Kỹ thuật nâng mũi qua đường miệng, bạn đã biết?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Mặc dù hiếm được thực hiện vì kỹ thuật thao tác khó khăn hơn nhưng đây vẫn là phương pháp phù hợp và cần thiết cho nhiều trường hợp bệnh nhân.
Đường mổ này thường được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân đã phẫu thuật nâng mũi trước đó và vị trí sẹo mổ ở vùng mũi bị co rút. Ưu điểm là không nhìn thấy sẹo từ bên ngoài; không rạch lại vào vết mổ cũ đã bị sẹo co rút nên không làm tình trạng co rút sẹo nặng thêm.
Ngoài ra, hai bên lỗ mũi sẽ đều nhau, chứ không có tình trạng mất cân xứng vì một bên có sẹo một bên không có (trong trường hợp chỉ rạch ở 1 bên lỗ mũi). Tỉ lệ lệch hầu như bằng không vì đường bóc tách rất thằng. Bên cạnh đó tỉ lệ nhiễm trùng cũng được hạn chế tối đa. Vì khi làm trực tiếp qua đường mũi, nếu rửa vết thương không sạch hoặc bệnh nhân bị dính bụi mà không vệ sinh sạch sẽ dễ bị nhiễm trùng. Trong khi qua đường miệng thì nguy cơ này gần như không có.
Kỹ thuật thực hiện
Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại vùng trán, đây là vị trí ít đau nhất, sau đó đến phần giữa sống mũi, đầu mũi và cánh mũi. Cuối cùng là gây tê ở ngách lợi trong miệng. Gây tê tốt chính là chìa khóa then chốt để ca phẫu thuật nâng mũi qua đường miệng được suôn sẻ và thành công.
Sau thao tác gây mê, bác sĩ sẽ rạch một đường ở ngách hành lang trong miệng, đường giữa miệng và dùng kéo bóc tách đến phần gai mũi trước. Khi đã tiếp cận được gai mũi trước, sẽ hướng kéo đến trụ mũi và giữa 2 sụn cánh mũi bên dưới, rồi tiến hành bóc tách đầu mũi bằng cách tách giữa các sụn đầu mũi. Với kỹ thuật bóc tách này bệnh nhân sẽ hiếm khi có nguy cơ bị rách hở vết thương ở phần tiền đình mũi, nhiễm trùng ngược, hay lộ miếng độn. Sau đó tiếp tục bóc tách đến sụn cánh mũi trên và thao tác dưới màng xương ở xương mũi.
Trong quá trình bóc tách cần chú ý tạo khoang chứa đủ rộng đặt vừa vặn miếng độn, tránh tình trạng lệch miếng độn về sau, đồng thời cũng cần cố gắng tránh làm rách da. Tiếp đến là công đoạn đặt miếng độn vào, đảm bảo căn chỉnh đặt đúng đường giữa, cũng như tạo hình dáng mũi như mong muốn. Nếu cần, nhiều trường hợp bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh hình phầu đầu mũi, cánh mũi. Cuối cùng khâu đóng vết rạch bằng các mũi khâu đệm ngang.
Lưu ý trước và sau khi thực hiện
Với việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện, việc dùng đường rạch trong miệng không hề làm tăng nguy cơ nhiễm trùng so với các kỹ thuật nâng mũi đường mổ khác. Để đảm bảo điều này ngoài việc áp dụng các hướng dẫn chăm sóc trước và sau nâng mũi như bình thường, bệnh nhân nâng mũi qua đường miệng cần đánh răng và súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn thật sạch trước ngày nâng mũi.
Ngoài ra, 10 ngày trước và sau khi phẫu thuật bệnh nhân cũng cần phải uống thuốc kháng sinh để đảm bảo tránh nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cách bơm rửa miệng sạch sẽ mỗi ngày. Đánh răng nhẹ nhàng và súc miệng là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không nên xì mũi, hỉ mũi trong vòng 4 tuần sau nâng.
Nâng mũi bọc cân cơ Golden Line mặc dù mới được triển khai áp dụng nhưng đã chiếm một phần không nhỏ trong số các ca nâng mũi thẩm mỹ.
Có bao giờ bạn thắc mắc các bác sĩ thẩm mỹ thường mổ đường nào để thực hiện một quy trình nâng mũi không?
Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm nâng mũi bằng cấy mỡ tự thân, nhưng có lẽ còn xa lạ với khái niệm nâng mũi bằng cách ghép mỡ trung bì.
Chóp mũi quá khổ khiến cho dáng mũi bất cân xứng trên khuôn mặt luôn là nỗi khổ tâm của biết bao cô gái.
- 6 trả lời
- 1252 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi là nam giới, Châu Á với da dày và sống mũi rất thấp. Tôi đã tham khảo ý kiến vài bác sĩ, tất cả họ đều khuyên nên thu lấy sụn sườn để nâng mũi, nhưng một số khuyên dùng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) và một số khuyên dùng miếng rụn rắn. Mục tiêu của tôi là nâng mũi cao hơn và tự nhiên, không cần quá cao nhưng phải có nét. Vậy khác biệt giữa hai loại sụn nghiền nát và sụn rắn là gì?
- 3 trả lời
- 2095 lượt xem
Chào bác sĩ tôi đã đặt các miếng ghép từ sụn tai để mở rộng và tạo đường nét mũi. Bây giờ đã gần 5 năm từ khi nâng mũi và sau vài lần chỉnh sửa, mũi tôi trông vẫn giả giả, không tự nhiên. Nó gần như là tâm điểm chú ý trên mặt tôi mỗi khi đi đâu đó. Nếu tôi lấy các miếng ghép sụn tai ra thì mũi sẽ như nào, liệu trông nó có kỳ dị hay xấu hơn không?
- 2 trả lời
- 4127 lượt xem
Mới đây tôi đã phẫu thuật nâng mũi, đặt miếng ghép silicone, đục xương để chỉnh sửa xương mũi, thu gọn vánh mũi và tạo hình đầu mũi với sụn vách ngăn. Nhưng bây giờ sống mũi của tôi trông quá thẳng, và không tự nhiên, hai bên lỗ mũi thì như bị bóp nhỏ vào (có thể do đầu mũi được nâng lên quá cao). Tôi thực sự chán nản, không biết có phải do sưng đã làm biến dạng mũi của tôi?
- 1 trả lời
- 5057 lượt xem
Em nâng mũi được gần 8 tháng rồi, hiện tại mũi không sưng, không đỏ, nhưng bị ê ê khi nhướn chân mày. Để bình thường không thấy gì mà cứ lúc chải chân mày hay mascara nhướn nhướn da nó căng lên lại ê. Cái mũi ở dưới nó không sao mà chỗ giữa 2 con mắt trở lên trán là ê (vị trí em chỉ ngón tay ở trên hình). Em bị từ thế này từ lúc phẫu thuật đến bây giờ luôn. Liệu có phải do da chưa giãn ra hay có vấn đề gì không ạ?
- 4 trả lời
- 6759 lượt xem
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.