Kỹ thuật tốt nhất để nâng cao phần gốc mũi, giữa hai mắt?
Chất làm đầy (filler) có thể là một cách hay để xem gốc mũi của bạn sẽ thế nào sau khi được nâng lên, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời và nếu muốn duy trì bạn sẽ phải tiêm filler lặp đi lặp lại. Một miếng ghép từ sụn nghiền nát bọc cân cơ được thiết kế phù hợp với phần gốc mũi của bạn sẽ tạo đường viền mịn mượt, đồng thời mang đến kết quả tự nhiên và vĩnh viễn. Bác sĩ có thể lấy sụn từ vách ngăn hoặc từ tai của bạn để nghiền nát và bọc bên ngoài một lớp cân cơ mỏng lấy từ da đầu để tạo miếng ghép. Hoặc nếu không muốn sử dụng sụn, bạn có thể chọn đặt miếng ghép bằng cân cơ thái dương, vì vật liệu này rất dễ lấy, không bị hấp thụ, teo ngót, mang lại đường viền mịn mượt mà không có nguy cơ bị lộ cạnh sắc bất thường, đồng thời sẽ tồn tại vĩnh viễn. Silicone thường có xu hướng bị lộ, nhìn hoặc sờ thấy các cạnh ở vị trí gốc mũi và trông có thể rất mất tự nhiên sau vài năm khi lớp da bên trên mỏng dần đi. Nhìn chung có khá nhiều lựa chọn cho bạn, tham vấn trực tiếp với bác sĩ sẽ giúp bạn có được quyết định sáng suốt nhất.
Chào bạn, đúng là sụn tai có thể bị teo ngót, tái hấp thụ theo thời gian nhưng không hẳn là hấp thụ khiến mũi không thẳng đều. Với trường hợp muốn nâng gốc mũi của bạn, dùng sụn nghiền nát hoặc miếng ghép cân cơ là lựa chọn phù hợp hơn cả, cả hai phương pháp này đều khá đáng tin. Silicone cũng thường được dùng cho sống mũi, nhưng chỉ nên dùng ở những bệnh nhân có da mũi khá dày vì ở những bệnh nhân này mũi đặt silicone sẽ có vẻ ngoài tự nhiên hơn theo thời gian. Nếu da mũi của bạn mỏng thì rất có thể bác sĩ sẽ muốn dùng miếng ghép từ sụn tự thân. Bạn có thể đến tư vấn thêm với các bác sĩ khác để được đánh giá trực tiếp nếu vẫn chưa chắc chắn về lựa chọn của mình.
Một mảnh ghép phù hợp cho phần gốc mũi, giữa hai mắt có thể được lấy ở một số vị trí. Lựa chọn tốt nhất luôn là sụn tự thân của chính bạn, như sụn tai hay sụn vách ngăn. Nếu bạn muốn phương pháp ít xâm lấn hơn thì có thể chọn filler Restylane. Filler sẽ tan đi sau một khoảng thời gian, nhưng silicone sẽ vẫn mãi ở đó, vì thế nếu bạn có vấn đề gì với miếng ghép silicone thì lúc đó sẽ phải phẫu thuật lại và gây tổn thương vĩnh viễn với mô mũi. Còn với filler, nếu không thích bạn hoàn toàn có thể tiêm tan.
1 năm sau phẫu thuật nâng mũi: đây là mụn trứng cá hay silicone nâng mũi bị nhiễm trùng?
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
- 4 trả lời
- 6713 lượt xem
Ngứa và nóng rát mũi 2 tuần sau phẫu thuật: có phải nhiễm trùng không?
Tôi nâng mũi hai tuần trước, mọi thứ rất ổn nhưng đến hôm qua tôi bắt đầu bị ngứa và có cảm giác nóng rát ở bên trong mũi, như vậy có bình thường không? Hay liệu có phải nhiễm trùng không?
- 3 trả lời
- 5287 lượt xem
Đỏ đầu mũi sau 7 tháng phẫu thuật nâng mũi
Chào bác sĩ, 7 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp cho đến một hôm tôi thấy bị đau ở đầu mũi. Sau đó cách đây 1 tháng khi ngủ dậy tôi lại phát hiện một đốm đỏ ở đầu mũi cỡ bằng đồng xu. Tôi đến gặp bác sĩ để kiểm tra thì anh ấy bảo không có miếng ghép sụn nào được đặt ở đầu mũi, và anh ấy cũng không hiểu tại sao lại có thể bị nhiễm trùng sau phẫu thuật lâu như vậy nhưng vẫn cho tôi dùng kháng sinh. Bây giờ tôi đã đỡ đau đầu mũi hơn nhưng vẫn còn bị đỏ. Liệu có cách nào cải thiện được không?
- 3 trả lời
- 4337 lượt xem
Sụn nâng mũi hình chữ L đang bị tụt xuống? Nếu đúng thì bao lâu nữa tôi phải phẫu thuật lại? Nhược điểm của việc dùng sụn sườn là gì?
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 5 trả lời
- 7353 lượt xem
Lòi sụn ở đầu mũi sau phẫu thuật 5 tháng
Chào bác sĩ tôi nâng mũi bằng silicone và sụn tự thân. Trông thì giống như một cái mụn nhưng bác sĩ chăm sóc da mặt cho tôi nói có thể sụn nâng mũi đang bị lòi ra. Làm sao chuyện này có thể xảy ra được, tôi nên làm gì bây giờ? Lỗi là do tôi hay do bác sĩ? Có phải bây giờ vẫn còn quá sớm để chỉnh sửa lại?
- 3 trả lời
- 2260 lượt xem
Đại diện truyền thông của Lệ Quyên cho biết nữ ca sĩ mới trải qua phẫu thuật rút sụn mũi do nguy cơ gặp phải nhiễm trùng, hoại tử.
Bạn có biết, ngoài đường mổ kín, mổ hở trực tiếp ở trên mũi, để nâng mũi các bác sĩ còn có thể nâng qua đường miệng.
Nâng mũi bọc cân cơ Golden Line mặc dù mới được triển khai áp dụng nhưng đã chiếm một phần không nhỏ trong số các ca nâng mũi thẩm mỹ.
Ai ai cũng muốn khi đi nâng mũi sẽ có được chiếc mũi chuẩn đẹp tự nhiên và đảm bảo tính an toàn tối đa.
Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.