Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
Dưới đây là những lý do khác khiến các chuyên gia y khoa - bao gồm Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và CDC - nói rằng tiêm phòng thủy đậu cho con bạn sẽ tốt hơn nhiều so với việc để bé bị nhiễm bệnh:
- Sốt, mệt mỏi và ngứa, các vết phồng rộp xấu xí. Các vết loét có thể để lại sẹo vĩnh viễn, và con sẽ cần kháng sinh nếu chúng bị nhiễm trùng
Ngay cả khi con bạn khỏe mạnh, nhưng khi bị thủy đậu vẫn có thể phát triển các biến chứng như viêm phổi, viêm não, hoặc nhiễm trùng da do vi khuẩn "ăn thịt người" nguy hiểm.
- Mắc bệnh thủy đậu có nghĩa là con của bạn có thể sẽ phải nghỉ học trong 8 hoặc 9 ngày
- Theo CDC, tiêm vắcxin sẽ cho hiệu quả khoảng 98% khi tiêm đủ hai liều - có nghĩa là một số trẻ được tiêm vắc xin sẽ vẫn bị thủy đậu. Nhưng trẻ em bị thủy đậu sau khi chủng ngừa sẽ có các triệu chứng nhẹ, ít các nốt phổng rộp hơn, sốt nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn.
- Vắc-xin có thể giúp bảo vệ con bạn sau này tránh mắc bệnh zona dạng nặng (bệnh này có liên quan đến thủy đậu và nó ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu người trưởng thành ở Mỹ mỗi năm.)
- Một nghiên cứu trên hơn 7.500 trẻ em được công bố trên tạp chí Pediatrics vào năm 2013 cho thấy, vắc xin ngừa bệnh thủy đậu cho hiệu quả ít nhất trong 14 năm.
- Vắc xin chủng ngừa bệnh thủy đậu bảo vệ không chỉ con bạn, mà còn bảo vệ cho những người khác trong cộng đồng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người không thể tiêm chủng, bao gồm trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, những người có hệ miễn dịch suy yếu và phụ nữ có thai.)
Vì thế hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chấp nhận lời mời cho con bạn tham dự một “bữa tiệc thủy đậu”. Vì như AAP đã chỉ ra rằng, không thể đoán trước được đứa trẻ nào sẽ mắc thủy đậu ở mức độ nhẹ và đứa trẻ nào sẽ có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Mặc dù khả năng miễn dịch “tự nhiên” mạnh hơn khả năng miễn dịch “được kích thích từ vắc xin” nhưng việc để nhiễm bệnh thật không đáng khi đã có sẵn một loại vắc xin phòng ngừa vừa an toàn vừa hiệu quả.
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1176 lượt xem
Trẻ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm vắc xin đúng không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải trẻ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn khi tiêm phòng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 861 lượt xem
Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?
- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1004 lượt xem
Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?
- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1077 lượt xem
Tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ nhiều hơn không?
- Con tôi tiêm vắc xin MMR có khiến bé có nguy cơ mắc chứng tự kỷ không, thưa bác sĩ? Tôi đọc nhiều tài liệu cho thấy trẻ tiêm vắc xin MMR dễ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, nên tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ!
- 1 trả lời
- 1112 lượt xem
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.
Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Hầu hết các chuyên gia đều khuyên bé nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu, và nhiều trường học cũng như trung tâm giữ trẻ cũng yêu cầu điều này. Dưới đây là một số lý do.