1

Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ

Hầu hết các chuyên gia đều khuyên bé nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu, và nhiều trường học cũng như trung tâm giữ trẻ cũng yêu cầu điều này. Dưới đây là một số lý do.
Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ Tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho trẻ

Lợi ích khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Có vẻ như vắc xin này không cần thiết phải tiêm và một số cha mẹ nghĩ rằng tốt hơn là nên để con họ bị phơi nhiễm bệnh thủy đậu và sẽ tự sinh miễn dịch một cách tự nhiên. Nhưng hầu hết các chuyên gia đều khuyên bé nên tiêm phòng, và nhiều trường học cũng như trung tâm giữ trẻ cũng yêu cầu điều này. Dưới đây là một số lý do.

  • Thủy đậu không phải là một bữa tiệc để có thể mạo hiểm mắc bệnh. Nếu con bạn bị nhiễm bệnh, bé có thể phát ban nổi mẩn ngứa, đau đớn kèm theo sốt và mệt mỏi. Nếu vết loang bị nhiễm trùng, bé có thể cần kháng sinh. Những vết này cũng có thể để lại sẹo vĩnh viễn, trên khuôn mặt bé. Nếu trẻ đang đi học hoặc đi nhà trẻ trong khi mắc bệnh thủy đậu, bé sẽ phải ở nhà trong một tuần, cho đến khi tất cả các vết phồng rộp đã vỡ, lành lại và không còn lây bệnh nữa.
  • Thủy đậu có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Trước khi chủng ngừa, thủy đậu khiến khoảng 10,600 trường hợp nhập viện và 100 đến 150 trường hợp tử vong mỗi năm tại Hoa Kỳ. Các biến chứng bao gồm viêm phổi và nhiễm trùng da nghiêm trọng, và hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở những người trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Vắc xin sẽ bảo vệ trẻ khỏi tình trạng tồi tệ nhất của căn bệnh này. Hai liều vắc xin tiêm phòng cho hiệu quả lên đến 98% trong việc ngăn ngừa bệnh thủy đậu, và những trẻ đã tiêm phòng nhưng chẳng may vẫn mắc bệnh thì bệnh sẽ ở tình trạng rất nhẹ. Có thể sẽ chỉ nổi khoảng 50 mụn rộp, không sốt và thời gian bị bệnh ít hơn.
  • Vắc xin này cũng có thể giúp bảo vệ bé khỏi một bệnh liên quan được gọi là zona. Cứ khoảng 1 trong 3 người lớn bị thủy đậu trong những năm đầu đời thì lại bị tình trạng này với những vết bỏng biến dạng và cực kỳ đau đớn.

Bệnh zona xuất hiện khi virus thủy đậu, tồn tại vĩnh viễn trong hệ thần kinh trung ương, "thức giấc" và hoạt động trở lại. Những người đã được tiêm vắcxin thủy đậu vẫn có thể mắc bệnh zona, nhưng sẽ nhẹ hơn nhiều.

Vì tất cả những lý do này mà Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã khuyến cáo mọi trẻ cần tiêm phòng vắc xin thủy đậu.

Lịch tiêm phòng

Số liều khuyến cáo

  • Hai liều, chích ngừa cách nhau ít nhất 3 tháng

Độ tuổi

  • Từ 12 đến 15 tháng tuổi
  • Từ 4 đến 6 tuổi

Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu có thể kết hợp trong vắc xin phòng sởi, quai bị, và rubella trong một loại gọi là MMRV (vắc xin phòng sởi-quai bị-rubella – thủy đậu).

Ai không nên chủng ngừa vắc xin thủy đậu?

  • Trẻ đã từng bị dị ứng nặng với gelatin hoặc thuốc kháng sinh neomycin không nên chủng ngừa. Nếu trẻ có phản ứng dị ứng trầm trọng với lần chủng ngừa đầu tiên của mình, bé sẽ không nên tiêm liều thứ hai.
  • Nếu con của bạn mắc bệnh ung thư hoặc bất kỳ bệnh nào ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bé, gần đây được truyền máu, hoặc đang dùng liều cao steroid đường uống (ví dụ như bệnh hen suyễn hoặc dị ứng thường xuân), bác sĩ sẽ đánh giá tỉ mỉ để xem tiêm phòng cho bé liệu có phải là ý kiến hay không.
  • Đối với một số trẻ tiêm vắc xin MMR sẽ có nguy cơ bị co giật do sốt cao hơn. Nếu con của bạn đã bị động kinh hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh động kinh, hãy chắc chắn bé cần được tiêm hai liều MMR và thủy đậu riêng biệt, chứ không tiêm liều MMR kết hợp.

Vắc xin phòng thủy đậu có phải là vắc xin sống không?

Varicella là một loại vắc xin sống, giảm độc lực, có nghĩa là một loại virut sống đã bị suy yếu nên nó không thể gây bệnh. Thay vào đó, virut sẽ tái tạo trong các tế bào của cơ thể và làm cho cơ thể sản sinh ra miễn dịch, bảo vệ chống lại nhiễm trùng thủy đậu thực sự.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra là gì?

  • Khoảng 20% trẻ em sẽ bị đau ở chỗ tiêm. Khoảng 10% sốt nhẹ.
  • Trong một số ít trường hợp, trẻ có thể bị bệnh nhẹ. Khoảng 4% trẻ em phát ban nhẹ (có khoảng chục vết loét giống như ở bệnh thủy đậu). Dưới 1 trong số 2.500 người bị sốt cao co giật (tỉ lệ cao hơn một chút so với tiêm vắc xin MMR). Mặc dù cơn co giật do sốt có vẻ đáng sợ nhưng chúng hầu như không gây hại cho đứa trẻ. Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu con bạn bị như thế.
  • Phản ứng dị ứng trầm trọng hiếm khi xảy ra với bất cứ loại văcxin nào. Nếu con bạn có phản ứng bất lợi đối với loại vắc xin này hoặc bất kỳ loại vắc xin nào khác, hãy nói chuyện với bác sĩ ngay.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

Tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ
Tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ

Vắc xin này bảo vệ chống lại các trường hợp nhiễm phế cầu khuẩn, phần lớn xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm.

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ em nên bị thủy đậu thay vì tiêm vắc xin, điều này có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1052 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói trẻ em nên bị thủy đậu, thay vì tiêm vắc xin. Điều này có đúng không vậy? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với. Cảm ơn bác sĩ!

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  970 lượt xem

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1216 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  802 lượt xem

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  836 lượt xem

- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây