Cách Khắc Phục Đầu Mũi To, Mũi Củ Hành
Cách khắc phục đầu mũi to ra sao. Bởi phần đầu mũi được tạo thành bởi hai bên sụn cánh mũi dưới ở bên trái và bên phải mũi. Đây là những mảnh mỏng, cong hình cánh tạo thành lỗ mũi. Phần đầu mũi lý tưởng nhất là không nên thu hút sự chú ý của mắt người đối diện và cân xứng với phần còn lại của khuôn mặt, với đường chuyển tiếp mịn mượt, tự nhiên từ sống mũi xuống.
Nhìn chung, đầu mũi nên có hình tam giác khi nhìn từ dưới lên nhưng cũng không nên có bất kỳ góc nhọn nào. Chính vì thế giới chuyên môn thường gọi đầu mũi lý tưởng là đầu mũi có hình tam giác “mềm”, nghĩa là các cạnh hơi cong và dốc nhẹ xuống.
Nguyên nhân gây đầu mũi to hình cũ hành
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trong đó chủ yếu là các vấn đề về mặt cấu trúc. Dưới đây là các nguyên nhân chính, bệnh nhân có thể gặp phải một hoặc nhiều các vấn đề này:
- Bản sụn cánh mũi dưới phía ngoài cong, lồi quá mức hoặc có cấu trúc bất thường
- Vòm mũi rộng hay khoảng cách giữa hai sụn cánh mũi dưới rộng, cách xa nhau
- Các tuyến dưới da mũi phát triển mạnh mẽ, hoặc mô thịt phần đầu mũi dày (bao gồm tất cả các hệ thống da, cơ, dây chằng và mỡ…)
Ngoài ra sống mũi thấp nhỏ cũng có thể khiến đầu mũi trông to hơn bình thường; hay đầu mũi to cũng có thể là do quy trình thu gọn cánh mũi trước đó làm quá tay. Nếu cánh mũi được thu lại quá nhỏ thì đầu mũi trông sẽ trở nên nổi bật và to hơn.
>>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Dáng Mũi Đẹp Hot Nhất Năm 2024
Các khắc phục đầu mũi to, mũi củ hành
Tùy từng nguyên nhân khiến đầu mũi to mà các bác sĩ sẽ có các hướng tiếp cận khác nhau.
Nếu nguyên nhân là do bản sụn cánh mũi dưới phía ngoài cong, lồi quá mức thì bác sĩ sẽ tiến hành thu giảm kích cỡ sụn bằng cách cắt bớt một phần sụn này để nó phù hợp với cấu trúc đầu mũi hơn. Sau đó, để tạo hình đầu mũi nhô cao rõ nét hơn thì bác sĩ có thể kết hợp đặt sụn tai hoặc khâu thêm mô da của chính bệnh nhân
Nếu nguyên nhân là do khoảng cách giữa hai bên sụn cánh mũi dưới rộng, vòm mũi rộng thì bác sĩ sẽ thao tác tạo hình lại sụn và dùng kỹ thuật khâu để đưa hai bên sụn cánh mũi dưới về gần nhau hơn giúp vòm mũi nhỏ hơn, đầu mũi trông thon gọn hơn. Kỹ thuật này cũng giúp lỗ mũi trở nên thon nhỏ, duyên dáng hơn.
Nếu nguyên nhân là do mô tuyến dưới da phần đầu mũi phát triển quá mức thì bác sĩ sẽ chọn cách cắt bỏ bớt mô, mỡ thừa để tạo hình lại đầu mũi. Nếu bệnh nhân muốn nâng đầu mũi lên cao hơn thì bác sĩ có thể kết hợp đặt thêm sụn vách ngăn hoặc sụn tai.
