1

Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!
Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Vắc-xin viêm gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không?

Triệu chứng đa xơ cứng là gì?

Không ai biết được nguyên nhân gây ra bệnh như chứng đa xơ cứng (MS), viêm khớp dạng thấp, lupus và rụng tóc, nhưng tất cả đều liên quan đến phản ứng tự miễn dịch, trong đó hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các bộ phận của cơ thể.

Đối với chứng đa xơ cứng, tổn thương xảy ra trong hệ thống thần kinh trung ương vì vỏ myelin xung quanh các nơ ron bị hình thành sẹo và hư hỏng. Quá trình này được gọi là demyelin hóa, làm gián đoạn khả năng thần kinh thực hiện các thông điệp thiết yếu đến và đi từ não. Điều này dẫn đến các triệu chứng có thể bao gồm các vấn đề về tầm nhìn và chuyển động.

Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? 

Cho đến nay, không có bằng chứng cho thấy điều đó. Chính một số nghiên cứu được công bố tại Châu Âu đã làm dấy lên mối lo ngại về vắc xin viêm gan B. Những nghiên cứu này cho thấy những sự cố, trong đó thanh thiếu niên và người lớn đã phát triển MS và các bệnh demyelin hóa khác sau khi tiêm văcxin.

Khi kiểm tra kỹ hơn, hóa ra đó là những trường hợp hiếm, bị cô lập, và có thể dễ dàng là do sự trùng hợp thời gian. Một số người liên quan đã bị MS (và vắc xin được cho là gây kích thích tái phát bệnh). Trên thực tế, kể từ khi sử dụng rộng rãi vắc xin viêm gan B bắt đầu vào đầu những năm 1990, tỷ lệ mắc MS và các bệnh tự miễn dịch khác không hề tăng lên - mặc dù hàng trăm triệu liều vắc xin đã được phân phối trên toàn thế giới.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có lý do chính đáng về mặt sinh học để nghi ngờ vắc xin viêm gan B gây ra chứng đa xơ cứng vì rõ ràng là bản thân bệnh viêm gan B cũng không gây ra chứng bệnh này.

Một số nghiên cứu chất lượng và được theo dõi cẩn thận đã so sánh tỷ lệ mắc MS trong số những người đã được chủng ngừa vắc xin viêm gan B và những người không được. Tất cả đều không có mối liên quan gì.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Neurology năm 2004 đã cho thấy vắc-xin viêm gan B có thể làm tăng nguy cơ phát triển MS ở một tỷ lệ nhỏ những người lớn sau đó phát triển bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu này có những vấn đề về mặt phương pháp luận và tương phản trực tiếp so với một số nghiên cứu được thiết kế tốt hơn, vì vậy hầu hết các chuyên gia đã bác bỏ nó và cho rằng không thuyết phục.

Năm 2002, Viện Y học (IOM) thuộc Học viện Khoa học Quốc gia, chuyên tư vấn cho chính phủ về các vấn đề sức khoẻ và y tế - đã thành lập một ủy ban độc lập để xem xét mối liên hệ giữa vắc-xin viêm gan B và những rối loạn thần kinh. Sau khi xem xét tất cả các nghiên cứu liên quan, ủy ban đã ban hành một báo cáo nêu rõ rằng các dữ liệu không chứng minh được mối liên quan giữa văcxin và chứng bệnh MS.

Tuy nhiên, báo cáo của IOM kết luận rằng, hiện chưa có nhiều nghiên cứu để chứng minh hoặc bác bỏ mối liên hệ giữa viêm gan B và các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp và lupus. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra những trường hợp rụng tóc hiếm gặp (rụng tóc do tự miễn dịch) ở những người đã được tiêm vắc xin viêm gan B, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Vì vẫn còn rất nhiều điều chúng ta không biết về rối loạn tự miễn dịch, nên CDC hiện đang tiến hành một loạt các nghiên cứu để kiểm tra các liên kết có thể có giữa vắc-xin viêm gan B và những tình trạng này. Hai nghiên cứu xuất sắc và được theo dõi kỹ đã chỉ ra rằng vắc-xin viêm gan B không gây ra chứng đa xơ cứng hoặc khiến các triệu chứng của bệnh này trở nên tồi tệ hơn. Những nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Y học New England tháng 2 năm 2000.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin

Vắc xin cho hiệu quả khá ấn tượng, nhưng bạn vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm phòng rồi.

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin
Câu chuyện về bệnh đậu mùa, từ “chủng đậu” sang vắc xin

Đưa vi khuẩn vào cơ thể để tạo miễn dịch - ý tưởng chính từ việc tiêm chủng – dường như có vẻ là một ý tưởng hiện đại, nhưng thực tế nó đã trải qua hàng thế kỷ. Lịch sử thú vị của bệnh đậu mùa đã tiết lộ khoảng thời gian áp dụng ý tưởng tuyệt vời này.

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1225 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1157 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1090 lượt xem

- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!

Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  847 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  983 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây