1

Bệnh dại là gì? Cách xử trí sau khi bị chó dại cắn

Bệnh dại do virus dại thuộc Họ Rhabdoviridae, chi Lyssavirus, kích thước 75 x 180 nm. Vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Virus dại kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn iốt.

1. Đường lây truyền

  • Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra virus dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại cũng đã được báo cáo.
  • Hiếm gặp hơn như lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa virus dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm.

2. Tính cảm nhiễm

  • Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm với virus dại ở mức độ khác nhau.
  • Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột.
  • Người cũng có cảm nhiễm cao đối với virus dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại virus dại nếu được tiêm vắc-xin dại.

3. Thời gian ủ bệnh

  • Thời gian ủ bệnh ở người: Khoảng từ 1-3 tháng sau phơi nhiễm.
  • Đôi khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm.
  • Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng virus xâm nhập.
  • Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Bệnh dại là gì? Cách xử trí sau khi bị chó dại cắn
Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn

4. Thời kỳ lây truyền

  • Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh.
  • Ở người, virus đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh.
  • Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

5. Dịch tễ

Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó.

Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

  • Khoảng 60.000 người chết mỗi năm vì bệnh dại, chủ yếu là ở châu Á và châu Phi.
  • Tại Mỹ, 02 người chết vì bệnh dại mỗi năm.
  • Tiêm chủng động vật và dự phòng cho người sau phơi nhiễm đã gần như loại trừ bệnh dại ở Mỹ.
  • Mỗi năm có hơn 15 triệu người trên thế giới phải tiêm phòng sau phơi nhiễm để ngăn ngừa bệnh dại.

6. Gánh nặng chi phí

Chi phí trung bình của một ca chủng ngừa bệnh dại sau khi một động vật nghi ngờ dại cắn:

  • Mỹ là $ 40.
  • Ở châu Phi, và $ 49 ở châu Á.
  • Điều trị sau phơi nhiễm này là một gánh nặng tài chính lớn đối với hầu hết các hộ gia đình ở những nước đang phát triển, nơi mà mức lương trung bình là khoảng US $ 1 đến 2 USD mỗi ngày, mỗi người.
    Người nghèo, đặc biệt là trẻ em, có nguy cơ cao nhất mắc bệnh dại. Khoảng 30% đến 60% các nạn nhân bị chó cắt là trẻ em dưới 15 tuổi.

7. Bệnh dại có vắc-xin không?

  • Tiêm phòng vắc-xin cho chó, mèo tại các khu vực lưu hành bệnh dại.
  • Người tiếp xúc thường xuyên với động vật (bác sĩ thú y, nghệ sĩ xiếc, hoặc các chuyên gia động vật hoang dã).
  • Khách du lịch và những người tới những nơi hay có bệnh dại lưu hành.
Bệnh dại là gì? Cách xử trí sau khi bị chó dại cắn
Tiêm phòng vắc-xin cho chó, mèo tại các khu vực lưu hành bệnh dại

 

7.1 Đối tượng dễ bị phơi nhiễm virus dại

  • Là người bị chó, mèo, động vật dại, nghi dại cắn, cào, liếm hoặc bị nước bọt dính vào niêm mạc (như mắt, miệng, niêm mạc bị trầy xước)
  • Hoặc tiếp xúc qua da bị tổn thương và niêm mạc với bệnh phẩm/virus dại tại phòng thí nghiệm.

7.2 Bệnh dại ở người là như thế nào?

  • Là người bị chó, mèo, động vật dại, nghi dại cắn, cào, liếm hoặc bị nước bọt dính vào niêm mạc (như mắt, miệng, niêm mạc bị trầy xước)
  • Hoặc tiếp xúc qua da bị tổn thương và niêm mạc với bệnh phẩm/virus dại tại phòng thí nghiệm.

7.3 Cơ chế gây bệnh ở người như thế nào?

  • Virus có trong nước bọt chó dại, 10 ngày trước khi phát bệnh.
  • Từ vết thương (do bị cắn, cào, liếm) virus theo đường dây thần kinh ngoại vi lên não gây tổn thương các tế bào thần kinh trung ương, đặc biệt là vùng sừng Amon, hành não.
  • Bệnh cảnh lâm sàng là do tình trạng não viêm.

 

7.4 Triệu chứng khi bị bệnh như thế nào?

Ở người, các triệu chứng đầu tiên của bệnh là không cụ thể và giống như nhiễm virus khác, chúng bao gồm:

  • Đau ở chỗ vết cắn
  • Ngứa hoặc tê bì chỗ vết cắn
  • Có thể sốt
  • Đau đầu
  • Kém ăn, buồn nôn và nôn
  • Đau cơ
  • Đau họng
  • Phiền muộn

Các triệu chứng thần kinh sẽ xuất hiện khi virus bắt đầu nhân lên trong tủy sống hay não. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Lo ngại, sợ hãi
  • Nhầm lẫn, lú lẫn
  • Tăng tiết nước bọt quá mức
  • Ảo giác
  • Tăng mức độ cao của sự phấn khích
  • Mất ngủ
  • Tê liệt chân thấp
  • Nuốt khó, đau họng và co thắt âm nói khó
  • Sợ nước, sợ gió
  • Bồn chồn hoặc trầm cảm
Bệnh dại là gì? Cách xử trí sau khi bị chó dại cắn
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh như mất ngủ

 

7.5 Chẩn đoán bệnh dại bằng cách nào?

Bệnh dại ở người chủ yếu dựa vào:

  • Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh.
  • Tiền sử phơi nhiễm với virus dại.

