Cách nâng mũi từng vị trí an toàn nhất hiện nay
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Mặc dù có bỏ công tìm hiểu về các kỹ thuật nâng mũi tiên tiến cũng như tìm kiếm những bác sĩ giỏi, uy tín, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng biết hết nguyên tắc nâng đảm bảo an toàn cho từng vị trí trên mũi. Dưới đây chúng tôi xin nêu chi tiết cách xử lý từng vị trí trên mũi sao cho mang lại kết quả vừa đẹp vừa an toàn, bền vững cho bệnh nhân.
Đầu mũi
Nếu chỉ tạo hình đầu mũi hoàn toàn bằng silicon nhân tạo thì sẽ không thể duy trì bền vững kết quả vì loại vật liệu này cứng sẽ khiến đầu mũi bị co kéo, co ngót lại, da đầu mũi nhanh bị mỏng hơn theo thời gian. Để tránh tình trạng này bác sĩ cần tỉ mỉ tạo hình đầu mũi bằng sụn tai tự thân của chính bệnh nhân hoặc vật liệu mô da nhân tạo. Với kết cấu mềm mại, độ tương thích cao với cơ thể những vật liệu này sẽ duy trì đầu mũi đẹp tự nhiên trong thời gian dài.
Sống mũi
Với phần này, nhiều bệnh nhân có mũi thấp tẹt thường thích nâng cao, nhiều khi cao quá mức cho phép, do đó nên nhớ rằng độ cao sống mũi càng lớn, thì nguy cơ biến chứng về sau càng cao. Cái gì cũng phải vừa phải, hài hòa, nếu cứ cố nhồi nhét sau này mũi có thể bị lộ sống, do da mũi bị kéo giãn quá nhiều để bao bọc vật liệu độn. Hoặc nhẹ hơn thì bị bóng đỏ sống do da kéo căng nên mạch máu bị chèn ép tổn thương khiến da bị mỏng dần theo thời gian.
Như vậy, để tránh tình trạng trên, bệnh nhân nên sử dụng vật liệu mô nhân tạo để bao phủ phần sống mũi. Mặc dù những loại vật liệu này khá tốn kém nhưng đầu tư cho mũi là đầu tư cho vẻ đẹp lâu dài về sau. Do vậy, với việc đầu tư đúng đắn, bạn sẽ giảm hoàn toàn nguy cơ biến chứng theo thời gian, qua đó còn tiết kiệm hơn nhiều so với những trường hợp làm ngay từ đầu chỉ làm hời hợt.
Ngoài ra, nếu không muốn dùng mô nhân tạo, bênh nhân cũng có thể sử dụng cân cơ thái dương để bọc vật liệu độn. Đây chính là phương pháp nâng mũi Golden Line mà chúng tôi cũng đã có bài viết đề cập đến, với ưu điểm vượt trội hơn hẳn là mô da tự thân nên độ tương thích rất cao với cơ thể.
Trụ mũi
Có thể nói, trong phẫu thuật nâng mũi, vật liệu đắt đỏ nhất chính là vật liệu được sử dụng để xử lý, gia cố mũi một cách an toàn. Hiện nay các vật liệu có thể sử dụng cho vị trí này bao gồm sụn sườn tự thân, sụn vách ngăn, Supor hoặc Medpor. Nên nhớ vật liệu càng đắt đỏ càng tốt và bền vững hơn. Với những người có điều kiện, thực sự chúng tôi khuyên nên dùng sụn sườn, là sụn tự thân, nguồn dồi dào, đặc tính vững chắc nhưng vẫn đủ độ mềm dẻo và quan trọng là tính tương thích cao với cơ thể.
Cánh mũi
Cánh mũi to bè khiến khuôn mặt có vẻ thô và kém duyên dáng, vậy nếu cần thu gọn cánh mũi, để an toàn tốt nhất nên thu gọn qua đường mổ ở phía trong lỗ mũi. Với vị trí đường mổ này bác sĩ vẫn có thể dễ dàng thao tác mà lại không bao giờ để lại sẹo lộ trên mũi bạn.
