Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những lợi ích của vắc xin viêm gan A
Vắc-xin viêm gan A bảo vệ bé chống lại virut gây bệnh viêm gan A, gây ra bệnh gan. Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.
Trong năm 2014, có khoảng 2.500 trường hợp nhiễm virut viêm gan A mới ở Hoa Kỳ. Nhưng vì nhiều người - đặc biệt là trẻ em - không có triệu chứng, nên thật khó có thể biết chính xác có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh mỗi năm. Được biết, tỷ lệ viêm gan A ở Hoa Kỳ đã thấp nhất trong vòng 40 năm qua nhờ triển khai tiêm phòng vắc xin.
Virut gây bệnh viêm gan A sinh sôi nảy nở trong phân và có thể lan truyền do không rửa tay sạch sẽ, vì vậy dễ lây lan tại các nhà trẻ, trường mầm non hoặc những nơi có các nhóm trẻ chơi với nhau. Ví dụ, người giữ trẻ khi cho một trẻ đi vệ sinh nhưng quên rửa tay mình, sau đó vô tình chạm tay lên chính miệng mình hoặc miệng đứa trẻ khác và nhiễm virut.
Viêm gan A cũng lây truyền qua thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm. Virut này rất cứng đầu và có thể tồn tại hàng tháng trên bề mặt tiếp xúc, trong thực phẩm sống, và trong nước thải.
Virus có thể gây ra các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, và đôi khi bị vàng da. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có triệu chứng rõ ràng, đặc biệt là ở trẻ em.
Không có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này, nhưng hầu hết trẻ tự hồi phục sau hai tháng. Khoảng 15% những người bị nhiễm có các triệu chứng liên tục hoặc tái phát trong sáu tháng. Một lượng rất nhỏ các ca viêm gan A ở Hoa Kỳ đã bị tử vong.
Vì tất cả những lý do này, tiêm vắc xin phòng chống căn bệnh này là một phần trong lịch tiêm chủng được yêu cầu tại các nước.
Lịch tiêm chủng
Số liều khuyến cáo
- Hai mũi, chích ngừa cách nhau từ 6 đến 18 tháng.
Độ tuổi
- Liều thứ nhất trong khoảng bé từ 12 đến 23 tháng
- Liều thứ hai được chích sau đó từ 6 đến 18 tháng. Trẻ em chưa được chủng ngừa liều đầu tiên sau 23 tháng vẫn có thể chủng ngừa.
Ai không nên chủng ngừa văcxin viêm gan A?
- Trẻ bị phản ứng dị ứng trầm trọng với văcxin sau lần chích đầu tiên không nên chích ngừa lại.
- Trẻ bị dị ứng nặng với latex hoặc dị ứng với aluminum hydroxide, kim loại được sử dụng trong vắc-xin viêm gan A để đảm bảo phản ứng miễn dịch tốt hơn, hoặc với 2-phenoxyethanol, chất bảo quản được sử dụng trong một số loại vắc-xin viêm gan A.
Các biện pháp phòng ngừa
Loại vắc xin này tác động nhẹ đến mức trẻ có thể chích ngừa ngay cả khi hơi mệt. Nhưng nếu con bạn bị ốm ở mức trung bình đến nặng thì hãy đợi đến khi bé ổn hơn.
Các phản ứng phụ có thể xảy ra?
- Khoảng 15% trẻ em cảm thấy đau ở chỗ chích. Một số ít có cảm giác chán ăn hoặc đau đầu.
- Phản ứng dị ứng trầm trọng hiếm khi xảy ra với bất cứ loại văcxin nào. Nếu con bạn có phản ứng bất lợi đối với loại vắc xin này hoặc bất kỳ loại vắc xin nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay.
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.
Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.
- 1 trả lời
- 971 lượt xem
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 1054 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1217 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 802 lượt xem
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 837 lượt xem
- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!