1

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Những lợi ích của vắc xin DTaP

Vắc xin DTaP bảo vệ con bạn chống lại ba bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Bệnh bạch hầu

Nhiễm vi khuẩn này sẽ gây sốt, mệt mỏi và đau họng. Một lớp phủ màu xám dày phát triển ở phần sau của cổ họng khiến bé khó thở hoặc nuốt và đôi khi dẫn đến ngạt thở. Nếu nhiễm trùng không được điều trị, chất độc do vi khuẩn gây ra có thể ảnh hưởng đến mô và các cơ quan trọng cơ thể, có thể dẫn đến suy tim hoặc tê liệt.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tử vong xảy ra ở 20% trường hợp những người dưới 5 tuổi và lớn hơn 40 tuổi. Đặc biệt, những con số này chỉ thay đổi rất ít trong 50 năm qua.

Trước khi vắc xin được phát triển vào những năm 1920, trung bình ở Hoa Kỳ có hơn 175.000 trường hợp một năm. Ngược lại, chỉ có hai trường hợp đã được báo cáo cho CDC từ năm 2004 đến năm 2015.

Tuy nhiên, sự bùng phát của bệnh bạch hầu phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt là ở Đông Âu, Trung Đông, Nam Thái Bình Dương và Caribe. Vì vậy, mặc dù nguy cơ mắc bệnh bạch hầu ở Hoa Kỳ thấp, nhưng có thể bùng phát chỉ sau “một chuyến may bay”.

Uốn ván

Uốn ván (còn được gọi là chứng khít hàm) là một nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây co thắt cơ, co giật và liệt.

Vi khuẩn gây bệnh này không lây nhiễm, chúng sống trong đất và bụi, sau đó xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết rách trên da. Người ta bị uốn ván từ các vết thương, vết bỏng, ngay cả khi những thương thích này rất nhẹ.

Kể từ khi vắc xin được sử dụng rộng rãi vào những năm 1940, số ca uốn ván ở Hoa Kỳ đã giảm từ khoảng 500 trường hợp xuống còn ít hơn 30 trường hợp một năm. Hơn 10% các trường hợp báo cáo cuối cùng đã tử vong.

Ho gà

Ho gà là bệnh rất dễ lây nhiễm và là một trong những bệnh phổ biến nhất có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Ho gà gây ra những cơn ho dữ dội đến nỗi trẻ khó có thể ăn, uống hoặc thở. Theo thời gian có thể dẫn đến bệnh viêm phổi, động kinh, tổn thương não, và tử vong.

Bệnh ho gà hiện vẫn là vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng ở trẻ em các nơi khác trên thế giới, và số trường hợp ho gà đã gia tăng ở Mỹ từ những năm 1980. Trong những năm gần đây, đã có sự bùng phát đáng kể.

Trong năm 2012, đã có hơn 48.000 trường hợp ho gà ở Hoa Kỳ - số lượng lớn nhất trong gần 60 năm. Hai mươi người chết, phần lớn là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng. Bốn mươi chín tiểu bang và Washington, D.C. báo cáo xuất hiện nhiều trường hợp mắc bệnh hơn năm trước. Colorado, Vermont và Washington tuyên bố dịch bệnh vào năm 2012, và đợt vụ bùng phát mạnh đã được báo cáo xảy ra ở Minnesota và Wisconsin.

Số trường hợp ho gà phản ánh sự gia tăng liên tục trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các quan chức y tế chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh ho gà đã giảm 80% kể từ khi vắc xin được đưa vào sử dụng, và có xu hướng bùng phát mỗi 3 đến 5 năm.

Trước khi vắc xin được đưa vào sử dụng, trong những năm 1940, khoảng 147.000 trẻ em Mỹ đã bị ho gà mỗi năm. Số ca bệnh tại Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất lịch sử là 1.010 ca vào năm 1976 nhưng sau đó lại bắt đầu tăng trở lại khi những thanh thiếu niên từ bé đã được chủng ngưa nhưng bị mất khả năng miễn dịch, còn nhiều bé thì không được chủng ngừa. Theo đó, có đến hơn 25.000 trường hợp đã được báo cáo trong năm 2004 và năm 2005.

Để ngăn chặn tình trạng này, một mũi tiêm bổ sung được gọi là Tdap đã xuất hiện và được đề nghị áp dụng cho trẻ em từ 11 đến 12 tuổi. Tiêm phòng Tdap cũng được khuyến cáo cho người lớn chưa được tiêm khi ở độ tuổi vị thành niên, sau đó lặp lại mỗi 10 năm một lần.

Việc tiêm chủng sẽ giúp bảo vệ bé và những trẻ xung quanh khác. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sẽ có nhiều nguy cơ bị ốm nặng hoặc tử vong do ho gà hơn.

Lịch tiêm phòng được khuyến cáo

  • 5 mũi DTaP từ lúc sinh đến khi lên 6
  • Một mũi Tdap từ 11 đến 12 tuổi
  • Một mũi Tdap khi trưởng thành, sau đó lặp lại mỗi 10 năm

Độ tuổi được đề nghị

  • 2 tháng
  • 4 tháng
  • 6 tháng
  • Từ 15 đến 18 tháng
  • Từ 4 đến 6 tuổi
  • Một mũi Tdap ở tuổi 11 hoặc 12
  • Thanh thiếu niên và người lớn chưa bao giờ tiêm phòng Tdap hoặc đang mang thai nên được tiêm một liều và sau đó tiêm nhắc lại 10 năm 1 lần..

Ai không nên tiêm phòng DtaP

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi.
  • Trẻ có phản ứng dị ứng đe dọa đến mạng sống sau khi tiêm một liều DTaP trước đó.
  • Trẻ bị phản ứng não hoặc phản ứng thần kinh nặng trong vòng bảy ngày sau mũi tiêm DTaP trước.
  • Trẻ bị động kinh hoặc sốt trên 40,5 độ sau khi tiêm liều DTaP hoặc khóc liên tục hơn ba giờ sau khi tiêm, cần được bác sỹ kiểm tra trước khi tiêm liều DTaP kế tiếp.

Có biện pháp phòng ngừa nào khác tôi cần thực hiện không?

Trẻ em đang bị ốm từ mức trung bình đến nặng tốt nhất là nên đợi cho đến khi khỏi bệnh mới tiêm. Bằng cách này chúng sẽ có khả năng chịu các phản ứng phụ tốt hơn.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra là gì?

Hầu hết các phản ứng phụ tiềm ẩn có liên quan đến phần thuốc phòng ho gà của vắc xin. Phần vắc xin phòng bệnh bạch hầu và uốn ván thường không gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng.

Tác dụng phụ khá phổ biến - thường xảy ra sau khi tiêm Dtap liều thứ tư và thứ năm - bao gồm đỏ, sưng và đau ở chỗ tiêm và sốt nhẹ. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này, hãy hỏi bác sĩ xem có thể cho con uống acetaminophen hoặc ibuprofen (từ 6 tháng tuổi trở lên) để giảm khó chịu hay không. Tình trạng biếng ăn, mệt mỏi và nôn (ít gặp hơn) cũng có thể xảy ra.

Phản ứng dị ứng trầm trọng hiếm khi xảy ra với bất cứ loại vắc xin nào. Nếu con bạn có phản ứng bất lợi đối với loại vắc xin này hoặc bất kỳ vắc xin nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1002 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1085 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1251 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  826 lượt xem

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  857 lượt xem

- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây