Bạn biết gì về kỹ thuật nâng mũi bọc cân cơ Golden Line?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Có thể nói đây chính là giải pháp cứu cánh cho những dáng mũi có độ cao thấp và độ dày da mũi mỏng, hoặc các trường hợp sửa lại mũi hỏng do phẫu thuật.
Ngày nay có rất nhiều trường hợp đã nâng mũi nhưng vẫn chưa thể đạt đến độ cao như thực sự mong muốn, vì bác sĩ thực hiện không dám nâng quá cao với những trường hợp có da đầu mũi mỏng. Theo đó, ngoài tay nghề bác sĩ, dáng mũi sau nâng có cao hay không, một yếu tố quyết định khác chính là gốc mũi và da đầu mũi, đây chính là những tài nguyên sẵn có trên chính vùng mũi của bệnh nhân. Nếu da đầu mũi dày, thì việc có được dáng mũi cao sẽ chẳng khó khăn gì cho bác sĩ. Nhưng nếu mỏng và không can thiệp đúng cách thì có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ lộ sống mũi, thủng đầu mũi về sau.
Bởi thế mà nhiều người dù nâng vẫn phải chấp nhận ở mức độ cao vừa phải để tránh biến chứng. Nhưng mọi thứ đã là quá khứ khi kỹ thuật nâng mũi bọc cân cơ Golden line ra đời – xóa tan mọi rào cản để thực hiện sứ mệnh mang lại cánh mũi hoàn hảo đúng như mong muốn cho bệnh nhân.
Cụ thể cơ chế hoạt động của phương pháp nâng mũi Golden line là gì?
Đây là kỹ thuật nâng mũi đặc biệt, trong đó kết hợp sử dụng sụn nhân tạo để nâng sống mũi và bọc bên ngoài thanh sụn này là lớp cân cơ thái dương, hoạt động như một lớp đệm tự thân bọc xuyên suốt từ sống mũi xuống đầu mũi. Theo một nghiên cứu khoa học cho thấy, sau khi được bọc lên sụn ghép, người ta phát hiện thấy phần cân cơ thái dương có mạch máu nuôi dưỡng và có tế bào sụn ở sụn ghép. Chứng tỏ, phần cân cơ mới được ghép này đã thích ứng, kết nối với phần mũi và thực sự trở thành một phần của mũi, qua đó giảm tối thiểu nguy cơ dị ứng hay đào thải chất liệu.
Khi được xếp vào lớp giữa sụn nhân tạo và phần da mũi, cân cơ thái dương sẽ hỗ trợ nâng đẩy độ cao của mũi lên đến mức tối đa, qua đó bệnh nhân có thể có được dáng mũi cao tây đúng như mong muốn. Ngoài ra, da mũi được đệm thêm một lớp mềm mại nên theo thời gian cũng không bị bóng đỏ hoặc bào mỏng đi, loại bỏ tối đa biến chứng và có khả năng tạo hình, duy trì dáng mũi tự nhiên, mềm mại. Bên cạnh đó, lớp đệm này cũng góp phần gia cố chắc chắn phần sống mũi, giảm thiểu nguy cơ di lệch về sau.
Kỹ thuật thực hiện
Nâng mũi Golden line được coi là một tiểu phẫu gồm 2 giai đoạn: lấy sụn cân cơ, bọc sụn cân cơ lên sụn nhân tạo và đặt sụn vào tạo hình dáng mũi.
Sau khi đo vẽ dáng mũi, xác định tỉ lệ chuẩn để đưa chất liệu độn vào, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê và bắt đầu thao tác phẫu thuật. Đầu tiên bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở trong tóc, trên vùng thái dương để lấy cân cơ thái dương. Vết rạch rất nhỏ kết hợp với thao tác tỉ mỉ an toàn nên bệnh nhân hầu như đều không để lại sẹo. Sau đó bác sĩ sẽ lấy cân cơ thái dương vừa thu được để bọc lên trên sụn nhân tạo giống như một lớp bảo vệ rồi đưa đặt vào trên xương chính mũi, tiến hành căn chỉnh để nâng cao mũi lên, tạo dáng tự nhiên.
Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kết hợp chỉnh sửa, bo nền cánh mũi, tạo đầu - cánh mũi thon gọn, hài hòa với phần sống và tổng thể khuôn mặt.
Chi phí cho mỗi ca nâng mũi bọc cân cơ Golden line như này có cao hơn một chút so với kỹ thuật nâng mũi S line cũng đang phổ biến, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm cũng như thiên về những đối tượng bệnh nhân khác nhau. Do đó khi lựa chọn bệnh nhân nên chọn kỹ thuật phù hợp nhất với tình trạng của mình.