Quy trình chỉnh sửa mũi củ hành nếu không cần can thiệp đến phần sống mũi, và cánh mũi, tức là không cần nâng cao hoặc chỉnh sửa sống mũi, hay không cần thu gọn cánh mũi thì nhìn chung khá đơn giản. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều muốn chỉnh sửa tổng thể để có được một chiếc mũi hài hòa và đẹp nhất có thể. Do đó, bệnh nhân có thể sẽ cần lấy sụn sườn hoặc sụn nhân tạo (silicone, goretex ...)để nâng sống mũi và có thể cần thực hiện thêm các thao tác để thu gọn cánh mũi. (Đọc thêm: Phẫu thuật chỉnh hình, thu gọn cánh mũi)
Nhìn chung quy trình này thường được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ kết hợp tiền mê, qua đường rạch ở trụ mũi và rìa cánh mũi, trong thời gian khoảng hơn 1 tiếng. Sau phẫu thuật bệnh nhân sẽ được cho uống kháng sinh, thuốc giảm đau và bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết mổ hàng ngày. Sau 5 đến 7 ngày có thể cắt chỉ vết khâu, tháo băng và nẹp bên ngoài.
Trên đây là những thông tin hữu ích với nội dung "Cách khắc mục đầu mũi to, mũi củ hành". Hy vọng giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hay, bổ ích.
- 4 trả lời
- 1685 lượt xem
Tôi rất tự ti vì đầu/chóp mũi quá tròn và dày. Có thể thay đổi, tạo hình đầu mũi và nâng sống mũi lên cao một chút để trông nó tự nhiên được không, tôi không muốn mũi thay đổi quá rõ, chỉ muốn trông tự nhiên. Ngoài ra tôi có tìm hiểu về “sụn nghiền nát” bọc cân cơ, có vẻ như loại này ít rủi ro hơn so với đặt vật liệu độn nhân tạo. Liệu dùng để nâng sống mũi có tốt không? Có mất thêm thời gian hồi phục khi phải lấy sụn từ nơi khác trên cơ thể không?
- 4 trả lời
- 1813 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi thực sự không thích chiếc mũi quá to của mình, nhất là khi cười. Tôi muốn sửa sao cho nó nhỏ đi một chút và đầu mũi không tròn như vậy nữa. Nhưng da tôi lại rất dày, tôi sợ chính điều đó gây khó khăn hơn cho ca phẫu thuật mũi. Tôi cũng thích phương pháp mổ kín hơn, liệu có thể không, và nên làm gì để mũi tôi trông tự nhiên nhất có thể?
- 5 trả lời
- 1964 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi của tôi quá to, quá nhiều mô mũi và không có đường nét rõ ràng, trông không khác gì một khối thịt. Liệu nâng mũi có khắc phục được vấn đề này không và sẽ cần phải làm những gì?
- 4 trả lời
- 1571 lượt xem
Tôi là nam giới 34 tuổi, da nhờn và từng có mụn trứng cá. Một bác sĩ đã khuyên tôi nên phẫu thuật nâng mũi và thu gọn cánh mũi, tuy nhiên tôi thấy mình thực sự không cần tăng độ nhô của mũi. Tôi sợ đặt một miếng ghép mũi nhân tạo vào sẽ khiến mũi mình quá cao, quá nổi bật, tôi chỉ muốn thay đổi một chút. Liệu chỉ phẫu thuật thu gọn cánh mũi có đủ để giảm chiều rộng của mũi không? Tôi có thể thu gọn cánh mũi trước, nếu chưa đủ thì sau đó mới đặt vật liệu độn nâng sống có được không? Tôi có nên thu gọn cánh mũi bằng kỹ thuật cắt mô từ bên ngoài lỗ mũi, thay vì cắt từ bên trong lỗ mũi và vết sẹo sẽ nằm bên ngoài lỗ mũi hay không?
- 4 trả lời
- 1624 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi rất quan tâm đến việc nâng mũi. Mũi tôi bị hếch, đầu mũi to, da lại dày. Tôi đã tham khảo ý kiến với một vài bác sĩ, nhưng họ chỉ khuyên nên nâng sống mũi bằng vật liệu nhân tạo, tạo hình đầu mũi bằng các miếng ghép từ sụn tự thân, chứ không đề cập gì đến việc làm mỏng mô mỡ dày ở da mũi. Xin bác sĩ cho tôi xin thêm lời khuyên về tình trạng của mình.
- 3 trả lời
- 1511 lượt xem
Mũi tôi như này thì phải chỉnh sửa bằng cách nào. Ngoài ra tôi cũng thấy có nhiều rủi ro khi đặt miếng ghép từ vật liệu nhân tạo. Vậy trường hợp của tôi thì nên chọn cách nào?
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Bên cạnh sống mũi, đầu mũi và cánh mũi thì trụ mũi đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì một chiếc mũi vững chắc và giữ đúng hình dạng đầu mũi, lỗ mũi.
Lộ sóng (lộ sống), bóng đỏ da là những biến chứng khá phổ biến sau phẫu thuật nâng mũi, đặc biệt là khi bệnh nhân đặt miếng độn mũi bằng sụn nhân tạo như silicone hay goretex…
Sau nâng mũi tùy tình trạng cơ địa, thể chất mỗi người mà có thể xảy ra một vài hiện tượng hậu phẫu.
Nâng mũi làm đẹp là một trong những nhu cầu tất yếu ngày nay của một bộ phận không nhỏ nam và nữ giới.
- 1 trả lời
- 9285 lượt xem
Mũi e sửa 2 lần trong vòng 2 tháng ở spa lần đầu bị đỏ đầu và lộ sụn ( k thủng ) đầu mũi , sau đó sửa lại lần 2 thi vẫn bị đỏ và trong vong hơn 1 tháng mà e bị tấy đỏ lên 3 lần , lần cuối bị nặng nhất có cả mủ nên em tháo sụn , hôm nay em tháo được 1 tuần thì bị lõm và lồi ở đỉnh mũi phần đầu mũi gần nhân trung thi cứng , khi tháo không đặt trung bì gi hết ạ , chỉ mỗi thao tác tháo ra thôi ạ. Bs cho e hỏi nếu e không muốn làm lại mũi nữa thi có cách gi để làm mũi hết bị lồi lõm không ạ ? Và nếu làm lại thì bao giờ làm lại được ạ .
- 0 trả lời
- 1443 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi e sửa gần 1 năm sụn tai bị lộ ra, nhìn góc nghiêng thấy rõ cạnh sắc nhọn và sụn tai độn lên giống như mũi đang bị sưng. Cho e hỏi e nên nhờ bác sĩ bọc thêm megaderm ở đầu mũi để che đi sụn tai hoặc gọt bớt cạnh sắc nhọn của sụn tai hay phải hạ thấp đầu mũi xuống ạ? Cách nào là tốt nhất, còn cách nào khác tốt hơn để khắc phục không, mong các bác sĩ tư vấn, e cảm ơn ạ.
- 1 trả lời
- 207 lượt xem
Chào bác Huy, em nâng mũi xong bị nhìn thấy rõ cục sụn như vầy thì có cách nào khắc phục không, ngoài ra thì không có sưng đau hay bóng đỏ gì hết ạ?
- 1 trả lời
- 147 lượt xem
Thưa bác sĩ, em mới nâng mũi sụn sườn được gần 1 tháng, nhưng chỗ vết thương ở khu vực lấy sụn bị lòi sụn ra và đầu mũi bị méo thì có cách nào khắc phục được nữa không?
- 4 trả lời
- 1706 lượt xem
Mũi của tôi là điển hình cho mũi châu Á với sống mũi rất thấp. Liệu có cách nào nâng nó lên cao hơn một chút để tôi có thể đeo kính theo đúng nghĩa kính nằm trên sống mũi chứ không phải nằm trên hai bên má như hiện tại không? Liệu nâng sống mũi mà không dùng sụn nhân tạo, thay vào đó chỉ dùng sụn tự thân có khắc phục được vấn đề này không? Nên dùng sụn sườn hay sụn tai? Đây là vấn đề duy nhất của tôi, tôi không cần làm thon gọn mũi, chỉ cần nâng cao sống mũi lên một chút.