Trường hợp của tôi nên dùng sụn sườn hay sụn nhân tạo?
Nếu bạn đang muốn nâng sống mũi, đạt được kết quả thay đổi đáng kể và thích dùng sụn tự thân thì sẽ cần dùng đến sụn sườn. Tuy nhiên, dùng một miếng ghép từ sụn nhân tạo để nâng sống mũi, và miếng ghép này không kéo dài đến chóp mũi, cũng là một lựa chọn rất tốt cho nhiều bệnh nhân. Ở nhiều bệnh nhân của mình, tôi thường dùng miếng ghép từ sụn nhân tạo cho sống mũi, sau đó dùng sụn tai để hỗ trợ đầu mũi/chóp mũi và trụ mũi. Sụn nhân tạo nếu được đặt chính xác và đảm bảo vô trùng thì kết quả đạt được rất tốt. Sống mũi của bạn khá thấp nên đúng là nếu dùng sụn tự thân thì bắt buộc phải dùng sụn sườn mới đủ. Tuy nhiên phẫu thuật nâng mũi dùng sụn sườn chỉ nên là lựa chọn cuối cùng ở những bệnh nhân lần đầu nâng mũi vì quy trình phẫu thuật phức tạp, bệnh nhân phải chịu thêm vết rạch ở ngực và sụn sườn có nguy cơ cong vênh nếu kỹ thuật chạm khắc, xử lý không chính xác. Do đó, bạn cần tìm bác sĩ có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong phẫu thuật nâng mũi sụn sườn để đảm bảo khắc phục được những nhược điểm từ loại sụn này.
Lựa chọn an toàn nhất, lâu dài nhất trong nâng mũi là dùng mô từ chính cơ thể bạn. Bất kỳ vật liệu nhân tạo, tổng hợp nào cũng sẽ luôn có nguy cơ nhiễm trùng, dịch chuyển hoặc đùn sụn, lòi sụn cao hơn so với mô của bạn (như sụn tai hoặc sụn sườn). Sụn sườn chắc chắn có thể bị cong vênh nếu được dùng ở dạng miếng ghép lớn, nhưng khi được dùng dưới dạng sụn nghiền nát bọc cân cơ (DCF) thì sẽ không còn nguy cơ này, đồng thời có thể mang lại kết quả nâng sống mũi thẳng và tự nhiên. Tuy nhiên kết quả tốt nhất sẽ có được từ bác sĩ thực hiện chứ không phải là từ kỹ thuật thực hiện.
Trong nhiều năm qua tôi đều tránh dùng vật liệu nhân tạo để tránh tối đa nguy cơ nhiễm trùng, lệch sống hoặc đùn sụn. Mặc dù sụn sườn nghiền nát bọc cân cơ thái dương có thể tránh được rủi ro cong vênh nhưng nếu dùng sụn sườn bạn sẽ phải rạch vùng ngực. Cá nhân tôi thích sử dụng mô của chính bệnh nhân như sụn vách ngăn và/hoặc sụn tai nghiền nát và bọc trong cân cơ để nâng sống mũi.
Có thể nâng mũi cho trường hợp có mô mũi quá dày không?
Chào bác sĩ, mũi của tôi quá to, quá nhiều mô mũi và không có đường nét rõ ràng, trông không khác gì một khối thịt. Liệu nâng mũi có khắc phục được vấn đề này không và sẽ cần phải làm những gì?
- 5 trả lời
- 1945 lượt xem
Trường hợp của tôi làm nâng mũi kết hợp cắt mí trên cùng lúc có được không?
Tôi đang cân nhắc nâng mũi kết hợp cắt mí cùng lúc. Có phải thực hiện hai quy trình cùng lúc chi phí thường rẻ hơn. Thời gian phục hồi sẽ ra sao? Và liệu việc thở có khó khăn không? Sẹo để lại sẽ như thế nào. Cám ơn bác sĩ!
- 4 trả lời
- 1193 lượt xem