Nâng mũi Golden line dành cho những bệnh nhân nào?
Kỹ thuật này dành cho cả nam và nữ giới, những người có:
- Sống mũi quá thấp
- Da mũi quá mỏng
- Muốn nâng cao sống mũi nhưng không thể khắc phục được bằng các phương pháp khác.
Đặc biệt, rất thích hợp với những khách hàng đã từng phẫu thuật chỉnh sửa mũi nhiều lần, mũi qua bóc tách nhiều nên đã bị tổn thương, thiếu mô hoặc mô bị xơ, với phương pháp nàyvẫn có thể đảm bảo có được dáng mũi như mong muốn, duy trì kết quả lâu dài và tính an toàn tối đa.
Bạn có biết, ngoài đường mổ kín, mổ hở trực tiếp ở trên mũi, để nâng mũi các bác sĩ còn có thể nâng qua đường miệng.
Để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của cả hai phái, ngày nay ngày càng có nhiều kỹ thuật nâng mũi ra đời nhằm mang lại kết quả tốt nhất.
Nhắc đến cánh mũi trong phẫu thuật nâng mũi, mọi người thường quen thuộc với các khái niệm như thu gọn cánh mũi, cuộn cánh mũi hay cắt cánh mũi, mà ít ai biết đến một kỹ thuật khá phức tạp khác là treo cánh mũi xệ.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm nâng mũi bằng cấy mỡ tự thân, nhưng có lẽ còn xa lạ với khái niệm nâng mũi bằng cách ghép mỡ trung bì.
Chóp mũi quá khổ khiến cho dáng mũi bất cân xứng trên khuôn mặt luôn là nỗi khổ tâm của biết bao cô gái.
- 1 trả lời
- 5021 lượt xem
Em nâng mũi được gần 8 tháng rồi, hiện tại mũi không sưng, không đỏ, nhưng bị ê ê khi nhướn chân mày. Để bình thường không thấy gì mà cứ lúc chải chân mày hay mascara nhướn nhướn da nó căng lên lại ê. Cái mũi ở dưới nó không sao mà chỗ giữa 2 con mắt trở lên trán là ê (vị trí em chỉ ngón tay ở trên hình). Em bị từ thế này từ lúc phẫu thuật đến bây giờ luôn. Liệu có phải do da chưa giãn ra hay có vấn đề gì không ạ?
- 4 trả lời
- 6719 lượt xem
1 năm trước tôi đã nâng mũi đặt silicone hình chữ L. Tôi cũng là người rất dễ bị nổi mụn trứng cá và có những cục mụn y chang như vậy ở khắp mặt. Cách đây 1-2 tháng mụn này bắt đầu mọc lên ở mũi, không nằm thẳng trên phần đặt silicone mà ở phía thành bên của mũi. Liệu đây có phải là nhiễm trùng silicone không, hay chỉ là một cục mụn bình thường. Nó mọc ở đó hơn 1 tháng rồi nên tôi đang lo lắm. Ngoài ra, cục mụn này mọc sau khoảng 3 ngày tôi bị đập cái vòi hoa sen vào mũi.
- 3 trả lời
- 4346 lượt xem
Chào bác sĩ, 7 tháng trước tôi đã phẫu thuật nâng mũi, mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp cho đến một hôm tôi thấy bị đau ở đầu mũi. Sau đó cách đây 1 tháng khi ngủ dậy tôi lại phát hiện một đốm đỏ ở đầu mũi cỡ bằng đồng xu. Tôi đến gặp bác sĩ để kiểm tra thì anh ấy bảo không có miếng ghép sụn nào được đặt ở đầu mũi, và anh ấy cũng không hiểu tại sao lại có thể bị nhiễm trùng sau phẫu thuật lâu như vậy nhưng vẫn cho tôi dùng kháng sinh. Bây giờ tôi đã đỡ đau đầu mũi hơn nhưng vẫn còn bị đỏ. Liệu có cách nào cải thiện được không?
- 5 trả lời
- 7359 lượt xem
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 3 trả lời
- 1708 lượt xem
Chào bác sĩ, mỗi ngày tôi đều có thể nhìn thấy rõ miếng ghép lộ ra ở vùng đầu mũi, nhất là mỗi khi cười nó lại càng lộ rõ hơn. Cảm giác đầu mũi tôi đang bị kéo căng đến mức không có chút máu nào có thể lưu thông qua, khiến cho da vùng này có màu tái tái. Tôi phải làm gì bây giờ? Phẫu thuật lại liệu có tốn kém không?