Lòi sụn ở đầu mũi sau phẫu thuật 5 tháng
Rất tiếc khi bạn gặp phải vấn đề này. Silicone không còn được các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sử dụng phổ biến nữa vì nguy cơ đùn sụn, lòi sụn rất cao. Miếng độn bị lòi ra như thế này về cơ bản là đã bị nhiễm trùng, ngay cả khi nó không sinh mủ hoặc gây đỏ da mũi. Bạn cần loại bỏ nó ngay lập tức trước khi nó gây tổn thương thêm cho mô mũi. Silicone có nguy cơ lòi sụn nhiều hơn so với sụn tự thân của chính bạn, mặc dù sụn tự thân cũng có nhưng rất hiếm.
Việc tìm ra ai là người có lỗi trong trường hợp này không còn quan trọng nữa, và việc đổ lỗi cho bác sĩ cũng không hợp lý. Đây là nguy cơ hoàn toàn có thể xảy ra với vật liệu nhân tạo/dị vật từ bên ngoài và miếng độn này có thể đã bị dịch chuyển, hoặc da mũi của bạn quá mỏng hay bạn có thể đã gặp phải một chấn thương nhẹ nào đó mà bình thường khi không nâng mũi thì không gây vấn đề gì nhưng nâng mũi rồi thì lại có thể trở nên nghiêm trọng. Chấn thương là một trong những yếu tố dễ khiến mũi sau nâng bị nhiễm trùng gây đùn và lòi sụn nhất. Việc của bạn bây giờ là đến gặp bác sĩ để được tháo bỏ miếng độn ra, sau đó cần chờ một thời gian, ít nhất 1 năm để mô lành và tái tạo lại trước khi nâng mũi lại. Lúc đó để nâng cao mũi lại bạn có thể chọn cách ghép sụn tự thân, ghép mỡ hoặc tiêm chất làm đầy filler.
Vật liệu nhân tạo khi đặt vào mũi thường có nguy cơ bị đùn lòi ra, và đây chính xác là những gì bạn đang gặp phải. Trước tiên cần gặp bác sĩ luôn để được rút silicone ra sớm. Sau đó tốt nhất để mô lành lại một thời gian rồi xem xét nâng lại bằng sụn tự thân chứ không phải silicone.
Bất kể nguyên nhân là gì bạn cũng cần đến kiểm tra với bác sĩ sớm để loại bỏ sụn hoặc silicone ra càng sớm càng tốt trước khi nó gây nhiều tổn thương nghiêm trọng khác cho da. Sau khi tháo bỏ có thể bạn sẽ cần điều trị với kháng sinh để loại bỏ và ngăn chặn nhiễm trùng. Quy trình chỉnh sửa có thể được thực hiện khi vết thương và mũi đã lành hoàn toàn.