Chẩn đoán xác định bệnh dại bằng:

  • Phát hiện kháng nguyên (FAT)
  • Phân lập virus, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR)
  • Phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN)

Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh dại, nên khi bị động vật nghi dại cắn, người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm.

7.6 Có tiêm vắc-xin dự phòng trước được không?

Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.

Tiêm nhắc lại theo định kỳ: Áp dụng cho những người do công việc thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với virus dại và chỉ tiêm nhắc lại 1 liều khi xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dại ở mức dưới 0,5UI/ml.

7.7 Tiêm vắc-xin sau khi bị súc vật cắn không?

Điều trị dự phòng nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, bao gồm: rửa vết thương, tiêm vắc xin phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.

7.8 Xử lý vết thương khi bị súc vật cắn như thế nào?

Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 450-700 hoặc cồn iốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phong bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.

Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.

 

Điều trị dự phòng bệnh dại

  • Vết thương độ I

+ Tình trạng vết thương: Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành

  • Vết thương độ II

+ Tình trạng vết thương: Vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc

+ Tình trạng động vật (Kể cả động vật đã được tiêm phòng dại)

Tại thời điểm cắn người: Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật

Trong vòng 10 ngày: Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu
Bạn có tin: Virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh rất dễ lây truyền qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân. Đặc biệt, virus có thể sống vài ngày trong vẩy bong của thủy đậu. Vì thế, cách phòng ngừa và tránh lây lan bệnh là đặc biệt quan trọng.

Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?
Đang tiêm vắc- xin viêm gan B Euvax, có thể đổi sang loại khác không?

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng vắc-xin viêm gan B là từ lúc trẻ mới sinh ra, nếu muốn biết tình trạng của trẻ phù hợp với loại vắc-xin nào thì cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?
Vi khuẩn nào gây bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh bạch hầu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Các độc tố do vi khuẩn gây bệnh gây liệt cơ, viêm cơ tim, thậm chí dẫn đến tử vong trong 6 ngày với tỷ lệ khá cao.

Thế nào là bệnh bạch cầu?
Thế nào là bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu là một loại ung thư phổ biến, chiếm 31% trong số các loại ung thư ở trẻ nhỏ. Tuy vậy những nghiên cứu cũng như các thống kê cụ thể về bệnh bạch cầu tại Việt Nam còn rất hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về khái niệm, phân loại và yếu tố nguy cơ của bệnh bạch cầu.

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới
Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường phổ biến hơn ở nam giới

Nam giới có nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà ở cuống lưỡi cao hơn khoảng gấp 3 lần so với nữ giới.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1109 lượt xem

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  942 lượt xem

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  774 lượt xem

Có phải vắc-xin có thể gây ra bệnh mà nó phòng không?

Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, vắc xin có thể gây ra chính bệnh mà nó phòng. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  889 lượt xem

Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?

- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  793 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
MẸ CÓ BIẾT: KHOẢNG CÁCH AN TOÀN GIỮA CÁC MŨI VẮC XIN? MẸ CÓ BIẾT: KHOẢNG CÁCH AN TOÀN GIỮA CÁC MŨI VẮC XIN? 00:45
MẸ CÓ BIẾT: KHOẢNG CÁCH AN TOÀN GIỮA CÁC MŨI VẮC XIN?
 “Trong tất cả các loại vắc xin, nếu 1 trong 2 không phải là SỞI, không phải là THỦY ĐẬU, không phải là MMR (SỞI - QUAI BỊ - RUBELLA) thì có...
 3 năm trước
 525 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
 Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ...
 3 năm trước
 2040 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG? 01:35
TIÊM VẮC XIN RỒI CÓ THỂ BỊ MẮC BỆNH KHÔNG?
Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển - Nguyên Chủ tịch Hội Y học Dự phòng Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương: “Vắc xin là chế phẩm...
 3 năm trước
 889 Lượt xem
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG? 01:45
VẮC XIN NÀO PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI CHO NGƯỜI LỚN, GIẢM MỨC ĐỘ NẶNG, TRÁNH CÁC BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - THẬM CHÍ GÂY TỬ VONG?
 BỘ Y TẾ CẢNH BÁO: 25% người ở độ tuổi trên 65 mắc viêm phổi sẽ tử vong. 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như: Áp xe...
 3 năm trước
 654 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 650 Lượt xem
Tin liên quan
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin

Vắc xin cho hiệu quả khá ấn tượng, nhưng bạn vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm phòng rồi.

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!

Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây