Mũi xơ cứng, vôi hóa sau khi đặt silicone: nguyên nhân và cách xử lý
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Trước khi phát hiện một khối vôi hóa cứng ở trên sống mũi, bệnh nhân thường sẽ thấy ngứa và khó chịu vùng này. Và khi tình trạng vôi hóa xảy ra, sự mềm mại ban đầu ở miếng độn silicone sẽ dần biến mất thay vào đó miếng độn sẽ trở nên cứng lại ở dưới da và mô mềm làm tăng khả năng gây biến chứng. Mũi bệnh nhân lúc này trông có thể sẽ bị lệch vì biến dạng co thắt và bệnh nhân có thể dễ dàng cảm nhận được miếng độn silicone qua da.
Một miếng độn bị vôi hóa sẽ hình thành bề mặt cứng hơn, ghồ ghề hơn, tăng kích thích cho bề mặt da và hằn lộ bề mặt ghồ ghề không trơn mịn này qua da. Tình trạng vôi hóa có thể nặng hơn theo thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mũi bệnh nhân, buộc phải phẫu thuật chỉnh sửa lại.
Vôi hóa thường xảy ra ở mặt trên của miếng độn silicone đặt ở sống lưng nhưng cũng có thể xảy ra ở mặt trong của bao xơ (như hình dưới).
Hiện tượng vôi hóa được chứng minh có liên quan đến những kích thích cơ học và tổn thương mô xung quanh, tức là sau khi đặt miếng độn silicone vào mũi, mũi càng bị tác động nhiều từ bên ngoài, mô xung quanh càng bị tổn thương thì nguy cơ miếng độn bị vôi hóa sẽ càng nhiều. Các nghiên cứu cũng tin rằng, quá trình vôi hóa xảy ra dần theo thời gian, ngay cả ở những trường hợp không xảy ra biến chứng gì.
Nguyên nhân silicone bị vôi hóa sau khi nâng mũi
Cơ chế vôi hóa ở miếng độn silicone hiện vẫn đang là vấn đề được tranh luận nhiều tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, một phần nguyên nhân dẫn dến tình trạng này là do đặc tính vốn có của silicone, rằng bề mặt miếng độn giàu silicone thì sẽ có nhiều khả năng bị vôi hóa hơn so với bề mặt miếng độn không có silicone.
Bên cạnh đó, tác động cơ học kéo dài từ bên ngoài cộng với các phản ứng viên nhiễm cũng có thể là nguyên nhân gây ra vôi hóa, vì những vấn đề này gây ra tình trạng lắng đọng canxi photphat.
Các nghiên cứu cũng tin rằng, tình trạng vôi hóa xảy ra theo thời gian, vì miếng độn càng được đặt lâu trong mũi thì các phản ứng viêm và phản ứng với vật liệu bên ngoài của bao xơ mềm bao quanh miếng độn càng tăng lên. Và chính tình trạng này có thể khiến miếng độn silicone bị biến dạng do co thắt bao xơ. Lúc đó hiện tượng vôi hóa có thể xảy ra khi miếng độn bị tiếp xúc với máu trong suốt một thời gian dài.
Cách khắc phục khi mũi xơ cứng, vôi hóa
Mũi bị vôi hóa, xuất hiện khối u cứng lộ rõ sẽ bắt buộc phải phẫu thuật chỉnh sửa lại. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ rạch lại và loại bỏ hoàn toàn toàn miếng độn silicone cũ và bao xơ xung quanh. Và do mũi bị xơ cứng và thiếu mô da trầm trọng nên các bác sĩ thường chọn đặt một miếng ghép mỡ - da để thay thế cho miếng độn.
Tuy nhiên với những trường hợp nhẹ nếu lượng mô da vẫn phù hợp bác sĩ có thể lựa chọn thay thế miếng độn silicone cũ bằng miếng ghép từ sụn sườn để nâng lại sống mũi, đồng thời kết hợp đặt thêm mô sinh học megaderm để tạo lớp đệm giữa sụn nâng mũi và da mũi, tránh nguy cơ mỏng da lộ sống về sau.
Tóm lại, silicone được biết đến là an toàn, dễ xử lý và thường được sử dụng trong nâng mũi Châu Á. So với túi độn silicone sử dụng trong nâng ngực, biến chứng vôi hóa ở miếng độn silicone trong nâng mũi rất hạn chế, và thường xảy ra sau khi đã nâng mũi được nhiều năm. Các trường hợp phát hiện vôi hóa thường đã nâng mũi được 10, 20 năm, thậm chí là 50 năm, một số trường hợp phát hiện sớm thì khoảng hơn 5 năm. Mặc dù không phải là biến chứng phổ biến, tuy nhiên bệnh nhân khi chọn nâng mũi bằng silicone cũng nên cân nhắc đến các tác dụng phụ về lâu dài của chất liệu này cũng như nguy cơ vôi hóa.
- 3 trả lời
- 3232 lượt xem
Chào bác sĩ, gần 2 năm trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, đặt silicone hình chữ I để nâng sống và đặt miếng ghép từ sụn vách ngăn để đẩy cao đầu mũi. Tôi muốn hỏi liệu silicone có thể tồn tại vĩnh viễn nếu nó không bị nhiễm trùng không? Còn nguy cơ vôi hóa thì sao? Nếu silicone không thể tồn tại vĩnh viễn thì có vật liệu nào thay thế có thể nâng sống mũi lên vĩnh viễn không?
- 2 trả lời
- 1273 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi muốn nâng sống mũi và làm cho đầu mũi thon gọn hơn. Nhưng tôi đã 2 lần bị co thắt bao xơ với túi độn ngực, nên rất sợ mũi cũng sẽ không hợp với silicone hay goretex. Các bức ảnh hiện tại là chụp khi tôi đã tiêm restylane được 6 tháng nhưng vẫn chưa tan hết, vì vậy thực tế sống mũi của tôi thấp hơn. Liệu sụn sườn có phải là lựa chọn tốt nhất để nâng sống mũi cho tôi không. Ngoài ra tôi có cần thu gọn cánh mũi, và đục xương để mũi thon gọn hơn không?
Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.
Mũi co rút là tình trạng biến dạng bên trong và bên ngoài mũi, xảy ra khá phổ biến sau nâng mũi. Nhiều người thường gọi mũi co rút là “mũi heo” do việc hình thành mô sẹo ở bên trong và bên ngoài da khiến cho da bị dày và theo thời gian lượng mô xơ sẹo này sẽ khiến đầu mũi bị hếch ngược lên.
Lòi sụn có thể nói là một trong những biến chứng nặng nề nhất sau phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi.
Nhiễm trùng là một trong những biến chứng hoàn toàn có thể xảy ra sau bất kỳ ca phẫu thuật nào, và nâng mũi cũng không phải ngoại lệ.
Đảo qua một số diễn đàn về nâng mũi mới thấy biến chứng tụt sụn phổ biến đến mức nào. Có trường hợp thì mới nâng chưa được bao lâu sụn nâng mũi đã bị tụt, có trường hợp thì may mắn hơn sau vài năm mới bị.
- 4 trả lời
- 1247 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi tôi đã được đặt silicone hình chữ L, mặc dù tôi rất thích hình dạng mũi hiện tại nhưng đầu mũi bây giờ cảm giác rất cứng, điều đó khiến mọi người biết là tôi đã làm mũi. Tôi cũng nghe nói silicone hình chữ L sẽ tiếp tục làm mỏng đầu mũi và sớm hay muộn cũng cần sửa lại. Tôi rất lo lắng, liệu điều đó có đúng không, có phải ai cũng bị như vậy? Liệu tôi có nên phẫu thuật chỉnh sửa càng sớm càng tốt? Xin cảm ơn!
- 2 trả lời
- 2874 lượt xem
3 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi nhưng gần đây lại thấy một vệt lõm ở phía trên chóp mũi như hình. Bác sĩ đã đặt miếng ghép silicone hình chữ I để nâng sống và dùng sụn tai ở chóp mũi. Điều gì gây ra vết lõm này, có thể làm gì để cải thiện? Tôi cũng không chắc mũi mình có còn sưng hay không?
- 1 trả lời
- 9273 lượt xem
Mũi e sửa 2 lần trong vòng 2 tháng ở spa lần đầu bị đỏ đầu và lộ sụn ( k thủng ) đầu mũi , sau đó sửa lại lần 2 thi vẫn bị đỏ và trong vong hơn 1 tháng mà e bị tấy đỏ lên 3 lần , lần cuối bị nặng nhất có cả mủ nên em tháo sụn , hôm nay em tháo được 1 tuần thì bị lõm và lồi ở đỉnh mũi phần đầu mũi gần nhân trung thi cứng , khi tháo không đặt trung bì gi hết ạ , chỉ mỗi thao tác tháo ra thôi ạ. Bs cho e hỏi nếu e không muốn làm lại mũi nữa thi có cách gi để làm mũi hết bị lồi lõm không ạ ? Và nếu làm lại thì bao giờ làm lại được ạ .
- 0 trả lời
- 736 lượt xem
Chào bác sĩ ạ, mũi em hiện tại nâng là mũi cấu trúc, hiện trạng mũi em bình thường nhưng em muốn rút sụn và không có ý định nâng lại nữa! Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc cho em về việc nâng mũi cấu trúc, sau khi rút sụn silicone và vách ngăn nhân tạo sẽ ntn, mũi em nâng cao sóng mũi bằng sụn silicone bọc sụn tai, trụ mũi được dựng lại bằng vách ngăn tự thân và vách ngăn nhân tạo, em có tìm hiểu nếu sau khi rút sụn silicone ở sóng và đầu mũi sẽ hạn chế tình trạng co rút, nhưng điều em lo lắng là vách ngăn nhân tạo rút ra thì trụ mũi sẽ ntn thưa bác sĩ, liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có làm trụ mũi sụp không? hay trụ mũi sẽ chỉ trở lại như lúc chưa dựng cao ạ? Và liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có khả năng trụ mũi bị co rút không ạ? Và có phương pháp gì để hạn chế điều đó ạ
- 0 trả lời
- 621 lượt xem
Chào bác sĩ ạ, mũi em hiện tại nâng là mũi cấu trúc, hiện trạng mũi em bình thường nhưng em muốn rút sụn và không có ý định nâng lại nữa! Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc cho em về việc nâng mũi cấu trúc, sau khi rút sụn silicone và vách ngăn nhân tạo sẽ ntn, mũi em nâng cao sóng mũi bằng sụn silicone bọc sụn tai, trụ mũi được dựng lại bằng vách ngăn tự thân và vách ngăn nhân tạo, em có tìm hiểu nếu sau khi rút sụn silicone và đặt trung bì ở sóng và đầu mũi sẽ hạn chế tình trạng co rút, nhưng điều em lo lắng là vách ngăn nhân tạo rút ra thì trụ mũi sẽ ntn thưa bác sĩ, liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có làm trụ mũi sụp không? hay trụ mũi sẽ chỉ trở lại như lúc chưa dựng cao ạ? Và liệu vách ngăn nhân tạo rút ra có khả năng trụ mũi bị co rút không ạ? Và có phương pháp gì để hạn chế điều đó ạ