- Khi đã tiêm phòng, trẻ vẫn có thể bị bệnh, nhưng bệnh sẽ nhẹ hơn rất nhiều. Vắc xin không đảm bảo phòng chống được bệnh 100%. Vì một số lý do chúng ta vẫn chưa hiểu được mà một số người đã được tiêm phòng nhưng không phát triển khả năng miễn nhiễm. Ví dụ, văcxin sởi không tạo ra miễn dịch ở khoảng 1% số người sau khi đã được tiêm 2 liều, vì vậy những người này có thể vẫn mắc bệnh nếu bị phơi nhiễm với nó. Tất nhiên nguy cơ họ bị phơi nhiễm bệnh sẽ khá nhỏ, miễn là hầu hết những người họ tiếp xúc đều đã được tiêm phòng. Ngoài ra, nhiều thanh thiếu niên và người lớn bị bệnh mặc dù đã được chích ngừa, vì hiệu quả của vắc xin đã bị giảm. Ví dụ, miễn dịch phát triển do vắc xin ho gà sẽ bắt đầu suy yếu đi sau 6 đến 10 năm, vì thế nếu con bạn không được tiêm một mũi tăng cường trong suốt những năm trước tuổi thanh thiếu niên thì bé vẫn có thể bị mắc bệnh. Trong những năm 1990, số ca mắc bệnh ho gà ở trẻ vị thành niên và người lớn đã tăng gấp đôi ở Mỹ, phần lớn vì nhiều người không được tiêm chủng tăng cường để có thể miễn dịch. Cách để phòng tránh tình trạng này là hãy cho bé thăm khám bác sĩ để xem vắc xin nào cần tiêm nhắc lại và khi nào cần phải tiêm phòng.
Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.
Nhiều phụ nữ mang bầu lựa chọn liệu pháp tiêm phòng cúm, tuy nhiên họ vẫn chưa thực sự an tâm với việc tiêm phòng này có an toàn cho thai nhi hay không? Cùng đi tìm lời giải đáp này trong bài viết dưới đây!
Các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai không nên chủng ngừa vắc-xin sống, sử dụng virus được làm suy yếu, như vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella) và vắcxin thủy đậu. Nhưng có hai loại vắc xin mà bác sĩ khuyến cáo các bà bầu nên tiêm: vắc xin cúm và Tdap (uốn ván-bạch hầu-ho gà).
Không ai biết chắc chắn liệu có thể ngăn ngừa chứng tiền sản giật hay không vì vẫn chưa rõ nguyên nhân của tình trạng này. Mặc dù khó có thể đưa ra lời khuyên rõ ràng về cách ngăn ngừa tiền sản giật, nhưng có nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ.
Đến khám bác sĩ có thể khiến em bé sợ hãi, đặc biệt là khi phải tiêm. Hãy áp dụng những lời khuyên của các bậc cha mẹ dưới đây để dỗ dành bé!
Thành viên
Đăng ký thành viên
Chúng tôi trên facebook
Công ty cổ phần công nghệ sức khoẻ và thẩm mỹ suckhoe123 Việt Nam
Điện thoại: 0985.306.273 - Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 60, LK6b, làng Việt Kiều Châu Âu, Hà Đông, Hà Nội
Tìm chúng tôi trên:-
-