1

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn? Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Thực tế phòng ngừa bệnh nhờ vắc - xin

Tỷ lệ bệnh sởi đã lên lên xuống xuống trong nửa đầu thế kỷ, nhưng sự giảm thiểu vĩnh viễn các trường hợp (từ mức trung bình 500000 trường hợp một năm xuống còn khoảng 100 trường hợp một năm) trùng khớp với thời điểm áp dụng tiêm phòng vắc xin sởi vào năm 1963 tại Mỹ.

Một ví dụ mới đây khác về vắc-xin Hib, bảo vệ chống lại vi khuẩn thường dẫn đến viêm màng não. Cho đến năm 1990, có khoảng 15.000 đến 20.000 trẻ em mắc bệnh này mỗi năm, nhưng ngày nay, chỉ có dưới 50 trường hợp mỗi năm mắc bệnh viêm màng não do nhiễm trùng Hib tại Hoa Kỳ, và số ca tử vong đã giảm từ 500 một năm xuống còn dưới 5 trường hợp.

Để hiểu rõ được điều gì sẽ xảy ra nếu một số lượng đáng kể người Mỹ ngừng tiêm chủng cho con cái họ, chúng ta chỉ cần xem các ví dụ từ các quốc gia khác.

tiem phong 4

Khi chỉ có số ít trẻ em được tiêm phòng bệnh ho gà ở Anh vào năm 1974, hậu quả đã trở nên bất ngờ và đáng sợ: có đến hơn 100.000 trường hợp mắc bệnh và 36 trường hợp tử vong vào năm 1978. Gần đây, ở Ai-len, những lo ngại về sự an toàn của vắc-xin MMR đã làm suy giảm tỷ lệ tiêm phòng sởi xuống còn 80%. Kết quả là các ca bệnh tăng đột ngột, bao gồm cả một ổ dịch tại Dublin, đã dẫn tới việc 100 trẻ phải nhập viện và hai trẻ tử vong.

Ở Liên Xô cũ, tỷ lệ tiêm phòng ở trẻ em và tỷ lệ tiêm phòng nhắc lại ở người lớn đồng loạt giảm đã dẫn đến một đại dịch bệnh bạch hầu vào năm 1994 - gần 50.000 trường hợp mắc bệnh và 1.700 trường hợp tử vong (so với 839 trường hợp vào năm 1989). Ngoài ra, gần đây ở Hà Lan tỷ lệ tiêm phòng cũng đã giảm và các bác sĩ Hà Lan sau đó đã báo cáo cơn bùng phát 2.300 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó 97% là trẻ em từ 6 đến 10 tuổi chưa bao giờ được chủng ngừa. Ba trẻ chết và 53 người phải nằm viện vì những biến chứng như viêm não (sưng tấy trong não).

Ngoài ra, việc vệ sinh kém cũng không thể giải thích được các đợt bùng phát dịch bệnh sởi ở Mỹ trong những năm gầy đây. Mà llaf do số trường hợp bị bệnh đã tăng lên ở những nơi có ít trẻ được tiêm phòng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin
5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin

Vắc xin cho hiệu quả khá ấn tượng, nhưng bạn vẫn có thể mắc bệnh dù đã tiêm phòng rồi.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  988 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Có phải vắc-xin có thể gây ra bệnh mà nó phòng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  938 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, vắc xin có thể gây ra chính bệnh mà nó phòng. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1160 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1066 lượt xem

- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây