Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?
Bệnh hen suyễn là bệnh gì?
Hen suyễn – một căn bệnh mạn tính biểu hiện bởi các cơn khò khè, khó thở, đau thắt chặt ngực và ho.
Các nghiên cứu không phát hiện ra mối liên quan nào giữa việc tiêm vắc xin trong thời thơ ấu với bệnh hen suyễn. Vì tỉ lệ hen suyễn – một căn bệnh mạn tính biểu hiện bởi các cơn khò khè, khó thở, đau thắt chặt ngực và ho đã tăng lên cũng với số lượng vắc xin được khuyến cáo, các chuyên gia đã tìm kiếm mối liên quan giữa tình trạng này.
Mối quan hệ giữa các vắc xin và bệnh hen suyễn
Mối lo ngại được đặt ra là, bằng cách ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng ở trẻ, các loại vắc xin có thể gây mất cân bằng trong phản ứng miễn dịch trong cuộc sống sau này của trẻ, điều này có thể dẫn đến dị ứng và cuối cùng là hen suyễn. (Đây được gọi là thuyết vệ sinh).
Và một số các chuyên gia đã giả định rằng các phản ứng miễn dịch được kích hoạt bởi các loại vắc xin có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng hen suyễn và dị ứng bằng cách làm cho hệ thống miễn dịch trở nên quá nhạy cảm.
Tuy nhiên những nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này nói rằng, không có bằng chứng nào về mối liên quan giữa các vắc xin và bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Và các nghiên cứu gần đây đã không thấy được sự khác biệt về tỷ lệ hen và dị ứng giữa những người đã được chủng ngừa và những người không.
Ví dụ, một nghiên cứu lớn liên quan đến 167.240 trẻ em ở Washington, Oregon và California không thấy nguy cơ mắc bệnh hen ở trẻ em liên quan đến vắc xin DTaP (bạch hầu, uốn ván và ho gà), vắc xin MMR (sởi, quai bị, và rubella) hoặc văcxin phòng ngừa bệnh bại liệt.
Trong một nghiên cứu lớn khác, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem những chủng ngừa được tiêm trước 18 tháng tuổi có liên quan gì đến bệnh hen suyễn về sau này không nhưng không phát hiện bất kỳ mối liên quan nào.
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
- 1 trả lời
- 1223 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1085 lượt xem
- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!
- 1 trả lời
- 845 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 979 lượt xem
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 1267 lượt xem
- Thưa bác sĩ, bé nhà tôi đang bị ốm. Tôi có nên hoãn lịch tiêm phòng cho bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