Ưu điểm của sụn tai trong nâng sống mũi ở người Châu Á?
Theo tôi, sụn tai nếu được sử dụng để nâng sống mũi thì sẽ không có ưu điểm hay lợi thế gì, mà chỉ có nhược điểm. Sụn tai có đặc tính mềm, yếu và cong, vì vậy phải được uốn, gấp lại để tạo thành một miếng ghép thẳng hơn để đặt vào sống mũi. Điều này sẽ không bao giờ tạo ra một miếng ghép thẳng mịn đúng tiêu chí để nâng sống. Ngoài ra, sụn tai sau nhiều năm có thể bị co ngót, tái hấp thụ không đều, khiến nó không thể là một vật liệu ghép phù hợp cho sống mũi. Chưa kể lượng sụn tai thực sự không nhiều nên mặc dù có dùng cũng khó có thể đủ để nâng sống mũi thấp, tẹt như ở người Châu Á. Chính vì những đặc điểm này mà sụn tai chủ yếu chỉ được sử dụng cho chóp mũi.
Sụn tai mặc dù có ít vấn đề liên quan đến vị trí lấy sụn, tỉ lệ nhiễm trùng thấp, dễ dàng đẽo gọt. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, sụn tai nên chống chỉ định dùng để nâng sống mũi ở người Châu Á hay bất kỳ dân tộc nào khác. Sụn tai khi được nâng sống mũi có thể bị co lại, khiến đường viền mũi trở nên biến dạng, khó coi. Nếu muốn dùng sụn tự thân để nâng sống mũi thì bạn có thể cân nhắc dùng sụn sườn.
Sụn tai có một vài lợi thế so với các nguồn vật liệu khác. So với silicone, nhìn chung sụn tự thân như sụn tai rõ ràng an toàn và bền vững hơn. So với sụn sườn, vết rạch lấy sụn tai cũng dễ dàng che giấu sau tai hơn. Nhưng một nhược điểm khi dùng sụn tai so với sụn sườn đó là ở một số bệnh nhân sẽ không đủ sụn tai để nâng hoàn toàn sống mũi. Sụn tai cũng mềm hơn sụn vách ngăn hay sụn sườn, do đó có thể không hiệu quả cao khi đầu mũi cần cải thiện nhiều về đường nét hay hình dạng (ví dụ trong trường hợp khắc phục mũi hếch, sụn tai không thể đủ khỏe để hỗ trợ xoay cấu trúc sụn đầu mũi). Vấn đề cong vênh mặc dù có thể gặp ở sụn tự thân nhưng với kỹ thuật xử lý, chạm khắc và đặt miếng ghép hiện nay thì đây không phải là một vấn đề đáng ngại.
Sụn tự thân được sử dụng trong quá trình tạo hình mũi không chỉ có sụn tai mà còn có sụn vách ngăn và sụn sườn. Trong số này, sụn tai là loại được dùng phổ biến nhất cùng với sụn vách ngăn. Ưu điểm của loại sụn này là mềm và dày, có hình dạng tự nhiên hơn sụn vách ngăn và được sử dụng chủ yếu cho phần chóp mũi/đầu mũi hơn là sống mũi. Sụn vách ngăn là loại được dùng phổ biến nhất trong những năm gần đây. Đây là loại sụn thường được dùng để dựng trụ mũi giữa hai lỗ mũi với mục tiêu tăng khả năng hỗ trợ cho đầu mũi.
Ưu và nhược điểm của việc nâng mũi lại ngay sau khi rút sụn mũi vì nhiễm trùng?
Chào bác sĩ, cách đây 2 năm tôi có nâng mũi đặt sụn goretex và bọc sụn tai đầu mũi. Nhưng 1 tháng nay tôi thấy bên phải mũi bắt đầu nổi mụn và có mủ. Tôi đến gặp bác sĩ kiểm tra, ông ấy xử lý sạch vùng nhiễm trùng và nói sụn nâng mũi vẫn ổn định rồi cho tôi dùng kháng sinh. Hôm nay ông ấy lại nói tôi có thể sửa mũi được luôn, sẽ rút sụn goretex ra sau đó đặt mô mỡ lấy từ mông của tôi và đặt lại miếng sụn goretex mới vào. Như vậy có ổn không? Nên nâng mũi lại ngay hay nên đợi vài tháng để hết hẳn nhiễm trùng và mọi thứ lành lại?
- 4 trả lời
- 2205 lượt xem
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7353 lượt xem
Ưu và nhược điểm của ghép cân cơ trong nâng mũi?
Bác sĩ phẫu thuật nói với tôi là sẽ ghép cả sụn tai và cân cơ để nâng sống mũi. Vậy nguy cơ từ cân cơ là gì, điều này có thường được thực hiện trong quy trình nâng mũi lần đầu không? Hay đây là vật liệu ghép thường được dùng trong quy trình chỉnh sửa. Thời gian hồi phục liệu có lâu hơn không?
- 4 trả lời
- 4762 lượt xem
Có thể nói nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay bởi mũi là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét hài hòa, cân đối cho khuôn mặt.
Mỗi sắc tộc lại có những đặc điểm cấu trúc giải phẫu và hình dạng mũi riêng.