Nâng mũi ở người có mắt lồi
Trước tiên mũi bạn không có gì bất thường cả, tôi gặp rất nhiều người có chiếc mũi thấp, tẹt như bạn. Thay vì chỉ tập trung nâng sống mũi bạn nên cân nhắc đến những quy trình giúp mũi bạn trở nên đẹp hài hòa hơn. Ví dụ nên kết hợp chỉnh sửa cả đầu mũi, vì nếu bạn chỉ nâng sống mũi lên thì đầu mũi sẽ thấp, ngắn trông tổng thể sẽ không hài hòa. Tuy nhiên kỹ thuật tạo hình đầu mũi thường sẽ nhiều thách thức hơn so với nâng sống mũi. Ngoài ra, nâng sống mũi lên 8 – 10 mm nhìn chung không phải là lựa chọn phổ biến ở mũi người châu Á. Với mức nâng lớn như này, chắc chắn da mũi sẽ bị căng và tiềm ẩn nhiều rủi ro về sau hơn như lộ sống, nhìn rõ miếng độn bên dưới.
Theo tôi bạn nên chọn sụn tự thân, và nâng sống mũi lên cao khoảng 5 – 7mm. Chỉ với kích cỡ nâng này tôi nghĩ bạn cũng sẽ rất hài lòng kết quả của mình.
Một miếng độn với kích cỡ lớn như bạn mong muốn có vẻ không phù hợp với cấu trúc mũi cũng như đặc điểm làn da của bạn. Da mũi có thể sẽ bị căng giãn quá mức để bao phủ lên nó. Việc nâng sống quá cao, nhất là bằng vật liệu nhân tạo, sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Tôi nghĩ một miếng độn có chiều cao khoảng 5,5mm sẽ mang lại cho bạn chiếc mũi tự nhiên. 8 – 10mm là quá cao. Ngoài ra cũng cần nhớ rằng, đầu mũi nhất định phải cao hơn sống mũi thì trông mũi mới tự nhiên. Do đó có thể bạn cũng sẽ cần tạo hình, nâng cao đầu mũi cho phù hợp. Bạn không nên dùng sụn hình chữ L khi muốn nâng mũi cao vì da đầu mũi sẽ bị căng quá mức và nguy cơ lòi sụn là rất khó tránh khỏi.
Nâng sống mũi là một nhu cầu phổ biến ở người Châu Á và quy trình này chắc chắn rất phù hợp với bạn. Nếu còn băn khoăn về kết quả bạn có thể nâng thử bằng cách tiêm chất làm đầy. Đây là phương pháp cho kết quả tạm thời nhưng sẽ giúp bạn hình dung ra chiếc mũi sau nâng của mình. Một điểm cần cân nhắc nữa đó là vật liệu độn. Mặc dù sụn nhân tạo vẫn được dùng khá phổ biến trong nâng mũi Châu Á, nhưng nó tiềm ẩn quá nhiều rủi ro về lâu dài như nhiễm trùng hay lòi sụn. Do đó, giải pháp lâu dài nhất cho bạn vẫn là dùng sụn tự thân như sụn tai hoặc sụn sườn để nâng sống mũi.
Ưu điểm của sụn tai trong nâng sống mũi ở người Châu Á?
Lợi thế của sụn tai khi được sử dụng để xây xưng sống mũi ở người châu Á là gì?
- 4 trả lời
- 874 lượt xem
Khác biệt giữa nâng mũi ở người Châu Á với người phương Tây
Khác biệt giữa nâng mũi ở người Châu Á với người Phương Tây là gì? Những kỹ thuật đặc biệt gì thường được sử dụng trong nâng mũi Châu Á. Cấu trúc mũi người Châu Á có gì khác với cấu trúc mũi người Phương Tây?
- 6 trả lời
- 1556 lượt xem
Cười có khiến silicone nâng mũi bị lệch không?
Chào bác sĩ, 4 tuần trước tôi đã thực hiện nâng mũi (sau 1 tuần thì được cắt chỉ). Bác sĩ có dặn tôi không được biểu cảm các nhóm cơ mũi – miệng quá mức trong 4 – 5 năm tuần sau do sợ làm lệch vật liệu độn. Nhưng thi thoảng tôi có buồn cười và cười không kiểm soát được và mới đây phát hiện mũi có vẻ hơi lệch về hướng trước kia nó từng bị lệch. Liệu có phải là do tôi cười không? Tôi đặt goretex, silicone ở sống mũi và sụn tự thân ở đầu mũi.
- 3 trả lời
- 8117 lượt xem
Nâng mũi có giữ được vĩnh viễn không?
Em xin hỏi các bác sĩ là nâng mũi giữ được trong bao nhiêu năm? Khi nào thì cần phải thay?
- 2 trả lời
- 12143 lượt xem
Nâng mũi sau bao lâu thì hết sưng, ổn định và đẹp tự nhiên?
Sau nâng mũi bao lâu thì mũi sẽ hết sưng nề, bầm tím và vào phom đẹp?
- 2 trả lời
- 16250 lượt xem
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.
Chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dáng mũi về sau.
Cùng với nâng mũi cấu trúc, người ta cũng còn áp dụng kỹ thuật nâng mũi bán cấu trúc để đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng bệnh nhân. Trong quy trình này, bác sĩ chỉ can thiệp chỉnh sửa một phần cấu trúc mũi.
Chiếc mũi với sống cao, cánh mũi nhỏ luôn là tiêu chí hàng đầu để đánh giá một gương mặt đẹp.
Rủi ro, biến chứng sau nâng mũi vẫn là yếu tố người ta nói đến rất nhiều khi thực hiện loại hình thẩm mỹ này.