ tôi thậm chí còn thấy mũi ngắn hơn trước kia. Mặc dù vẫn còn sớm nhưng rõ ràng nó thực sự RẤT NGẮN, tôi nghĩ không phải chỉ sưng nề gây ra tình trạng này.
- 4 trả lời
- 6741 lượt xem
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
- 3 trả lời
- 5315 lượt xem
Tôi nâng mũi hai tuần trước, mọi thứ rất ổn nhưng đến hôm qua tôi bắt đầu bị ngứa và có cảm giác nóng rát ở bên trong mũi, như vậy có bình thường không? Hay liệu có phải nhiễm trùng không?
- 3 trả lời
- 4381 lượt xem
Chào bác sĩ, 7 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp cho đến một hôm tôi thấy bị đau ở đầu mũi. Sau đó cách đây 1 tháng khi ngủ dậy tôi lại phát hiện một đốm đỏ ở đầu mũi cỡ bằng đồng xu. Tôi đến gặp bác sĩ để kiểm tra thì anh ấy bảo không có miếng ghép sụn nào được đặt ở đầu mũi, và anh ấy cũng không hiểu tại sao lại có thể bị nhiễm trùng sau phẫu thuật lâu như vậy nhưng vẫn cho tôi dùng kháng sinh. Bây giờ tôi đã đỡ đau đầu mũi hơn nhưng vẫn còn bị đỏ. Liệu có cách nào cải thiện được không?