Sụn nhân tạo: sử dụng sao cho đúng?
Tuy nhiên, phải sử dụng sao cho phù hợp, để vừa mang lại kết quả đẹp vừa an toàn, kéo dài cho bệnh nhân.
Các bác sĩ cho rằng, tuyệt đối không được lạm dụng sụn nhân tạo vừa để đặt sống mũi vừa để kéo dài, tạo hình đầu mũi. Nhiều người vẫn có quan niệm rằng, chiếc mũi thấp, hay đầu mũi ngắn, hếch chỉ cần đặt sụn nhân tạo vào để đẩy phần đầu mũi dài ra là được. Suy nghĩ đơn giản này đã dẫn đến rất nhiệu hệ lụy về sau. Trên thực tế, sụn nhân tạo có tính chất bào mòn, nếu lạm dụng đặt vào cả sống và đầu mũi sẽ có xu hướng bị tụt dần xuống. Phần đầu mũi khi đó không có giá đỡ, chỉ còn lại lớp da mỏng nên dễ dẫn đến hiện tượng lộ sống, bóng đỏ, thậm chí thủng da đầu mũi
Một số người hiểu được nguy cơ này nên đã lựa chọn sụn tai để bọc phần đầu mũi, tuy nhiên việc này cũng chỉ kéo dài được đầu mũi một chút, khắc phục được tình trạng đầu mũi hơi ngắn chứ không thể uốn nắn, hay xử lý dáng mũi như mong muốn. Vốn bản chất của việc bọc sụn tai ở đầu mũi chỉ là giúp làm gia tăng và dày thêm lớp da đầu mũi để hiện tượng tụt sụn lâu xảy ra hơn. Do đó, đây vẫn chưa là giải pháp hoàn hảo.
Cách tốt nhất để kéo dài phần đầu mũi hiệu quả là dùng sụn sườn. Với đặc tính chắc, nhưng vẫn đảm bảo độ mềm, và không bị co ngót theo thời gian, loại sụn này sẽ cho phép bác sĩ can thiệp, kéo dài đầu mũi tối đa mà đảm bảo an toàn tuyệt đối. Mũi dù ngắn đến mức độ nào cũng đều có thể khắc phục được. Đầu mũi được tạo hình bằng 100% sụn tự thân, với sụn sườn dựng trụ và kéo dài đầu mũi, còn sụn tai thì bọc đầu mũi, do đó sẽ không có hiện tượng bào mòn da. Đầu mũi sẽ trở thành một chiếc giá đỡ chắc chắn cho phần sống mũi bên trên, giúp duy trì mũi tồn tại an toàn vĩnh viễn.
Vậy trường hợp nào thì có thể sử dụng 100% sụn nhân tạo để nâng mũi?
Thứ nhất, khi mũi chỉ bị thấp phần sống; thứ 2, da đầu mũi dày và không quá mỏng; thứ 3 mũi không bị quá ngắn và hếch. Như vậy chúng ta chỉ nên sử dụng sụn nhân tạo để cải thiện độ cao của sống mũi và một ít chóp mũi thôi.
Ưu điểm của phương pháp sử dụng hoàn toàn sụn nhân tạo là nhanh, gọn, lẹ và chi phí thấp, nhưng nhược điểm là chỉ có thể cải thiện độ cao sống mũi là chính và có khả năng xảy ra phản ứng do cơ thể phản ứng với chất lạ. Vì thế, chỉ nên sử dụng hoàn toàn loại sụn này ở những trường hợp nêu trên thôi, đừng cố nhét sụn nhân tạo vào một chiếc mũi có quá nhiều khuyết điểm, nếu không sẽ không tránh khỏi các biến chứng về sau. Giải pháp cho tất cả những điều này là ngay từ đầu khi quyết định làm mũi hãy tìm một bác sĩ giỏi, có tâm, có tầm, một cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ uy tín, như thế sẽ tránh được tối đa mọi rủi ro không đáng có.
Mặc dù sụn tự thân vẫn được xem là vật liệu an toàn hơn cả trong nâng mũi, tuy nhiên ngoài sụn sườn, lượng sụn tự thân thường khá hạn chế, không đủ dùng cho những trường hợp cần số lượng lớn. Do đó, sụn nhân tạo từ lâu đã được ứng dụng rất phổ biến.
Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.
Sự đa dạng của nhiều phương pháp nâng mũi ngày nay càng mang đến cho bệnh nhân nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn không biết nên chọn phương pháp nào cho phù hợp
Đã qua rồi cái thời người ta “rón rén” ngại ngùng, sợ sệt khi nhắc đến phẫu thuật nâng mũi, ngày nay nâng mũi không chỉ để có được dáng mũi phù hợp, hài hòa với gương mặt mà còn để theo kịp xu hướng thẩm mỹ, làm đẹp trên thế giới.
Sau khi hoàn tất quá trình phẫu thuật nâng mũi, dù là bằng phương pháp, kỹ thuật nào đi chăng nữa, ngoài việc khâu và băng vết mổ các bác sĩ cũng thường sử dụng nẹp định hình dán bên ngoài sống mũi.
- 5 trả lời
- 7323 lượt xem
Chào bác sĩ, khoảng 7 năm trước tôi đã nâng mũi, bác sĩ dùng sụn silicone hình chữ L. Đầu mũi tôi đang bị sưng u như này, có đáng lo không, liệu đó có phải silicone không, có phải bị tụt sụn, hay lòi sụn không?
- 4 trả lời
- 1674 lượt xem
Mũi của tôi là điển hình cho mũi châu Á với sống mũi rất thấp. Liệu có cách nào nâng nó lên cao hơn một chút để tôi có thể đeo kính theo đúng nghĩa kính nằm trên sống mũi chứ không phải nằm trên hai bên má như hiện tại không? Liệu nâng sống mũi mà không dùng sụn nhân tạo, thay vào đó chỉ dùng sụn tự thân có khắc phục được vấn đề này không? Nên dùng sụn sườn hay sụn tai? Đây là vấn đề duy nhất của tôi, tôi không cần làm thon gọn mũi, chỉ cần nâng cao sống mũi lên một chút.
- 3 trả lời
- 1256 lượt xem
Tôi đã tư vấn với hai bác sĩ. Một người thì yêu cầu tôi dùng sụn sườn của mình vì anh ấy nói sụn tự thân có nguy cơ thấp hơn so với sụn nhân tạo. Bác sĩ kia lại đề nghị tôi dùng cả sụn nhân tạo và sụn tai cho mũi, do sống mũi tôi phải cần miếng ghép dài, dày và thẳng thì mới vừa và sụn tai phù hợp cho việc kéo dài và tăng độ nhô đầu mũi. Điều tôi lo lắng là sụn sườn sẽ bị cong vênh theo thời gian, và sụn nhân tạo sẽ sớm bị nhiễm trùng.
- 2 trả lời
- 8302 lượt xem
Cho em hỏi là trong nâng mũi cấu trúc thì sụn sườn có bị teo đi theo thời gian không?
- 2 trả lời
- 3222 lượt xem
Tôi có qua 2 trung tâm thẩm mỹ khác nhau, có trung tâm tư vấn dùng Megaderm, có trung tâm thì nói không cần. Các bác sĩ có thể giải thích rõ công dụng của chất liệu này và khi nào cần dùng không ạ?