Những vấn đề bệnh nhân thường không hài lòng sau nâng mũi?
Chào bạn, có một số vấn đề bệnh nhân thường không hài lòng sau nâng mũi đó là: 1 – độ nhô đầu mũi không đủ hoặc lộ/nhìn thấy miếng ghép. Sụn đầu mũi khá mềm và thường cần được cố định lại bằng các miếng ghép sụn bổ sung. Nếu cố định chưa đủ thì đầu mũi vẫn yếu và mềm. Tuy nhiên nếu các miếng ghép sụn bổ sung được đặt vào (để củng cố đầu mũi) quá cứng hoặc to thì chúng có thể bị nhìn thấy qua da. 2 – Sống mũi quá cao/không đủ cao. Vật liệu độn nâng sống mũi có thể bị nhiễm trùng, dịch chuyển hoặc co rút. Ngoài việc cần chọn chiều cao phù hợp, cũng cần chọn loại vật liệu phù hợp để nâng mũi. Dùng vật liệu nhân tạo có thể gây ra các vấn để như nhiễm trùng hoặc tụt sụn, đùn sụn…, sử dụng mô của chính bạn luôn là lựa chọn tốt nhất. 3 – Hai bên lỗ mũi bất cân đối. Thường thì lỗ mũi bệnh nhân trước phẫu thuật cũng đã bị bất đối xứng rồi nhưng sau phẫu thuật tình trạng này sẽ lộ rõ hơn. Do đó, ngoài việc phải loại bỏ mô đều nhau ở cả hai bên, bác sĩ cũng cần xây dựng, tạo hình đầu/chóp mũi cũng như vách ngăn vào chính đường giữa để hai bên lỗ mũi có thể đối xứng nhiều nhất có thể.
Hầu hết các bệnh nhân không hài lòng với kết quả sau nâng mũi đều liên quan đến việc sử dụng miếng ghép nâng mũi hình chữ L quá cứng so với da mũi và cuối cùng sẽ bào mỏng da mũi. Tình trạng này đòi hỏi phải chỉnh sửa mũi để sửa đổi hoặc thay thế miếng ghép ban đầu bằng miếng ghép thẳng chỉ đặt ở phần sống mũi, đầu mũi sẽ được chỉnh sửa bằng các miếng ghép từ sụn tai. Theo tôi chỉ cần áp dụng kỹ thuật nâng mũi này ngay từ đầu thì sẽ đáp ứng hiệu quả thẩm mỹ rất tốt và hầu hết các bệnh nhân đều hài lòng.
Hầu hết người châu Á có đầu mũi thấp, cánh mũi rộng và sống mũi không đủ cao, do đó mục tiêu phẫu thuật nhìn chung là “bổ sung, củng cố” thêm cho mũi: như đặt thanh chống trụ mũi để hỗ trợ và đẩy cao đầu mũi, thu hẹp cánh mũi hay đặt miếng ghép để nâng cao sống mũi. Trong khi đó kỹ thuật với người Phương Tây lại trái ngược hoàn toàn: thường là thu giảm chiều cao sống mũi và độ cao đầu mũi. Do đó nếu bác sĩ không thực hiện đúng mục tiêu thì thường bệnh nhân Châu Á sẽ không đạt đủ độ cao sống mũi và/hoặc đầu mũi. Hình dạng lỗ mũi, cánh mũi sau khi thu giảm cũng có thể không đạt yếu tố thẩm mỹ.
Theo tôi, yếu tố quan trọng nhất giúp ca nâng mũi thành công, tránh những phàn nàn hay cảm giác không hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật là bệnh nhân phải nói rõ những vấn đề cũng như mong muốn của mình trước khi phẫu thuật. Ví dụ, bạn có thấy sống mũi của mình quá tẹt không, đầu mũi có quá rộng và bè không. Hiểu rõ những gì bạn muốn thay đổi bác sĩ sẽ biết được kỳ vọng của bạn và đưa ra kế hoạch nâng mũi phù hợp nhất. Một yếu tố quan trọng thứ hai dẫn đến thành công sau phẫu thuật là chuyên môn của bác sĩ. Bạn có thể xem bộ sưu tập hình ảnh trước và sau của bệnh nhân ông/bà ấy để biết được trình độ chuyên môn của họ ra sao.
Có những phương pháp nâng mũi nào?
Em đọc trên mạng thấy nhiều phương pháp nâng mũi khác nhau, sử dụng nhiều vật liệu khác nhau như silicone, gore-tex, sụn sườn,...vậy bác sĩ có thể giải thích sự khác nhau giữa các phương pháp này không ạ?
