Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật tạo hình đầu mũi
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Dưới đây là một số biến chứng phổ biến có thể gặp phải sau tạo hình đầu mũi.
Mũi tẹt, thấp dần theo thời gian
Kết quả đầu mũi cao hơn đạt được nhờ việc dựng thanh chống trụ mũi và đặt các miếng ghép ở đầu mũi có thể giảm xuống theo thời gian. Nguyên nhân có thể là do tình trạng sưng tấy ban đầu sau phẫu thuật giảm dần, và thanh chống trụ mũi, các miếng ghép bằng sụn tự thân có thể bị co ngót và bị hấp thụ theo thời gian. Để ngăn chặn tình trạng này, có thể sử dụng một miếng ghép mở rộng được giữ chắc ở phần gai mũi trước.
Đầu mũi hếch quá mức
Đầu mũi hếch quá mức là một biến chứng thường gặp trong trường hợp tăng độ nhô đầu mũi quá nhiều mà không xét đến hướng nhô lên của đầu mũi. Nếu không có biện pháp phòng ngừa thích hợp, việc tăng độ nhô bằng cách sử dụng các miếng ghép và thanh chống trụ mũi cuối cùng sẽ làm hếch đầu mũi lên trên. Biến chứng này có thể được ngăn chặn bằng cách thiết kế miếng ghép mở rộng vách ngăn phù hợp và đặc biệt lưu ý đến độ hếch và độ nhô của đầu mũi.
Đầu mũi bị lệch hoặc bất đối xứng
Đầu mũi lệch và bất đối xứng cũng là biến chứng thường xảy ra khi hình dạng tự nhiên của đầu mũi bị sửa đổi. Nguyên nhân có thể là do không đặt các miếng ghép mở rộng vách ngăn hoặc miếng ghép mở rộng đuôi vách ngăn vào vị trí chính xác. Ngoài ra, các miếng ghép xếp chồng đầu mũi cũng cần được đặt và khâu một cách chính xác, đối xứng nhau. Trong nhiều trường hợp, hai bên sụn cánh mũi dưới chỉ hơi bị lệch hoặc bị bất đối xứng nhẹ thì có thể dễ dàng được che đi bằng lớp da mũi dày, tuy nhiên ở những trường hợp lệch nặng thì có thể cần phẫu thuật chỉnh sửa. Để tránh nguy cơ này ngay từ đầu, cần chạm khắc và cố định các miếng ghép ở đầu mũi một cách chuẩn xác.
Lộ miếng ghép
Lộ miếng ghép là tình trạng không hiếm gặp ở những bệnh nhân có da mũi mỏng. Nguyên nhân có thể là do bác sĩ chạm khắc, gọt dũa miếng ghép không chính xác và nâng cao đầu mũi quá mức. Do đó, chạm khắc cẩn thận và tránh nâng cao quá mức sẽ giúp tránh được tình trạng này ở những bệnh nhân có kết cấu da mức ở mức vừa đến dày. Tuy nhiên ở những bệnh nhân da mũi quá mỏng, ngay cả khi áp dụng những phương pháp này rồi cuối cùng cũng vẫn bị lộ miếng ghép. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách phủ màng sụn, cân cơ và mô mềm cẩn thận lên phần cắt vát của các miếng ghép.
Đau hoặc khó chịu
Đau hoặc khó chịu phần đầu mũi thường hết theo thời gian nhưng đôi khi tình trạng này sẽ kéo dài lâu sau phẫu thuật. Nâng cao đầu mũi quá mức hoặc dùng các vật liệu cứng như xương vách ngăn hoặc vật liệu nhân tạo Medpor để làm miếng ghép mở rộng vách ngăn hoặc thanh chống trụ mũi hoặc thao tác mô quá tay ở đầu mũi chính là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Thường thì cảm giác đau và khó chịu sẽ biến mất sau khi loại bỏ miếng ghép.
Nghẹt mũi
Tình trạng nghẹt mũi có thể xảy ra khi sử dụng các miếng ghép quá dày dẫn đến làm hẹp nhỏ lỗ mũi. Ngoài ra, việc miếng ghép mở rộng cách ngăn hoặc miếng ghép mở rộng đuôi vách ngăn mũi bị vênh hoặc nằm sai vị trí cũng là những nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi. Do đó, cần thiết kế cẩn thận những mảnh ghép này để tránh trụ mũi hoặc đuôi vách ngăn quá dày và gia cố chắc chắn vách ngăn nằm chính giữa mũi là những yếu tố then chốt giúp hạn chế biến chứng nghẹt mũi sau phẫu thuật.
- 4 trả lời
- 3133 lượt xem
Bác sĩ phẫu thuật và tôi trước khi tiến hành nâng mũi không trao đổi về bất kỳ loại miếng ghép nào, nhưng sau 6 tháng tôi thấy dường như có một miếng ghép nhỏ hình tròn ở đầu mũi, đôi khi nhìn thấy rõ qua da dưới ánh sáng mạnh. Khi chạm vào vùng này tôi lại có cảm giác cứng cứng, vì thế tôi nghĩ có thể là một miếng ghép từ vật liệu nhân tạo nào đó. Tôi thực sự không biết bác sĩ đã đặt nó ở đó. Hiện tại tôi khá hài lòng với mũi sau nâng do đó thực sự không muốn phải chỉnh sửa lại. Liệu bác sĩ đặt miếng ghép ở đầu mũi như vậy có đúng kỹ thuật không?
- 3 trả lời
- 1096 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi phẫu thuật nâng mũi cách đây 5 năm, đặt miếng ghép đầu mũi từ sụn vách ngăn. Nhưng cách đây 2 năm tôi bắt đầu thấy vùng da đầu mũi của mình trở nên mỏng hơn. Đầu mũi trước kia hơi tròn nhưng bây giờ trông lại rõ các cạnh của miếng ghép, hình dạng miếng ghép cũng lộ rõ hơn. Nhìn bằng mắt thường tôi gần như có thể nhìn thấy miếng sụn ghép ở đầu mũi vì da bị căng ra. Tôi lo da sẽ tiếp tục mỏng đi cho đến khi miếng sụn bị lòi ra ngoài. Liệu điều này có xảy ra không?
- 3 trả lời
- 1716 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật tạo hình đầu mũi được vài ngày vì nó quá to, mũi củ hành. Tôi đã yêu cầu bác sĩ kéo dài mũi vì thấy mũi mình quá ngắn. Nhưng bây giờ tôi thậm chí còn thấy mũi ngắn hơn trước kia. Mặc dù vẫn còn sớm nhưng rõ ràng nó thực sự RẤT NGẮN, tôi nghĩ không phải chỉ sưng nề gây ra tình trạng này.
- 4 trả lời
- 1229 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi tôi đã được đặt silicone hình chữ L, mặc dù tôi rất thích hình dạng mũi hiện tại nhưng đầu mũi bây giờ cảm giác rất cứng, điều đó khiến mọi người biết là tôi đã làm mũi. Tôi cũng nghe nói silicone hình chữ L sẽ tiếp tục làm mỏng đầu mũi và sớm hay muộn cũng cần sửa lại. Tôi rất lo lắng, liệu điều đó có đúng không, có phải ai cũng bị như vậy? Liệu tôi có nên phẫu thuật chỉnh sửa càng sớm càng tốt? Xin cảm ơn!
- 2 trả lời
- 2501 lượt xem
Chào bác sĩ đã được 1 tháng từ khi tôi tạo hình đầu mũi với sụn tai và thu gọn cánh mũi. Nhưng có vẻ mũi tôi vẫn rất rộng, to so với mong muốn, mặc dù nó đã thay đổi đáng kể. Mũi tôi từng bị hếch và lộ lỗ mũi rất nhiều, bây giờ lỗ mũi đã kín hơn và kết quả khá tự nhiên. Tuy nhiên tôi vẫn muốn hai bên lỗ mũi tôi trông nhỏ/hẹp hơn (từ góc nhìn thẳng mặt), vậy liệu có thể chỉnh sửa lại bằng cách ghép sụn sườn được không?
- 2 trả lời
- 4789 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã phẫu thuật nâng mũi cách đây một tuần, nhưng đầu mũi trông quá cao và xấu. Liệu nó có thấp xuống không, nếu cứ như vậy thì sẽ rất xấu.
Độ rộng - hẹp hay dày - mỏng của cánh mũi tác động không nhỏ đến nét thanh tú cũng như sự hài hòa của chiếc mũi.
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
Có thể nói nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay bởi mũi là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét hài hòa, cân đối cho khuôn mặt.
Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc thiết kế miếng độn cũng như các kỹ thuật phẫu thuật do đó các biến chứng sau nâng mũi bằng silicon so với trước đây đã giảm thiểu rất nhiều. Tuy nhiên với bất kỳ ca phẫu thuật nào, biến chứng vẫn là điều khó có thể tránh khỏi hoàn toàn.
Tạo hình đầu mũi sẽ mang lại một dáng mũi thon gọn và cao hơn đúng như mong muốn của khách hàng.
- 5 trả lời
- 7353 lượt xem
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 3 trả lời
- 5287 lượt xem
Tôi nâng mũi hai tuần trước, mọi thứ rất ổn nhưng đến hôm qua tôi bắt đầu bị ngứa và có cảm giác nóng rát ở bên trong mũi, như vậy có bình thường không? Hay liệu có phải nhiễm trùng không?
- 3 trả lời
- 1254 lượt xem
Silicone nâng mũi của tôi bị đùn ra ở phía trong lỗ mũi, nên tháng tới tôi sẽ phẫu thuật để loại bỏ nó. Bác sĩ khuyên sau khi tháo nên chờ vài tháng trước khi chỉnh sửa. Vấn đề là tôi vẫn không tìm được bác sĩ dùng sụn tự thân để chỉnh sửa lại mũi, ở đây chỉ toàn các bác sĩ khuyên tiếp tục dùng sụn silicone. Tôi chỉ muốn dùng sụn tự thân trong ca chỉnh sửa này. Vậy liệu tiếp tục thay thế bằng silicone thì có được không?
- 3 trả lời
- 1716 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật tạo hình đầu mũi được vài ngày vì nó quá to, mũi củ hành. Tôi đã yêu cầu bác sĩ kéo dài mũi vì thấy mũi mình quá ngắn. Nhưng bây giờ tôi thậm chí còn thấy mũi ngắn hơn trước kia. Mặc dù vẫn còn sớm nhưng rõ ràng nó thực sự RẤT NGẮN, tôi nghĩ không phải chỉ sưng nề gây ra tình trạng này.
- 3 trả lời
- 1083 lượt xem
Chào bác sĩ, cách đây 2 năm tôi đã phẫu thuật nâng sống mũi bằng silicone và bọc sụn tai đầu mũi để cải thiện độ nhô. Tôi rất hài lòng về chiều cao sống mũi hiện tại nhưng bây giờ muốn chỉnh sửa đầu mũi một chút. Ngoài ra tôi cũng quan tâm đến việc đục xương để chỉnh sửa xương mũi (vị bác sĩ cũ khuyên như thế) nhưng không biết như thế có ảnh hưởng đến silicone hiện tại không? Có cần thay thế luôn không?