5 lý do bạn vẫn mắc bệnh dù đã tiêm vắc xin
Dưới đây là 5 lý do có thể xảy ra và cách bạn có thể bảo vệ bản thân cũng như gia đình (Tìm hiểu thêm về vắc xin được khuyến cáo cho người lớn và trẻ em)
1. Khả năng miễn dịch không kéo dài mãi mãi
Khả năng miễn dịch mà cơ thể phát triển để phản ứng với vắc xin nhất định khi được tiêm vào sẽ mai một, giảm dần theo thời gian. Vì thế bạn sẽ cần một liều nhắc lại để thiết lập lại nó.
Ví dụ: khả năng miễn dịch của bạn đối với bệnh ho gà sẽ giảm dần theo thời gian. Nên Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyên người lớn từ 19 đến 64 tuổi cải thiện hệ miễn dịch của mình bằng cách tiêm thêm một liều Tdap (uốn ván, bạch hầu và ho gà). Bệnh ho gà có thể gây tử vong cho trẻ sơ sinh và trẻ thường bị lây chúng từ người lớn.
Hay khả năng miễn dịch với bệnh uốn ván của bạn đã giảm theo thời gian. Để duy trì, CDC khuyến cáo nên tiêm thêm một mũi nhắc lại ở độ tuổi 11 và 12, ngay cả với những trẻ đã tiêm đủ liều khi còn nhỏ, và một liều nhắc lại cho người lớn mỗi lần cách nhau 10 năm. May mắn là, nếu bạn cập nhật các mũi tiêm, thì hiệu quả vắc xin sẽ đạt đến 100%.
2. Vắc xin bảo vệ cơ thể chống lại một vi sinh vật sẽ thay đổi theo thời gian
Các virut cúm gây ra bệnh cúm thường thay đổi liên tục. Đó là lý do tại sao một loại vắc xin phòng cúm mới được đưa ra vào mỗi mùa thu và các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm phòng cúm mỗi năm để bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ (từ 6 tháng tuổi trở lên) và người lớn, bao gồm cả phụ nữ có thai (thực tế là điều này đặc biệt quan trọng trong thai kỳ).
Mỗi năm các nhà khoa học sẽ nghiên cứu các chủng loại virut hiện hành và dự đoán xem loại virut cúm nào sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất trong mùa cúm sắp tới. Những phát hiện của họ sẽ quyết định đến việc tạo ra loại vắc xin cúm trong mùa cúm mới.
Khi vắc xin và virut kết hợp với nhau, vắc xin cúm có thể giảm nguy cơ mắc bệnh từ 70 đến 90% ở người lớn khỏe mạnh.
3. Bạn không tiêm đủ liều để có được hiệu quả tốt nhất
Nếu bạn chưa được tiêm đầy đủ các mũi thì nó sẽ chưa thể bảo vệ bạn hoàn toàn. Ví dụ: một liều vắc xin thủy đậu sẽ tạo ra miễn dịch 78 đến 79%. Sau khi tiêm liều thứ hai, khả năng miễn dịch với bệnh nhẹ sẽ vào khoảng 90%, còn với bệnh nặng tăng gần 100%. Nói cách khác, khoảng 10% vắc xin này sẽ giảm chức năng với bệnh thủy đậu nhẹ, nhưng hầu hết sẽ chẳng ai được tiêm đầy đủ mà lại mắc bệnh.
4. Cơ thể bạn không phát triển miễn dịch hoàn toàn sau khi tiêm phòng
Sức khỏe, độ tuổi và tình trạng di truyền của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc cơ thể sản xuất miễn dịch chống lại bệnh sau khi đã được tiêm phòng. Đó là lý do tại sao vắc xin đôi khi lại kém hiệu quả hơn ở những người cao tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương vì một số lý do.
5. Cơ thể bạn không có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch
Phải mất khoảng hai tuần để cơ thể mới tạo miễn dịch sau khi tiêm chủng. Nếu bạn bị phơi nhiễm bệnh quá sớm sau khi chủng ngừa, nó không thể bảo vệ bạn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn vẫn mắc bệnh dù đã được tiêm phòng rồi?
Rất có thể bệnh của bạn sẽ nhẹ hơn. Trẻ em đã được tiêm phòng nhưng vẫn mắc bệnh thủy đậu thường bị ở tình trạng nhẹ hơn, ít vết phổng rộp hơn, sốt nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn đáng kể so với những trẻ không tiêm phòng và mắc bệnh.
Và những người lớn tuổi bị cúm sau khi tiêm bắc xin sẽ ít gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.
Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
- 1 trả lời
- 1167 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 995 lượt xem
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 820 lượt xem
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 845 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có đúng là tiêm phòng cúm chúng ta sẽ bị bệnh cúm không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 995 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!