- 1 trả lời
- 1423 lượt xem
Mũi sửa lại nhưng thấy xấu hơn
Em chào các bác sĩ ạ. Mũi cũ e làm cách đây 8 năm . Em mới làm lại lại được 11 ngày cứ nghĩ làm cấu trúc đầu mũi sụn tại . E làm cấu trúc mà bác sĩ chỉ gây tê rồi nằm trên bàn mổ 4 tiếng liền chịu bao nhiu đau khổ không biết tiêm bao nhiu lần thuốc tê . Tới lúc tan hết thuốc tê lại chịu khâu sống. Bác sĩ thì luôn nói cố gắng làm đẹp cho e . Chứ mổ thêm lần nữa chắc e chết thôi . E muốn làm mũi vĩnh viễn ạ . Bác sĩ bảo mũi e sẽ cao hơn . Đẹp hơn mũi cũ . Làm xong vì mặt e sưng húp nên bác sĩ không cho xem mũi nẹp luôn ạ . E lại chịu đau . Em không ăn được gì. Ói cả tuần trời . Đau hết người . Mãi mới chờ đc ngày tháo nẹp . Và đây là mũi e vừa tháo . Mũi thấp hơn mũi cũ , võng ngay giữa mũi . Tháo ra tới giờ e thật sự ko biết phải làm gì luôn. Chỉ muốn khóc thôi ... bác sĩ xem hộ e mũi đang còn sưng mà đã thế này. Giờ em phải làm sao ạ?
- 2 trả lời
- 2200 lượt xem
Tại sao sụn tự thân vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng và lòi sụn nhưng các bác sĩ lại thường khuyến khích sử dụng nhiều hơn?
Nếu các miếng ghép từ sụn tự thân như sụn sườn vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng và đùn sụn, lòi sụn, vậy thì tại sao các bác sĩ lại thích dùng chúng hơn silicone hay goretex. Liệu vật liệu tự thân có mang lại hiệu quả nâng mũi cao như silicone không. Da mũi tôi khá dày, do đó tôi sợ dùng sụn của mình để nâng sống sẽ chẳng mang lại khác biệt gì.
- 5 trả lời
- 1329 lượt xem
Muốn loại bỏ miếng ghép nâng mũi sau vài tháng, nhưng không biết mũi sẽ thế nào vì trước đó đã đục xương và tạo hình đầu mũi?
Mới đây tôi đã phẫu thuật nâng mũi, đặt miếng ghép silicone, đục xương để chỉnh sửa xương mũi, thu gọn vánh mũi và tạo hình đầu mũi với sụn vách ngăn. Nhưng bây giờ sống mũi của tôi trông quá thẳng, và không tự nhiên, hai bên lỗ mũi thì như bị bóp nhỏ vào (có thể do đầu mũi được nâng lên quá cao). Tôi thực sự chán nản, không biết có phải do sưng đã làm biến dạng mũi của tôi?
- 2 trả lời
- 4104 lượt xem
Nâng mũi được 6 tuần nhưng đầu mũi vẫn to, mũi hơi hếch
Chào các bác sĩ, e nâng mũi được 6 tuần, hiện giờ e thấy đầu mũi vẫn khá bự và vẫn khá hếch, 2 lỗ mũi hơi lệch. Bác sĩ cho em hỏi sau này đầu mũi có gom lại và mũi có kín hơn không ạ. Mũi e chỉ có thể làm được như vậy thôi ạ. Cám ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1508 lượt xem
Sau nâng mũi tùy tình trạng cơ địa, thể chất mỗi người mà có thể xảy ra một vài hiện tượng hậu phẫu.
Chiếc mũi cao, thon gọn và thanh tú hài hòa với khuôn mặt từ lâu vốn đã niềm mơ ước của rất nhiều người, giúp họ trở nên tự tin hơn không chỉ trong cuộc sống mà còn trong cả công việc.
Phẫu thuật nâng mũi đang là một trong những dịch vụ được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn để cải thiện cánh mũi của mình.
Nâng mũi được coi là một tiểu phẫu nhưng lại có khả năng làm thay đổi hoàn toàn gương mặt, khiến cho khuôn mặt trở nên sắc nét và sang hơn rất nhiều.
Suckhoe123 trợ giá nhiều dịch vụ thẩm mỹ cắt mí, nâng mũi, nâng V1, hút mỡ, Hifu, tiêm filler, niềng răng,… tại các bệnh viện, thẩm mỹ viện uy tín