Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm với những bệnh này, đó là lý do tại sao chúng nên được tiêm phòng từ ngay khi mới sinh ra. Ví dụ, trước khi vắc-xin Hib được đưa ra, bệnh Hib là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Viêm màng não Hib đã giết chết 600 trẻ em trong một năm tại Hoa Kỳ và khiến nhiều trong số những người sống sót bị điếc, khuyết tật về tâm thần hoặc dễ bị động kinh. Kể từ khi đưa vắc-xin Hib vào năm 1987, tỷ lệ mắc Hib đã giảm đến 98%.
Mặc dù nhiều loại bệnh khác mà chúng ta tiêm phòng chống là khá hiếm, nhưng nếu chúng ta không tiêm để được bảo vệ thì càng ngày sẽ càng có nhiều người bị nhiễm bệnh và dần dần sẽ lây lan, bùng phát, tạo thành dịch bệnh và chẳng bao lâu những nỗ lực phòng ngừa của chúng ta từ nhiều năm trước sẽ trở thành công cốc.
Sở dĩ chúng ta nhận thức được điều này vì thực sự nó đã xảy ra: Khi tỷ lệ tiêm chủng sởi tại Hoa Kỳ giảm vào cuối những năm 1980, hơn 50.000 người (chủ yếu là trẻ em) đã phải nhập viện vì căn bệnh này và có đến 120 người chết. Năm 1998, khi tỷ lệ tiêm chủng được khôi phục, chỉ có 89 người bị bệnh sởi và không ai phải chịu kết cục tử vong.
Các bệnh khác như bại liệt và bạch hầu, mặc dù gần như không phát hiện trường hợp nào ở đất nước này, nhưng chỉ cần một chuyến bay thì mọi thứ sẽ có thể thay đổi ngay lập tức. Ngay cả khi bạn và gia đình của bạn không bao giờ rời khỏi đất nước, nhưng nhiều người khác lại làm thế, và họ có thể vô tình mang những mầm bệnh này trở lại đất nước. Vì vậy, nếu lựa chọn không tiêm phòng thì bạn sẽ phải đảm bảo không chỉ con bạn không được đi du lịch, mà bé cũng không được tiếp xúc với bất cứ người nào khác đã từng đi du lịch.
Ngay cả những bệnh hiếm gặp cũng có thể xuất hiện trở lại. Ví dụ, nếu không đủ người được chủng ngừa bệnh bạch hầu, chúng ta có thể kết thúc với một tình huống tương tự như những gì đã xảy ra ở Liên Xô cũ. Với sự sụp đổ của các dịch vụ y tế công cộng ở đó, số người được chủng ngừa đã dần ít hơn và dịch bệnh bạch hầu đã bắt đầu xảy ra. Từ năm 1990 đến năm 1999, đã có hơn 50.000 trường hợp và có đến 5.000 trường hợp tử vong do căn bệnh hiếm gặp này.
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1175 lượt xem
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1251 lượt xem
Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 826 lượt xem
Có phải vắc-xin có thể gây ra bệnh mà nó phòng không?
Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, vắc xin có thể gây ra chính bệnh mà nó phòng. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 952 lượt xem
Có đúng là tiêm phòng cúm bạn sẽ bị bệnh cúm?
- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 850 lượt xem
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!