Trên đây là lưu ý cho từng vị trí trên chiếc mũi. Nên nhớ rằng, càng tỉ mỉ chi tiết cơ hội đạt kết quả cao càng lớn. Có thể mức giá bạn phải trả cho ca phẫu thuật của mình khá cao nhưng cũng rất xứng đáng để tự tin sở hữu trọn vẹn chiếc mũi đẹp. Giá phẫu thuật nâng mũi sẽ bằng với giá vật liệu, giá dịch vụ, giá cho phương pháp giảm đau và uy tín, tay nghề bác sĩ, tất cả những yếu tố này hợp thành tổng mức giá. Đừng bao giờ có suy nghĩ rằng nâng mũi với mức giá rẻ ưu đãi sẽ có được kết quả tuyệt vời như nâng mũi giá cao.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Muốn tự tin sở hữu dáng mũi đẹp chuẩn tỉ lệ vàng là một điều không khó trong thời buổi ngày nay. Tuy nhiên dáng mũi sau nâng như thế nào không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm, tay nghề và trình độ chuyên môn của bác sĩ mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc, vệ sinh hậu phẫu của chính bệnh nhân.
Chiếc mũi vốn được xem là một trong 5 “ngũ quan” quan trọng nhất trên cơ thể con người, bởi thế mà ai ai cũng muốn sở hữu một chiếc mũi đẹp hài hòa với tổng thế khuôn mặt.
“Có mới nới cũ” có lẽ là câu nói không thể chính xác hơn trong phẫu thuật nâng mũi.
Mũi co rút là tình trạng biến dạng bên trong và bên ngoài mũi, xảy ra khá phổ biến sau nâng mũi. Nhiều người thường gọi mũi co rút là “mũi heo” do việc hình thành mô sẹo ở bên trong và bên ngoài da khiến cho da bị dày và theo thời gian lượng mô xơ sẹo này sẽ khiến đầu mũi bị hếch ngược lên.
- 0 trả lời
- 1438 lượt xem
Chào bác sĩ, mũi e sửa gần 1 năm sụn tai bị lộ ra, nhìn góc nghiêng thấy rõ cạnh sắc nhọn và sụn tai độn lên giống như mũi đang bị sưng. Cho e hỏi e nên nhờ bác sĩ bọc thêm megaderm ở đầu mũi để che đi sụn tai hoặc gọt bớt cạnh sắc nhọn của sụn tai hay phải hạ thấp đầu mũi xuống ạ? Cách nào là tốt nhất, còn cách nào khác tốt hơn để khắc phục không, mong các bác sĩ tư vấn, e cảm ơn ạ.
- 2 trả lời
- 17311 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi mũi bị dị ứng chất liệu sau nâng thì có dấu hiệu như nào? mũi e làm được 7 tháng rồi mà bây giờ lại bị sưng không biết có phải do dị ứng chất liệu sụn không ạ? Mũi e không bị chảy dịch, mấy bữa trước mũi em có sưng em uống khánh sinh thì khỏi được 1 hôm. Xong dừng uống thuốc thì hôm nay lại bị như thế này ạ.
- 3 trả lời
- 2110 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi cần làm lại mũi càng sớm càng tốt. Cách đây 15 năm tôi có nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Sau đó khoảng 10 năm để tránh nguy cơ đùn/lòi sụn (mặc dù mũi lúc đó vẫn bình thường) tôi đã đặt thêm sụn tai vào đầu mũi và vẫn giữ nguyên miếng silicone đó. Kể từ đó đầu mũi trông gồ ghề rất buồn cười. Càng ngày da đầu mũi càng mỏng và căng chặt hơn (vì chịu quá nhiều áp lực). Có thể nhìn rõ cạnh của miếng sụn tai và một nốt màu trắng ở đầu mũi. Bây giờ tôi muốn loại bỏ cả silicone và sụn tai ra, rồi thay thể bằng một vật liệu nào đó có thể duy trì vĩnh viễn.
- 3 trả lời
- 1445 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đang có ý định nâng phần gốc mũi. Phần sống mũi thì chiều cao ổn nhưng gốc mũi hơi thấp. Tôi không muốn nâng bằng sụn sườn vì thấy quy trình này quá xâm lấn, vị bác sĩ mà tôi tin tưởng lại không nâng bằng sụn tai vì ông ấy nói nó có xu hướng bị tái hấp thụ khiến mũi không thẳng đều sau nhiều năm. Vì thế tôi quyết định chọn giữa silicone và chất làm đầy. Tôi nên chọn loại nào?
- 3 trả lời
- 2896 lượt xem
Mặc dù không phải từ chính cơ thể mình nhưng sụn sườn hiến tặng vẫn là lựa chọn tốt hơn so với silicone để nâng mũi phải không? Nhược điểm chính của sụn sườn hiến tặng khi nâng sống mũi là gì?