Nâng mũi có giữ được vĩnh viễn không?
Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kỹ thuật tay nghề của bác sĩ, chất liệu độn và quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng như về lâu dài của chính bản thân bệnh nhân. Tay nghề của bác sĩ có thể coi là yếu tố quan trọng nhất, cho dù làm bằng kỹ thuật gì thì nếu tay nghề của bác sĩ không vững quy trình vẫn khó có thể đảm bảo đạt được kết quả thành công và lâu dài. Do đó, yếu tố quan trọng nhất bệnh nhân cần lưu ý trước khi nâng mũi đó là dành thời gian tìm cho mình một cơ sở uy tín, một bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Tốt nhất là nên xem kỹ bộ ảnh trước sau của bệnh nhân cũ mà bác sĩ cung cấp, qua đó bạn sẽ biết được kết quả nâng mũi của vị bác sĩ đó. Một yếu tố vô cùng quan trọng khác nữa là vật liệu độn. Vật liệu độn có thể là sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân. Mặc dù sụn nhân tạo có nhiều loại mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm khác nhau nhưng nhìn chung tất cả vật liệu nhân tạo đều là vật liệu bên ngoài, độ tương thích với cơ thể không thể hoàn toàn như sụn tự thân và vẫn có nguy cơ nhiễm trùng, đào thải hoặc lòi sụn. Sụn tự thân mặc dù quy trình phẫu thuật sẽ phức tạp hơn nhưng bản chất là mô của cơ thể nên an toàn tuyệt đối, nguy cơ dị ứng, đào thải gần như bằng không. Yếu tố cuối cùng cũng vô cùng quan trọng là việc chăm sóc của chính bệnh nhân. Mũi sau nâng dù có được thực hiện với kỹ thuật chuẩn xác và dùng vật liệu độn tốt đến mức nào mà liên tục bị tác động, chấn thương thì độ bền chắc chắn sẽ không cao. Vì vậy việc chăm sóc, giữ gìn mũi sau nâng quyết định rất lớn đến tuổi thọ của chiếc mũi.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Rất nhiều bạn trước, trong và sau nâng mũi luôn hỏi bác sĩ câu này: sau nâng mũi kết quả giữ được bao nhiêu năm. Câu trả lời là độ bền của chiếc mũi phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Yếu tố thứ nhất là vật liệu bác sĩ sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi. Nếu sử dụng vật liệu tốt thì độ bền của chiếc mũi sẽ rất cao. Ngược lại nếu dùng vật liệu kém ( giá rẻ) có độ cứng lớn thì độ bền sẽ giảm xuống.
- Yếu tố thứ hai là tay nghề của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bác sĩ càng có nhiều kinh nghiệm và chuyên sâu về mũi thì sẽ tạo hình cho bạn một chiếc mũi hoàn thiện, bền vững và ít nguy cơ rủi ro.
- Yếu tố thứ ba là cầu trúc ban đầu của chiếc mũi. Nếu ban đầu da mũi của bạn mỏng, đầu mũi ngắn mà khi phẫu thuật lại yêu cầu chiếc mũi cao tây và kéo dài đầu mũi xuống thì kết quả sẽ kém bền vững hơn so với chiếc mũi thay đổi tự nhiên.
- Yếu tố thứ tư là sự chăm sóc và giữ gìn chiếc mũi của bạn. Chiếc mũi sẽ không thể bền vững nếu thường xuyên va chạm hoặc tổn thương tác động mạnh vào mũi.
Tóm lại là nếu vật liệu sử dụng trong nâng mũi là tốt nhất, bác sĩ chuyên sâu về thẩm mỹ mũi, và bạn chọn hướng nâng mũi tự nhiên không quá cao, không quá dài thì bạn sẽ có được chiếc mũi rất bền vững và đẹp một cách tự nhiên hài hòa với khuôn mặt.
Sụn sườn trong nâng mũi cấu trúc được lấy từ đâu?
Tôi có nghe đến phương pháp nâng mũi sử dụng sụn sườn tự thân. Vậy sụn sườn được lấy ở đâu ạ?
- 2 trả lời
- 2638 lượt xem
Nâng mũi rồi tháo ra thì mũi còn được như ban đầu không?
Cho em xin hỏi là nếu nâng mũi rồi không ưng tháo sụn mũi ra thì có để lại hậu quả gì không? Chiếc mũi còn giữ được nguyên bản như khi chưa phẫu thuật không?
- 2 trả lời
- 22372 lượt xem
Nâng mũi và độn cằm cùng lúc có được không?
Phẫu thuật mũi và phẫu thuật cằm có thể tiến hành đồng thời được không thưa bác sĩ?
- 2 trả lời
- 1958 lượt xem
Da mũi mỏng có nâng mũi được không?
Da mũi của em mỏng thì nâng mũi có sợ bị các vấn đề biến chứng sau này không?
- 2 trả lời
- 2839 lượt xem
Nâng mũi sau bao lâu thì được nằm nghiêng, có sợ bị lệch không?
Nâng mũi xong nằm nghiêng có sợ bị lệch mũi không bác sĩ. Em quen nằm nghiêng rồi, chỉ sợ đêm mình nằm nghiêng mà không biết làm lệch mũi.
- 3 trả lời
- 27355 lượt xem
Chiếc mũi với sống cao, cánh mũi nhỏ luôn là tiêu chí hàng đầu để đánh giá một gương mặt đẹp.
Nhìn từ góc độ của những người làm nghề, các bác sĩ khẳng định, mang thai hoàn toàn không thể và không nên nâng mũi.
Chiếc mũi vốn được coi là “ông vua” trên gương mặt, đóng vai trò quyết định đến dung mạo, thần thái và nhan sắc của cả phái đẹp và phái mạnh.
Giới khoa học đã chứng minh và đưa ra kết luận rằng những người sống tại vùng khí hậu nóng ẩm thường có mũi thấp, tẹt và rộng, ngược lại người sống tại vùng khí hậu lạnh, khô lại có mũi cao và hẹp hơn.