1

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết! Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Những lợi ích khi tiêm vắc xin MMR?

MMR là vắc xin phòng chống bệnh: sởi, quai bị và rubella. Bạn cũng có thể bảo vệ con mình tránh được bệnh thủy đậu nhờ tiêm văcxin MMRV. MMRV cũng giống như MMR, không những bảo vệ bé khỏi sởi- quai bị- rubella mà còn bảo vệ bé chống lại virut gây ra chứng thủy đậu. Một số phụ huynh chọn tiêm mũi đầu tiên là vắc-xin MMR cho con của họ, và chọn vắc xin MMRV làm liều tiêm thứ hai.

(Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) không khuyên tiêm MMRV đầu tiên vì làm tăng nguy cơ sốt và co giật do sốt.)

Bệnh sởi

Bệnh sởi là căn bệnh rất dễ lây lan mà đã từng rất phổ biến ở trẻ em. Các triệu chứng chính là phát ban, sốt, chảy nước mũi, ho, và kích ứng mắt.

Các biến chứng có thể gặp của bệnh sởi bao gồm nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm phổi, động kinh, viêm não, tổn thương não và tử vong.

Trước khi chủng ngừa bệnh sởi được cấp phép vào năm 1963, hàng năm có từ 3 đến 4 triệu người bị nhiễm sởi ở Hoa Kỳ. Khoảng 48.000 người đã phải nhập viện, và 400-500 người đã chết. Bệnh viêm não do sởi đã khiến 1.000 người rơi vào tình trạng tàn tật, mất khả năng hoạt động.

Duy chỉ có 70 trường hợp bị bệnh sởi được báo cáo bởi CDC vào năm 2016. Mặc dù bệnh sởi hầu như đã bị xóa sổ khỏi nước Mỹ, nhưng vẫn có các đợt dịch nhỏ xảy ra khi khách du lịch mang mầm bệnh đến nước này (thường là từ châu Âu hoặc châu Á) và khá nhiều người đã chọn không tiêm phòng cho con cái của họ. Các cơn bùng phát này có thể ảnh hưởng đến người chưa được chủng ngừa, kể cả trẻ sơ sinh chưa hoặc vẫn chưa được tiêm vắc-xin MMR hoặc mới chỉ tiêm được một liều.

Vào năm 2014, có 667 trường hợp mắc bệnh Sởi ở Hoa Kỳ - con số cao nhất kể từ khi dịch bệnh này được chính thức tuyên bố xóa xổ vào năm 2000. Một ổ dịch lớn ở Ohio đã gây nhiễm 383 người chưa được chủng ngừa. Một đợt bùng phát lớn khác bắt đầu tại Disneyland ở California vào cuối năm 2014 làm 147 người ở 7 bang, Mexico và Canada vào khoảng cuối năm 2015.

Tình trạng bùng phát dịch sởi vẫn phổ biến ở các quốc gia khác, bao gồm châu Âu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực toàn cầu trong việc tiêm phòng sởi cho trẻ, số ca tử vong do sởi trên khắp thế giới đã giảm khoảng 79% kể từ năm 2000.

Quai bị

Quai bị là một bệnh nhiễm trùng do virut gây ra sốt, nhức đầu, và viêm các tuyến dưới tai hoặc hàm. Bệnh có thể dẫn đến viêm màng não, viêm não, và điếc (hiếm). Nó cũng có thể gây đau sưng tinh hoàn hoặc buồng trứng.

Có khoảng 20 đến 50% nam giới bị nhiễm quai bị sau tuổi dậy thì phát triển tình trạng viêm tinh hoàn – viêm 1 hoặc cả hai bên tinh hoàn. Trong một số trường hợp hiếm, viêm tinh hoàn cũng dẫn đến vô sinh.

Trước khi có văcxin, bệnh quai bị thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn. Vắc-xin hiện nay đang sử dụng đã được cấp phép vào năm 1967. Đến năm 2009, vắc-xin hai liều này đã giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh lên tới 99%.

Nhưng kể từ đó cũng có một số vụ bùng phát. Có một số trường đại học bùng phát dịch bệnh vào năm 2016, và đã có hơn 5.000 trường hợp được báo cáo vào cuối năm.

Bệnh Rubella

Bệnh Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức, đặc trưng bởi tình trạng phát ban đỏ, hồng bắt đầu là ở trên mặt, sốt nhẹ và các hạch bạch huyết bị sưng lên. Tuy nhiên cũng có trường hợp mắc bệnh sởi mà không có triệu chứng gì.

Bệnh sởi Đức là căn bệnh nhẹ xảy ra trong vòng ba ngày. Nhưng nếu phụ nữ bị bệnh này trong thời kỳ mang thai, có thể gây sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh ở bé, bao gồm điếc, các vấn đề về mắt, khuyết tật tim và khuyết tật về trí tuệ. Trong một đợt dịch bệnh từ năm 1964 đến năm 1965, ở Mỹ đã xảy ra 12,5 triệu trường hợp mắc bệnh sởi và 20 000 trẻ sơ sinh bị mù, điếc, hoặc bị khuyết tật tâm thần.

Vắc-xin rubella lần đầu tiên được cấp phép vào năm 1969 và hiện nay, bệnh sởi Đức đã được xóa xổ gần như hầu hết ở nước Mỹ với chỉ một số ít trường hợp được báo cáo mỗi năm.

Lịch tiêm phòng vắc-xin MMR

Số liều được khuyến cáo

  • 2 liều

Độ tuổi

  • Từ 12 đến 15 tháng tuổi
  • Từ 4 đến 6 tuổi (liều thứ hai có thể được tiêm bất cứ lúc nào miễn là ít nhất 28 ngày sau mũi đầu tiên)
  • Trẻ sơ sinh từ 6 đến 11 tháng tuổi nên tiêm một liều nếu bạn đang đi du lịch với con ở nước ngoài.

Những người trưởng thành đã được chủng ngừa trước năm 1968 và không thể xác nhận được họ đã được chủng ngừa vắc xin sống hay chưa thì cũng nên được tiêm. Vắcxin bất hoạt từ năm 1963 đến năm 1967 cho hiệu quả kém hơn so với vắc xin sống. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa được chủng ngừa rubella cũng nên chủng ngừa.

Ai không nên chủng ngừa MMR?

Một đứa trẻ đã từng bị di ứng đến mức đe dọa tính mạng với gelatin, thuốc kháng sinh neomycin, hoặc một liều vắc-xin MMR trước đó thì không nên chủng ngừa.

Kiểm tra với bác sĩ về việc tiêm văcxin MMR cho con nếu bé:

  • Dùng steroid hay bất kỳ loại thuốc nào khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
  • Bị mắc một căn bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của mình, như HIV/AIDS hay bệnh bạch cầu
  • Bị ung thư
  • Mắc tình trạng rối loạn máu hoặc gần đây đã được truyền máu

Vì vắc-xin phòng bệnh sởi và quai bị được thực hiện bằng cách phát triển vi-rút trong tế bào phôi gà, nên trẻ bị dị ứng với trứng đã được khuyên nên không nên chủng ngừa. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy ngay cả trẻ bị dị ứng trứng nặng cũng có thể tiêm phòng vắc-xin này mà không có nguy cơ bị các phản ứng phụ. Trẻ em bị bệnh ốm nặng thường được khuyên nên đợi cho đến khi khỏe mạnh lại mới tiêm phòng.

Ai không nên chủng ngừa vắc-xin MMRV?

CDC khuyến cáo rằng trẻ em từ 12 đến 47 tháng tuổi hoặc bất kỳ trẻ nào có tiền sử động kinh thì cần tiêm hai liều MMR và Varicella (vắc xin thủy đậu) riêng biệt vì các nghiên cứu cho thấy chúng có nguy cơ bị sốt và co giật do sốt khi được kết hợp 2 loại này với nhau. Nói chuyện với bác sĩ về việc tiêm phòng MMR thay vì vắc-xin MMRV nếu con đã từng bị động kinh hoặc nếu tiền sử gia đình có người bị.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra là gì?

  • Phản ứng nhẹ khá phổ biến, cứ 6 trẻ thì lại có 1 trẻ bị sốt nhẹ và cứ 20 trẻ thì lại có 1 trẻ bị phát ban nhẹ. Trong một số ít trường hợp, trẻ bị sưng các tuyến ở cổ hoặc má. Nếu những vấn đề này xảy ra, chúng thường xuất hiện từ 6 đến 14 ngày sau khi tiêm. Một đứa trẻ có nhiều khả năng có những triệu chứng này sau khi tiêm liều thứ nhất.
  • Phản ứng trung bình ít phổ biến hơn. Khoảng 1 trẻ em ở 3.000 người bị tiêm vắcxin MMR bị động kinh vì sốt cao. Với vắc-xin MMRV, khoảng 1 trong 1.250 trường hợp bị động kinh. Mặc dù các cơn co giật sốt có thể có vẻ đáng sợ, nhưng chúng hầu như luôn vô hại với đứa trẻ. Cứ 30000 người thì lại có 1 người bị tình trạng tiểu cầu thấp tạm thời, có thể gây ra các vấn đề về chảy máu.
  • Phản ứng dị ứng nặng hiếm khi xảy ra với bất cứ loại vắc xin nào. Nếu con bạn có phản ứng bất lợi với vắc xin này hoặc bất kể loại vắc xin nào, hãy thông bào cho bác sĩ biết luôn.

Có mối liên quan giữa vắc xin MMR và chứng tự kỷ hay không?

CDC và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ nói rằng không có bằng chứng khoa học nào liên kết vắc xin MMR với chứng tự kỷ. Nhưng dường như có một mối liên kết đã trở thành chủ đề nghiên cứu và tranh luận sôi nổi.

Vào năm 1998, tạp chí y khoa Anh The Lancet xuất bản một nghiên cứu kết luận mối liên quan giữa vắc xin MMR và chứng tự kỷ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng 8 trong số 12 trẻ bị chứng tự kỷ đang được nghiên cứu đã bắt đầu cho thấy các triệu chứng của tình trạng này trong khoảng thời gian chúng được tiêm vắcxin MMR, và các nhà nghiên cứu đã giả thuyết rằng những đứa trẻ này đã có một phản ứng thể chất với vắc xin.

Cuối cùng, hóa ra đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và nghiên cứu này hiện đã bị phủ nhận bởi hầu hết các nhà nghiên cứu liên quan đến nó và bị The Lancet thu hồi lại. Một bài xã luận xuất bản trong Tạp chí Y học Anh năm 2011 gọi nghiên cứu của The Lancet là "gian lận" và lưu ý rằng tác giả chính đã bị tước chứng nhận học vấn và y học của mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?
Những căn bệnh biến mất có phải nhờ áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn?

Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1062 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1059 lượt xem

- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  979 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Có phải vắc-xin có thể gây ra bệnh mà nó phòng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  929 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, vắc xin có thể gây ra chính bệnh mà nó phòng. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Dấu hiệu nhận biết trẻ gặp tác dụng phụ với vắc xin là gì?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  785 lượt xem

Bác sĩ có thể cho tôi biết những dấu hiệu nhận biết trẻ gặp tác dụng phụ với vắc-xin không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây